Những mẹo nhỏ giúp xua tan nỗi ám ảnh say tàu xe
Say tàu xe dẫn đến nỗi ám ảnh rất lớn đối với nhiều người. Dưới đây là 1 số cách chống say tàu xe không cần dùng thuốc bạn nên biết.
Những cách chống say tàu xe hiệu quả
Say tàu xe là do rối loạn hoạt động ở tai trong làm ảnh hưởng đến cảm giác thăng bằng của cơ thể dẫn đến buồn nôn, nôn ói, chóng mặt, mệt mỏi. Đây là triệu chứng quan trọng và điển hình nhất của các chứng say tàu xe.
Đối với những người bình thường, sự khó chịu sẽ chấm dứt khi xong chuyến đi. Tuy nhiên, đối với những người bị bệnh tim mạch hoặc tiêu hoá, các triệu chứng có thể trầm trọng hơn hoặc thậm chí kéo dài sau chuyến đi.
Dưới đây là cách chống say tàu xe không cần dùng thuốc hiêu quả bạn có thê áp dụng ngay cho những chuyên đi xa.
Ngủ đủ giấc trước ngày khởi hành
Đây là điều rất quan trọng với bạn. Với một sức khỏe không tốt vì thiếu ngủ và lo lắng, bạn rất dễ bị say xe hoặc nôn nao.
Bạn hãy nhớ mang theo một quả quýt khi lên xe. Tinh dầu cùng hương thơm dìu dịu từ vỏ quýt sẽ giúp bạn đỡ say và cảm thấy dễ chịu hơn.
Dùng miếng dán cổ tay và rốn
Loại miếng dán này có hạt nhựa nhỏ để tạo áp lực lên cổ tay, giúp hành khách không bị say xe. Bạn có thể thực hiện phương pháp này bằng cách ấn nhẹ phần giữa hai dây chằng khoảng 3 cm và lùi về phía cùi chỏ.
Dùng thêm một miếng cao giảm đau hoặc dán cao Salonpas vào rốn. Đây là cách giúp giữ ấm vùng bụng của bạn.
Lá trầu sẽ có tác dụng làm ấm vùng rốn, bạn giữ 1 – 2 lá cầm tay để thi thoảng ngửi sẽ “át” mùi của xăng xe, và cản trở gió, khiến bạn không mệt mỏi, say xe.
Trước khi lên tàu xe khoảng 15 phút, bạn dùng khoảng 3 – 4 lá trầu (lá trầu không mà các cụ ăn trầu), dùng tay xé lá trầu ra vài miếng, cho hơi nát lá.
Bạn đưa những lá trầu này dán vào rốn, dùng chiếc vải xô, khăn mùi xoa lót, rồi dùng băng dính hoặc khăn buộc cho lá trầu cố định ở vùng rốn.
Tránh ăn no
Video đang HOT
Trước khi đi, hãy cố gắng tránh ăn quá no hoặc uống đồ có cồn . Tuy nhiên, bạn cũng đừng bước lên xe với cái bụng rỗng.
Ngồi ghế trước
Kinh nghiệm cho những người hay say xe là ngồi càng xa phần đuôi xe càng tốt. Ở đó, tầm mắt của họ sẽ xa hơn nên không bị tập trung vào những tình huống trên xe. Thêm vào đó, ngồi ghế trước thường ít xóc hơn.
Dầu gió
Khi ngồi trên xe, bạn có thể lấy dầu gió bôi lên huyệt thái dương và huyệt phong trì để tránh bị say. Cũng có thể nhỏ 2 giọt dầu gió vào rốn, sau đó lấy băng che đi là được.
Cắt một lát gừng tươi cầm trên tay, lúc ngồi trên xe ôtô, bạn hãy đặt ở dưới lỗ mũi để cho mùi hăng và cay bay vào trong mũi. Cũng có thể cắt một miếng gừng và lấy băng dính dán vào rốn. Ngoài ra, trà gừng cũng là một phương pháp hữu hiệu. Bạn có thể uống trước trà gừng khi đi. Ngậm kẹo gừng cũng là một giải pháp, chất ngọt sẽ giúp bạn tăng cường tuần hoàn não.
Không đọc sách báo
Không nên đọc bất cứ thứ gì khi ngồi trên xe, kể cả bản đồ. Bạn hãy để người nào đó tỉnh táo trợ giúp. Chỉ cần bạn liếc qua vài dòng trong sách cũng đủ đưa bạn vào trạng thái say xe ngay lập tức.
Tránh ngồi cạnh người cũng say xe
Ngồi bên cạnh người bị say xe và sẽ khiến bạn say xe ngay lập tức. Do đó, nên tránh ngồi cạnh những người cũng bị say xe như bạn.
Dùng khẩu trang
Đây là chuyện có vẻ rất nhỏ nhưng lại tốt cho bạn. Khẩu trang giúp bạn không bị mùi của xăng và đồ trong xe ập thẳng vào khứu giác, từ đó đỡ đi cảm giác khó chịu và nôn nao ban đầu.
Cố gắng không bị phụ thuộc vào cảm giác
Đây là một trong những chú ý quan trọng vì rất nhiều người mắc phải. Sự tập trung khiến bạn thoát khỏi cảm giác say và hãy cố gắng nhìn vào một hình ảnh phía trước trên đường.
Trò chuyện với mọi người xung quanh
Nếu có bạn bè đi cùng trong chuyến đi, những câu chuyện sẽ giúp bạn quên đi cảm giác đang ngồi trên xe. Bạn cũng có thể mang theo một vài món đồ ăn vặt, một chiếc máy nghe nhạc, hát một mình hoặc một vài món đồ chơi trí tuệ …để làm thú vui tiêu khiển trên xe, chúng sẽ giúp bạn quên đi cảm giác say xe. Nên nhớ rằng yếu tố tình thần rất quan trọng vì nếu bạn luôn có tâm lý bi quan, tiêu cực rằng bạn sẽ bị say xe thì cơn say sẽ càng dễ tìm đến bạn hơn.
Ngủ một chút nếu có thể
Giấc ngủ trên xe sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc chống lại cơn say. Nếu có thể, hãy ngủ một chút để quên cảm giác say.
Trang bị túi dự phòng
Bạn nên mang theo túi dự phòng để dùng trong những tính huống khẩn cấp như khi xe dừng lại. Đây là thời điểm những người say xe rất dễ bị nôn. Khi đã nôn xong, bạn nên uống nước có chất ngọt để đầu óc tỉnh táo hơn.
Bánh mì sandwich
Bánh mì sandwich kẹp rau, hoặc kẹp thịt nạc có tác dụng làm nhẹ dạ dày, nhờ thế sẽ giúp giảm cảm giác say tàu xe.
Trái cây khô
Trong trường hợp bạn đang bị say tàu xe, ăn trái cây khô được chứng minh rất hiệu quả trọng việc làm dịu thần kinh cảm giác của bạn.
Bên cạnh đó, trái cây khô còn chứa nhiều natri, có tác dụng giúp giảm nhẹ triệu chứng say tàu xe.
Khoai lang
Khoai lang sống rất hiệu quả trong việc phòng chống say tàu xe, nó có tác dụng chống co thắt và trung hòa axit trong dạ dày do đó có tác dụng chống nôn, khoai lang tươi đã làm sạch, ăn nhai nuốt cả bã.
Bánh quy giòn
Các loại bánh quy giòn, đặc biệt là bánh quy mặn là loại thực phẩm có tác dụng hấp thu axít trong dạ dày nên có thể giúp ngăn ngừa hiệu quả các triệu chứng say tàu xe.
Một phương pháp đơn giản khác để giảm bớt các triệu chứng say xe là nhai kẹo cao su và uống từng ngụm nước nhỏ trong suốt chuyến đi.
Nên thường xuyên kiểm tra tủ thuốc gia đình
Trang bị bộ sơ cấp cứu và thuốc sẵn dùng tại nhà là điều cần thiết nhằm đề phòng trường hợp bị thương hoặc đau ốm bất ngờ. Quan trọng hơn, các chuyên gia y tế lưu ý mọi người nên thường xuyên kiểm tra tủ thuốc gia đình, tránh tình trạng vật tư y tế quá hạn dùng và trở nên vô dụng.
Khẩu trang y tế
Tiến sĩ Gan Heng Hui tại Trường Bách Khoa Nanyang (Singapore) cho biết các loại khẩu trang làm từ vải không dệt thường có hạn sử dụng từ 1-3 năm (tối đa 5 năm) kể từ ngày sản xuất nếu được bảo quản đúng cách. Khẩu trang hết hạn chẳng những mất đi khả năng chống khói bụi, chất độc hại và mầm bệnh, mà còn làm tăng nguy cơ bị kích ứng, nhiễm trùng da do tích tụ vi sinh vật có hại.
Theo Tiến sĩ Gan, người dùng nên kiểm tra khẩu trang thường xuyên, nếu phát hiện sản phẩm bị đổi màu hoặc hết "đát" thì cần thay mới ngay.
Gạc thun và băng keo cá nhân
Nên chọn mua các loại gạc đóng gói theo từng miếng và chỉ sử dụng khi còn nguyên bao bì. Bởi nếu bao bì bị thủng hoặc rách, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào gạc hoặc băng vết thương, không an toàn để quấn trực tiếp lên vết đứt hoặc vết thương hở nữa. Tương tự với băng keo cá nhân, sản phẩm này tuy ít được chú ý hạn dùng nhưng việc để quá lâu có thể ảnh hưởng độ dính lớp keo bên trong. Lớp gạc đắp lên vết thương cũng bị mất tính năng vô trùng theo thời gian.
Tốt nhất nên kiểm tra bao bì, ngày tháng sử dụng và thay mới khi nhận thấy dấu hiệu hư hỏng hoặc đổi màu.
Các loại thuốc vỉ, viên nhộng và siro
Với dược phẩm hết hạn dùng, các phân tử trong thuốc có thể bị phân rã và biến đổi thành những thành phần nguy hiểm. Không chỉ mất đi công hiệu trị bệnh, uống thuốc hết hạn có thể dẫn tới nhiều biến chứng, nhẹ thì gây kích ứng, nổi mẩn đỏ, nặng hơn có thể gây nhiễm trùng hoặc ngộ độc.
Tốt hơn hết, các chuyên gia khuyên chúng ta nên loại bỏ nếu phát hiện thuốc bị thay đổi kết cấu, mùi hoặc màu - bất kể hạn dùng còn hay không.
Các sản phẩm thoa ngoài da
Tương tự thuốc uống, thành phần hóa học của các chế phẩm dùng ngoài da (dầu gió, kem xoa bóp, thuốc sát trùng, giảm đau, thuốc trị bỏng...) có thể giảm hiệu quả hoặc mất tính ổn định nếu để lâu, không còn tác dụng và độ an toàn khi sử dụng - nhất là khi chúng được mở nắp đã lâu, xuất hiện mùi lạ hoặc thành phần bị đổi màu...
Thiết bị điện tử y tế
Theo các chuyên gia, tuổi thọ trung bình của những thiết bị y tế như máy đo đường huyết, huyết áp có thể kéo dài từ 2-3 năm nếu bảo quản tốt. Mọi người được khuyến cáo chủ động gửi bảo trì mỗi 1-2 năm hoặc theo hướng dẫn để đảm bảo máy hoạt động bình thường và chính xác. Cũng nên thay mới phụ kiện kèm theo máy nếu sử dụng thường xuyên.
Với máy đo đường huyết có que thử, nên bảo quản que thử trong hộp hoặc bao bì gốc. Hạn sử dụng sản phẩm có thể giảm xuống từ 3-6 tháng nếu mở bao bì. Nên thay mới nếu que thử tiếp xúc với không khí ẩm, điều kiện nhiệt độ cao hoặc hóa chất trong không khí thời gian dài.
Lưu ý chung là mọi người có thể tháo pin khi không sử dụng để bảo toàn tuổi thọ thiết bị. Có thể kiểm tra sản phẩm còn dùng tốt không bằng cách đối chiếu với kết quả thăm khám của bác sĩ. Tuy nhiên, nên thay mới kể cả với nhiệt kế nếu màn hình bị nứt hoặc không hiển thị rõ dù pin vẫn còn tốt.
ĐƯỜNG THẤT
Bị chóng mặt nên uống gì để nhanh khỏi? Chóng mặt là tình trạng sức khoẻ khá nhiều người mắc phải. Vậy bị chóng mặt nên uống gì cho nhanh khỏi, bạn đã biết chưa? I. Chóng mặt là gì? Xây xẩm chóng mặt là cảm giác mất phương hướng do mất cân bằng hoặc lâng lâng. Bệnh nhân có thể cảm thấy như sắp ngất, hoặc môi trường xung quanh họ...