Những mô hình ANTT hợp lòng dân
Với những cách làm sáng tạo, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (BVANTQ) tại H. Đắk Mil (tỉnh Đắk Nông) đã và đang phát triển mạnh mẽ; người dân sôi nổi tham gia và trở thành lực lượng chính trong đảm bảo ANTT tại cơ sở.
Mô hình “Tổ bảo vệ cà-phê” ở xã Đức Minh.
Từ nhiều năm nay mô hình “Tổ bảo vệ cà-phê” của xã Đức Minh (H. Đắk Mi) đã phát huy được hiệu quả trong công tác bảo đảm ANTT, phòng, chống tội phạm ở cơ sở và trở thành chỗ dựa tin cậy cho người dân trong việc bảo đảm ANTT cũng như bảo vệ an toàn cho người dân thu hoạch nông sản thuận lợi. Thiếu tá Nguyễn Hải Dũng – Trưởng CAX Đức Minh thông tin: “Để đảm bảo an toàn cho mùa thu hoạch cà-phê, CAX Đức Minh đã tham mưu thành lập 8 tổ bảo vệ cà-phê (mỗi tổ từ 3 đến 5 thành viên) có nhiệm vụ bảo vệ khoảng 230ha cà-phê theo yêu cầu của người dân trên địa bàn xã. Theo phân công, 7 tổ bảo vệ càphê trực tiếp có mặt tại nương rẫy của người dân, 1 tổ cơ động tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường ra vào xã. Các tổ này đều công khai thông báo số điện thoại cho người dân để liên lạc khẩn cấp khi có sự việc xảy ra. Nhờ chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp của lực lượng CA, trong đó có việc duy trì, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ bảo vệ càphê và các mô hình phòng, chống tội phạm khác mà tình hình ANTT trên địa bàn luôn được bảo đảm, nhất là trong mùa thu hoạch càphê. Riêng năm nay, nhờ chủ động vào cuộc sớm nên từ đầu vụ mùa tới nay tình hình ANTT luôn được đảm bảo, chưa để xảy ra vụ mất trộm cà-phê nào, người dân trên địa bàn rất tin tưởng và ủng hộ mô hình này…”.
Video đang HOT
Để huy động sức mạnh của nhân dân trong công tác phát hiện, đấu tranh, tố giác tội phạm, giữ gìn ANTT ở cơ sở, thời gian qua, CAH Đắk Mil đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền đẩy mạnh phong trào toàn dân BVANTQ sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân; xây dựng, củng cố, kiện toàn, duy trì hoạt động của các tổ chức quần chúng làm công tác ANTT ở cơ sở. Qua đó đã xây dựng, duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của 23 mô hình, trong đó có nhiều mô hình phòng chống tội phạm đã phát huy được hiệu quả như mô hình “Camera an ninh” của xã Thuận An, Đắk Sắc, Đắk Ndrot; mô hình “Ánh sáng an ninh” và “Tổ bảo vệ cà-phê” của xã Đức Minh, Đắk Rla…
Theo ông Trần Thanh Hải – Chủ tịch UBND xã Đắk Sắk: “Trong nhiều năm qua, được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, phong trào toàn dân BVANTQ trên địa bàn xã đã có nhiều chuyển biến rõ nét, huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, phát huy được vai trò, trách nhiệm của nhân dân. Mặt khác, ý thức tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải trong nhân dân cũng có chuyển biến tích cực; xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu, điển hình tiên tiến trong việc tham gia tố giác, đấu tranh phòng, chống tội phạm. Đặc biệt, chúng tôi đã xây dựng và duy trì hoạt động có hiệu quả mô hình “Camera an ninh” với 21 mắt camera được lắp đặt ở các trục đường chính của xã. Từ khi hoạt động đến nay, mô hình này đã phát huy được hiệu quả trong công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm, có không ít vụ việc được phát hiện, đấu tranh, triệt phá nhờ việc trích xuất dữ liệu camera an ninh, góp phần giữ gìn ANTT, tạo được niềm tin và sự đồng thuận cao trong nhân dân”.
Trung tá Nguyễn Xuân Đức-Trưởng CAH Đắk Mil cho biết thêm: “Xác định phong trào toàn dân BVANTQ và việc xây dựng các mô hình phòng, chống tội phạm đóng vai trò rất quan trọng trong công tác bảo đảm ANTT ở cơ sở, những năm qua, lực lượng CAH, CAX đã chủ động làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo, tổ chức xây dựng, nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng lĩnh vực, địa bàn, đối tượng; nhiều mô hình đã phát huy hiệu quả trong đấu tranh, phòng ngừa tội phạm tại cơ sở. Người dân cũng đã tích cực tham gia đấu tranh, phòng chống tội phạm, cung cấp cho lực lượng CA nhiều nguồn tin tố giác tội phạm có giá trị trong điều tra khám phá các vụ án, góp phần bảo đảm ANTT tại địa phương. Thời gian tới, CAH Đắk Mil tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, ngành CA và địa phương về công tác đảm bảo ANTT và xây dựng phong trào toàn dân BVANTQ. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân trong công tác xây dựng, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến. Tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng để có kế hoạch duy trì các mô hình đạt hiệu quả, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các mô hình hoạt động trung bình hoặc còn yếu. Nghiên cứu, xây dựng mô hình mới phù hợp với điều kiện của từng lĩnh vực, địa bàn; thanh loại những mô hình không còn tác dụng, kém hiệu quả… nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm, góp phần bảo đảm ANTT tại địa phương”.
Tuyên truyền pháp luật gắn với việc thực hiện các phong trào Thi đua yêu nước
Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và các tổ chức thành viên có vai trò rất quan trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) và vận động nhân dân thực hiện pháp luật. Thời gian qua MTTQ Việt Nam các cấp đã tích cực triển khai có hiệu quả công tác tuyên truyền, PBGDPL cho nhân dân ở cộng đồng khu dân cư cũng như cán bộ làm công tác Mặt trận.
Trên cơ sở Chương trình kế hoạch xây dựng Luật, Pháp lệnh hàng năm của Quốc hội, MTTQ Việt Nam đã xây dựng kế hoạch hướng dẫn Trung ương các tổ chức thành viên và Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai hoạt động tuyên truyền, PBGDPL, vận động nhân dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Chủ động tuyên truyền, phổ biến nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đông đảo tầng lớp nhân dân như: Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Luật Khiếu nai; Luật Tố cáo; Luật Hôn nhân & gia đình... Tổ chức thực hiện một số đề án về tuyên truyền, PBGDPL trong cộng đồng dân cư: Xây dựng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư"; "Tiếp tục xây dựng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư giai đoạn 2013- 2016"....
Ban hành Kế hoạch số 37 về triển khai tuyên truyền, PBGDPL về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019 - 2021 (theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ) trong toàn hệ thống MTTQ Việt Nam từ Trung ương đến khu dân cư nhằm tuyên truyền, vận động, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhân dân về nhận thức, ý thức chấp hành, học tập, tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng và đạo đức liêm chính; xây dựng lối sống liêm chính và tuân thủ pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân; đưa công tác tuyên truyền, PBGDPL về phòng, chống tham nhũng đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả; góp phần cải thiện tình hình tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng. Tiếp tục nghiên cứu xây dựng Đề án "Toàn dân tham gia phòng, chống tham nhũng".
"Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc" tại khu dân cư là một hình thức tuyên truyền pháp luật hiệu quả của MTTQ
Để công tác PBGDPL đạt hiệu quả cao, Ủy ban MTTQ Việt Nam luôn đa dạng hóa các hình thức thực hiên với nội dung phù hợp. MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên lồng ghép việc tuyên truyền pháp luật với các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước do MTTQ Việt Nam chủ trì và phát động; vận động các hộ gia đình trên địa bàn đăng ký xây dựng "Gia đình văn hóa"; "Gia đình không có ma túy và tệ nạn xã hội"; nâng cao chất lượng cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" nay là cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh"; xây dựng "Nông thôn mới", "Khu phố, làng văn hóa", phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc"; tuyên truyền, giám sát thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, thực hiện hương ước, quy ước cộng đồng dân cư. Lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, PBGDPL vào nội dung, chương trình hoạt động tại các trung tâm văn hóa, nhà văn hóa, điểm sinh hoạt văn hóa, câu lạc bộ văn hóa, đội thông tin lưu động, câu lạc bộ pháp luật.
Hàng năm MTTQ Việt Nam các cấp luôn coi trọng hình thức tuyên truyền pháp luật thông qua vận động nhân dân hưởng ứng Ngày pháp luật và tuyên truyền pháp luật gắn với việc thực hiện các phong trào thi đua yêu nước do MTTQ Việt Nam phát động. Đây là hoạt động thiết thực, hiệu quả nhất trong các mô hình tuyên truyền, PBGDPL của MTTQ Việt Nam.
Điển hình, trong "Ngày Hội đại đoàn kết toàn dân tộc" tại các khu dân cư luôn lồng ghép tổ chức tuyên truyền pháp luật thông qua thi tìm hiểu pháp luật, thi hái hoa dân chủ, sân khấu hóa hoặc tuyên truyền thông qua trực quan sinh động bằng hình ảnh chủ yếu pháp luật về hôn nhân gia đình, về an toàn giao thông, về khiếu nại,tố cáo, bảo vệ môi trường về hòa giải ở cơ sở... Đây là sáng kiến thiết thực, hiệu quả cao được nhiều địa phương triển khai thực hiện và được đông đảo tầng lớp nhân dân hưởng ứng.
Bên cạnh đó, MTTQ còn tuyên truyền pháp luật thông qua triển khai thực hiện công tác hòa giải, hoạt động giám sát, phản biện xã hội trung ương đến cơ sở; qua đó giúp các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước dần đi vào cuộc sống của nhân dân.
Người góp phần xây dựng những mô hình an ninh trật tự hiệu quả Những năm qua, Trung tá Phạm Minh Triều, Đội trưởng Đội Xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ), Công an huyện Cầu Kè (Trà Vinh) đã phát huy tốt vai trò, nhiệm vụ được giao; chủ động phối hợp cùng các ban, ngành, đoàn thể bám sát địa bàn, gần dân làm tốt công tác dân vận, phát động...