Những món ăn cứ chiều chiều nhắc đến là thèm
Bánh bèo chén, canh bún, bún riêu, bánh canh ghẹ… là những món ngon đầy hấp dẫn lúc chiều về mà bạn khó có thể bỏ qua.
1. Các món bún
Canh bún, bún riêu hay bún cay đều là những món ăn vừa nóng hổi vừa ngon miệng lại không quá nặng bụng nên luôn được nhiều người lựa chọn cho một bữa ăn ngon lúc giữa chiều. Nếu như món canh bún hấp dẫn người ăn nhờ hương vị thơm đồng của cua đồng, cái thanh mát của rau nhút, rau muống thì bún riêu lại quyến rũ người ăn nhờ hương vị đậm đà của nước dùng, cái dai dai sần sật của ốc… hay vị nồng đặc trưng của mắm tôm.
Không phổ biến như canh bún hay bún riêu, bún cay lại là một món ăn khá lạ của đất Sài Gòn. Nhưng không vì thế mà món này vắng khách, ngược lại đây là món ăn rất được các bạn trẻ ưa thích mỗi khi chiều về. Đúng như tên gọi, món ăn chính là sự thử thách mức độ ăn cay của rất nhiều người. Nhờ nước dùng được nấu cay đã giúp làm mất đi vị tanh do các nguyên liệu ăn kèm chỉ được làm chín tái như tôm, thịt bò… Một điểm đặc biệt nữa là hương vị đậm đà, cay nồng nên dù không ăn kèm với rau sống thì món ăn cũng không làm thực khách cảm thấy ngấy.
2. Các món bánh canh
Video đang HOT
Bánh canh là một món ăn rất phổ biến ở miền Nam và được nhiều người ưa thích. Bạn có thể nhẩm tính hơn 10 loại được bán ở Sài Gòn, từ những loại phổ biến như bánh canh giò heo, bánh canh thịt nạc.. cho đến các món bánh canh hải sản như bánh canh ghẹ, bánh canh cua…
Ngoài ra còn có bánh canh cá lóc, bánh canh Nam Phổ từ miền Trung, bánh canh vịt, bánh canh tôm của người miền Tây… Chính nhờ sự phong phú đó mà món ăn này trở nên quen thuộc đời sống ẩm thực của người Sài Gòn. Không chỉ phong phú về nguyên liệu như tôm, cua, ghẹ, thịt heo, bò viên, cá lóc… Sợi bánh của món ăn này cũng rất đa dạng tùy theo từng loại mà được làm từ bột gạo hoặc bột mì, sợi bánh tròn hoặc dẹt…. Nước dùng của món ăn nấu sánh, hơi sền sệt có vị đậm đà. Bánh canh là món rất dễ ăn lại lành tính nên luôn là món được nhiều người lựa chọn khi đói bụng.
3. Các món cháo
Cũng như bánh canh, các món cháo cũng rất đa dạng và phong phú. Nếu như buổi sáng thường chỉ gói gọn trong món cháo gà, cháo sườn… thì thời gian đầu giờ chiều cho đến nửa đêm là lúc các món cháo được bày bán nhiều nhất. Từ cháo lòng, cháo mực cho đến cháo bò viên, cháo cá… từ món cháo trắng thuần Việt ăn kèm cá kho, dưa muối đến món cháo của người Hoa nồng vị thuốc bắc.
Ngoại trừ một vài quán có bàn ghế, đa phần các hàng cháo đều bày bán ở vỉa hè hay các gánh hàng rong. Đơn giản, bình dân là thế nhưng đó chính là nét riêng, tạo nên sức hút cho những món cháo ngon miệng.
4. Các món bánh
Trong thực đơn các món ăn chiều, sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến các loại bánh. Có thể nói bánh là một sự biến tấu đầy sáng tạo của người dân trên khắp các miền đất nước. Chỉ từ một nguyên liệu duy nhất là gạo, người ta có thể chế biến nên nhiều loại bánh ngon miệng như: bánh đúc, bánh bèo, bánh ướt, bánh cuốn, bánh hỏi, bánh nậm, bánh xèo, bánh căn… Ngoài ra, còn có nhiều loại bánh làm từ nếp như: bánh cam, bánh ít, bánh dày…
Nguyên liệu ăn kèm các món bánh này cũng rất phong phú, đơn giản mộc mạc như tôm cháy, thịt bằm cho đến cao cấp như chả quế, chả bò hay tôm, mực… Một điểm chung làm nên sự hấp dẫn cho các món bánh chính là chén nước chấm. Nước mắm, đường, nước lạnh được pha trộn, hòa quyện với nhau theo một tỉ lệ nhất định để khi ăn có vị đậm đà, chua chua ngọt ngọt, điểm xuyết thêm vị cay của ớt nữa là đủ để làm mê mẩn bất kỳ một thực khách nào.
Ngoài các món ăn kể trên, những món ăn khác như bánh tráng trộn, bắp xào, phá lấu, hủ tiếu gõ, mì hoành thánh… cũng là những món ăn ngon miệng mà các tín đồ ăn vặt khó có thể bỏ qua.
Theo MNMN
Thơm lừng măng nứa xào mắc mật
Ai từng lên Lạng Sơn và được thưởng thức món măng nứa xào lá mắc mật sẽ khó quên được hương vị độc đáo của món ăn này.
Khi những cơn mưa giao mùa cuối tháng hai đầu tháng ba (âm lịch) đổ xuống cũng là lúc những đọt măng nứa trên cánh rừng xứ Lạng bắt đầu nhú lên.
Măng nứa sau khi được hái từ rừng về, người ta thường bó lại thành từng bó nhỏ để cho ráo nhựa một vài hôm rồi mới chế biến. Đọt măng nứa dài và nhỏ, có thể chế biến nhiều kiểu như xào, nấu, luộc..., tùy theo khẩu vị của mỗi người nhưng có lẽ ngon và phổ biến nhất chính là món măng nứa xào lá mắc mật của người dân xứ Lạng.
Măng nứa nên rửa sạch trước khi thái lát mỏng, để không làm mất đi vị ngọt.
Măng nứa lột bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài để lấy phần thân non bên trong. Rửa măng bằng nước sạch rồi thái vát thành từng lát mỏng. Lá mắc mật rửa sạch, xếp và cuộn lại thành từng bó rồi thái từng lát nhỏ, bỏ ra một đĩa riêng.
Trước hết, xào măng nứa bằng dầu ăn và nêm gia vị vừa đủ. Đợi khi măng sắp chín tới thì mới cho lá mắc mật vào xào cùng để tránh măng quá nát còn lá mắc mật thì quá chín sẽ mất hết hương vị đặc trưng.
Măn ăn lúc còn nóng hổi kèm nước chấm sẽ cho cảm giác rất lạ miệng khi có vị giòn, ngọt thanh của măng nứa cùng hương thơm nồng của lá mắc mật.
Món ăn có vị ngọt giòn của măng và thơm của lá mắc mật.
Theo VNE
Bữa tối "bao ngon" mang hương vị miền Nam Theo cách nói của người miền Nam thì một bữa tối "bao ngon" có nghĩa là đảm bảo ngon đấy! MÓN CHÍNH: Khác với bún riêu có phần giản dị của miền Bắc, bún riêu miền Nam "chất lượng" theo đúng nghĩa đen của nó. Chỉ cần 1 tô bún riêu với đầy đủ tôm thịt thôi là bạn có thể yên tâm...