Những mẹo hay giúp trẻ phòng tránh bệnh cảm cúm đang vào mùa
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì vậy việc cha mẹ ưu tiên hơn cả là bảo vệ trẻ trước nguy cơ bị cảm lạnh, cảm cúm.
Thu đến cũng là thời điểm bắt đầu mùa cúm, và trẻ nhỏ thường là đối tượng dễ bị vi khuẩn tấn công nhất do sức đề kháng còn kém và chức năng của các bộ phận trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện. Nhẹ thì hắt hơi, khò khè, nặng thì chỉ có thể thở bằng miệng và cổ họng sưng tấy. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì vậy việc các bậc phụ huynh ưu tiên hơn cả là bảo vệ trẻ trước nguy cơ bị cảm lạnh, cảm cúm. Nhưng bảo vệ bằng cách nào đây? Đừng lo, dưới đây là một vài mẹo nhỏ có thể giúp cả cha mẹ và trẻ nhỏ tránh xa những ảnh hưởng của mùa cúm.
Ho một cách… thông minh
Hãy dạy trẻ cách ho hoặc hắt hơi vào khuỷu tay (Ảnh minh họa).
Từng nghe đến ho kiểu Ma cà rồng hay ho kiểu Dracula? Đó là cách ho (hoặc hắt hơi) vào khuỷu tay thay vì bàn tay. Cách ho này giúp giảm nguy cơ vi khuẩn mang mầm bệnh lan truyền trong không khí. Hãy thử làm một vài lần với cơn ho/hắt hơi giả. Cha mẹ có thể kết hợp dạy trẻ cách ho này trong một trò chơi. Một, một, một cái hắt hơi – Ah Ah Ah!
Đừng đợi đến khi trẻ bị ốm mới dạy trẻ kỹ năng mới
Dạy trẻ rửa tay đúng cách sớm nhất có thể (Ảnh minh họa).
Đừng đợi đến khi trẻ bị vi khuẩn tấn công mới bắt đầu dạy trẻ cách rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hay xì mũi. Các bậc phụ huynh nên dạy trẻ rửa tay sớm nhất có thể. Hướng dẫn trẻ cách chà lòng bàn tay và đảm bảo rửa kỹ giữa các ngón tay và mu bàn tay. Với xì mũi, thời gian thích hợp để dạy trẻ là trước khi trẻ bị sổ mũi và không thoải mái.
Đảm bảo tủ thuốc luôn được cập nhật
Video đang HOT
Cập nhật hộp thuốc gia đình trước mùa cúm (Ảnh minh họa).
Các bậc phụ huynh có thể tránh việc vội vàng chạy ra hiệu thuốc vào “phút cuối” phát hiện bệnh tình của trẻ bằng cách cập nhật tủ thuốc gia đình trước mùa cúm. Hãy kiểm tra hạn sử dụng của từng loại thuốc và loại bỏ thuốc đã hết hạn. Đồng thời đảm bảo luôn cất giữ thuốc hạ sốt phù hợp với trẻ nhỏ trong tủ thuốc. Đây cũng là lúc cha mẹ nên kiểm tra khóa an toàn của hộp thuốc và đảm bảo trẻ vẫn không thể chạm tới thuốc hoặc đặt ngoài tầm với của trẻ.
Luôn có sẵn xô/chậu phòng trường hợp trẻ nôn mửa
Gia đình có trẻ nhỏ nên luôn chuẩn bị sẵn xô/chậu phòng khi trẻ nôn mửa khi bị cảm cúm (Ảnh minh họa).
Gia đình có trẻ nhỏ nên luôn chuẩn bị sẵn xô/chậu phòng khi trẻ nôn mửa và đặt chúng ở nơi dễ lấy. Đặt ở nơi dễ lấy có nghĩa là cha mẹ có thể “vớ” được chúng ngay khi nghe thấy trẻ kêu “Con đau bụng”. Sẽ chẳng ai muốn lãng phí một vài giây quý giá để đi tìm cái chậu khi cần nó nhất đâu.
Đề phòng trẻ… ị đùn
Trải tấm thảm bảo vệ giường giúp tiết kiệm nhiều thời gian dọn dẹp và chăm sóc trẻ (Ảnh minh họa).
Trải một tấm ga bảo vệ giường có thể là quyết định sáng suốt nhất của các bậc phụ huynh đấy. Giữa sự cố “tai nạn” xảy ra khi luyện cho trẻ đi vệ sinh bằng bô và ị đùn, có lẽ cha mẹ phải thay phiên nhau giải quyết hậu quả. Vậy nên nếu có thể ngay lập tức lột tấm trải giường bị dính bẩn và thay bằng tấm khác sạch sẽ trong khi xử lý sạch sẽ cho đứa trẻ thì quả thật đã “cứu rỗi” nhiều bậc phụ huynh rồi. Cha mẹ cũng sẽ có thêm thời gian chăm sóc trẻ mà không cần ngay lập tức “ngụp lặn” trong phòng giặt giũ.
Ăn gì bổ nấy
Bổ sung thực phẩm chứa lợi khuẩn cho trẻ trong mùa cúm (Ảnh minh họa).
Tất nhiên điều kiện hàng đầu là trẻ không bị ốm, nhưng nếu trẻ không may cảm thấy không khỏe, cha mẹ có thể cho trẻ ăn những loại thực phẩm giúp giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian phát bệnh. Bác sĩ cấp cứu nhi khoa Amy Baxter khuyến cáo nên hai lần một ngày bổ sung cho trẻ lợi khuẩn acidophilus – một loại “vi khuẩn thân thiện” có nhiều trong sữa chua. Cô cho biết probiotic có tác dụng đáng kể trong việc hỗ trợ “giảm ho, sốt, ngạt mũi…”. Và không chỉ với trẻ nhỏ từ 3-5 tuổi – probiotic cũng hiệu quả với các bậc phụ huynh.
Vitamin C rất cần thiết trong mùa cảm lạnh, cảm cúm
1-2g vitamin C mỗi ngày có thể giảm thời gian trẻ bị nhiễm cúm tới 18% (Ảnh minh họa).
Một quả táo mỗi ngày chưa chắc giúp người ăn nói không với bệnh tật, nhưng một quả cam mỗi ngày có thể giúp chiến đấu với bệnh cúm. Bác sĩ Baxter cho biết Vitamin C hàm lượng cao (1g mỗi ngày) có thể giúp giảm nguy cơ bị cúm. Cô giải thích, theo một báo cáo thực hiện năm 2013, 1-2g vitamin C mỗi ngày có thể giảm thời gian trẻ bị nhiễm cúm tới 18%.
Theo Helino
Điểm danh những bệnh vặt giao mùa và cách phòng tránh
Lúc giao mùa, thời tiết và độ ẩm không khí thay đổi thất thường khiến cơ thể trẻ không thích ứng kịp, đây là cơ hội cho virus, vi khuẩn gây bệnh về đường hô hấp phát triển mạnh.
Các bệnh vặt trẻ thường gặp thời điểm giao mùa
Cảm cúm: Trẻ khi mắc cảm cúm có thể sốt, nghẹt mũi, đau họng, ho, hắt hơi, nhức mỏi toàn thân. Trong đó, bé sẽ đặc biệt khó chịu khi triệu chứng nghẹt mũi, chảy mũi nước sẽ kéo dài hơn các triệu chứng khác.
Phòng tránh: Cần luôn giữ ấm cho bé khi thời tiết thay đổi (đặc biệt là các bé mới sinh), nhất là các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu. Hạn chế cho bé tiếp xúc với nhiều người, nhất là với những người có biểu hiện cúm. Cần lưu nhớ lịch tiêm chủng đầy đủ đúng lịch cho bé và ưu tiên cho trẻ bú sữa mẹ để tăng cường sức đề kháng.
Sốt phát ban: Bé mệt mỏi, đau đầu, sổ mũi, đau họng, viêm kết mạc mắt, niêm mạc vòm họng có thể xuất hiện những chấm xuất huyết nhỏ. Ở vị trí gần hai bên cổ, sau tai của bé sẽ xuất hiện hai hạch sưng to và đau. Da bé sẽ xuất hiện những nốt đỏ nhỏ li ti ở vùng mặt rồi sau đó lan nhanh ra toàn thân và chân tay. Trẻ bị sốt, nổi ban đỏ khắp người, nhiều nhất ở thân mình và tứ chi. Sốt phát ban gây ra bởi virus sởi hay còn gọi là ban đỏ, hoặc ban đào khi bé nhiễm virus rubella.
Phòng tránh: Cần cho bé tiêm phòng sởi và rubella theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.
Đau mắt đỏ: Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm màng kết. Vào thời điểm giao mùa hè sang thu, thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, khi giao mùa... nên khiến cho hệ thống miễn dịch và sức đề kháng bị suy yếu đi nhiều, cơ thể mất khả năng phòng bệnh nên dễ bị virus gây bệnh tấn công. Đau mắt đỏ thường có biểu hiện rõ nhất là mắt đỏ và có dử mắt, mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, chảy nước mắt...
Phòng tránh: Để chữa bệnh đau mắt đỏ hiệu quả nhất phải phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy - Trưởng bộ môn Nhi Đại học Y Hà Nội - Phó trưởng khoa Miễn dịch dị ứng Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: "Đặc biệt, trong 3 tháng đầu sau sinh, mắt trẻ rất dễ bị viêm, ghèn vì tiếp xúc với dịch ối và phần sinh dục dưới của mẹ nên cần vệ sinh mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý được chỉ định dùng cho trẻ sơ sinh đơn liều, vô trùng, tránh lây nhiễm chéo"
Viêm tai: Viêm tai, đặc biệt là ở trẻ em, có nhiều khả năng xảy ra trong mùa đông cao hơn bất kỳ mùa nào khác. Những thay đổi về khí hậu, đặc biệt là khi không khí lạnh hơn, sẽ tăng khả năng trẻ bị viêm tai cấp tính. Trẻ sẽ thấy đau tai, khó nghe, chảy dịch ở tai, sốt cao, thậm chí là buồn nôn.
Phòng tránh: Giữ ấm cho trẻ nhỏ, tránh để trẻ tiếp xúc với trẻ bị bệnh. Đặt trẻ ngồi cao khi bú bình, không cho ngậm bình sữa khi ngủ để tránh sữa chảy vào tai. Giữ vệ sinh cho trẻ luôn sạch sẽ nhất là bàn tay, mũi họng bằng nước muối sinh lý hàng ngày. Dùng tăm bông thấm sạch tai nếu tai trẻ bị dính nước, có thể dùng tăm bông tẩm nước muối sinh lí vệ sinh tai, mũi cho trẻ, nhưng sau đó phải dùng tăm bông sạch thấm khô tai tránh việc tích tụ nước gây viêm nhiễm.
Viêm đường hô hấp: Khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa, các loại virus hợp bào rất phát triển. Virus này trong không khí và khi xâm nhập vào cơ thể bé sẽ dễ dàng phá vỡ hệ thống đề kháng chưa hoàn chỉnh của bé, nhất là hệ hô hấp. Bé có thể đột ngột sốt cao, đau đầu, lạnh toàn thân, đau toàn thân; đau họng, ho, mệt mỏi; chán ăn, khó thở, tiêu chảy nhẹ.
Phòng tránh: Mẹ nên vệ sinh đường hô hấp trên như tai, mũi, họng, miệng hàng ngày cho trẻ bằng nước muối sinh lý chuyên biệt, đơn liều và vô trùng đồng thời tăng cường đề kháng cho trẻ bằng nhiều cách như tiêm chủng đầy đủ và cho bé bú sữa mẹ.
Theo eva.vn
Lo ngại bệnh bạch hầu bùng phát Thời gian gần đây, bệnh bạch hầu đang có nguy cơ bùng phát thành dịch tại Kon Tum. Sau 11 năm, sự trở lại bệnh bạch hầu đã khiến 2 người tử vong. Ảnh minh họa Người bệnh không tiêm chủng Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum, từ đầu năm 2018 đến nay, bệnh bạch hầu...