Những máy tính tồi nhất lịch sử
IBM PC Junior được PcMag đánh giá là mẫu máy tính tồi nhất trong lịch sử do gặp quá nhiều lỗi từ phần cứng cho tới phần mềm.
Trang PcMag đưa ra bình chọn những mẫu máy tính tồi nhất trong lịch sử trong đó có nhiều mẫu quen thuộc, như Nokia Booklet 3G, Apple Lisa…
Dưới đây là bình chọn của Pcmag.
12. Canon Cat (1987)
Không thể sử dụng được chuột trên Canon Cat, sản phẩm này được thiết kế chỉ cho bàn phím và màn hình. Do đó, giao diện chỉ có chữ, không có một biểu tượng nào. Chi nhánh sản xuất máy đánh chữ điện tử của Canon phụ trách marketing cho dòng máy tính này và nhắm vào nhân văn văn phòng. Đây không phải là đối tượng cần tới một bộ máy tính mạnh mẽ và đắt đỏ (1.500 USD) như Canon Cat. Sản phẩm này chỉ bán ra được 20.000 chiếc và bị ngừng sản xuất 6 tháng sau khi tung ra thị trường. Canon Cat được Jeff Raskin thiết kế, ông là một trong những người có cống hiến lớn đối với Macintosh của Apple.
11. IBM Aptiva (1994)
IBM Aptiva được có modem tích hợp bên trong, thiết kế này ra đời rất lâu trước khi trở thành tiêu chuẩn. Tuy nhiên, ngày đầu tiên ra mắt, thiết bị đã gặp phải một số lỗi khi hoạt động. Thêm vào đó, lúc này IBM lại “dính” vào cuộc tranh tụng với Microsoft về phần mềm Lotus của hãng nhằm cạnh tranh với Microsoft Office. Kết quả là Aptiva không được Windows 95 cấp phép lúc đầu. Mặc dù về sau, thiết bị này cũng được cấp phép sử dụng Windows 95 nhưng tình thế lúc này đã quá muộn.
10. Nokia Booklet 3G
Nokia đã khiến cho thị trường netbook bùng nổ vào năm 2009 với mẫu Booklet 3G. Sản phẩm này được thiết kế với thời lượng pin kéo dài 12 tiếng và hỗ trợ nhiều kết nối. Booklet có giá là 575 euro, tương đương 845 USD. Tuy nhiên, những khách hàng của nhà mạng AT&T (Mỹ) có thể mua sản phẩm với giá 299 USD bao gồm hợp đồng hai năm. Mỗi tháng, những người này phải trả 60 USD tiền dịch vụ. Hiện tại, Nokia vẫn duy trì một trang bán Booklet 3G trong khi sản phẩm này đã không còn được bày bán trên website của AT&T.
9. NeXT Computer (1988)
Sau khi rời Apple, Steve Jobs đã tiếp tục sáng tạo nên máy tính NeXT. Đây là dòng máy tính có hình khối màu đen, giá 6.500 USD. Cấu hình của máy bao gồm vi xử lý Motorola 68030 tốc độ 25MHz và ổ quang từ 256MB. Đây được coi là hệ thống phần cứng “khủng” trong thời kỳ này nhưng lại có rất ít phần mềm có thể chạy được trên nó. Thế hệ thứ hai của dòng máy tính NeXT cũng không mấy khả quan hơn. Công ty sản xuất ra NeXT chỉ bán ra được 50.000 chiếc. Cuối cùng, hãng sản xuất buộc phải tập trung hơn vào phần mềm – “tiền thân” của Mac OS X trong hiện tại.
8. Apple Lisa (1983)
Tên người con gái đầu tiên của Steve Jobs được đặt cho sản phẩm. Đây cũng là một chiếc máy tính có cấu hình mạnh mẽ với vi xử lý Motorola 68000 5MHz, hai ổ đĩa mềm và một ổ đĩa cứng. Giá của Apple Lisa rất đắt đỏ, lên tới 10.000 USD. Sản phẩm này nhắm vào khách hàng doanh nghiệp và không thể cạnh tranh với các dòng máy rẻ hơn của IBM. Lisa là dòng máy tính đầu tiên dành cho doanh nghiệp có giao diện đồ hoạ và có tầm quan trọng trong lịch sử phát triển của ngành công nghiệp. Apple ngưng sản xuất Lisa vào năm 1986 do gặp rắc rối với NASA, khách hàng lớn nhất mua dòng máy tính này.
Video đang HOT
7. Commodore 128 (1985)
Sản phẩm không gây được tiếng vang như người tiền nhiệm của nó, Commodore 64. Ngoài ra, Commodore 128 không tương tích với các game chơi trên bản Commodore 64 và có rất ít phần mềm hỗ trợ. Những người dùng Commodore 128 đều chưa có đủ điều kiện mua PC của IBM và các mẫu tương tự. Dòng sản phẩm này chỉ tồn tại được trong vài năm.
6. Coleco Adam (1983)
Tiếp bước thành công của máy chơi game console ColecoVision, Coleco muốn tận dụng sự bùng nổ của máy tính cá nhân và cho ra đời Adam vào năm 1983. Tuy nhiên, sản phẩm này bị gặp một vài lỗi về phần cứng. Khi khởi động, hệ thống này sản sinh ra một luồng năng lượng điện từ, dòng điện đủ mạnh để xoá mọi dữ liệu trong ổ băng của máy tính. Những ổ băng như vậy thường bị khiếm khuyết, thậm chí cắn băng nếu như rút ra trong khi đang chạy. Máy tính Adam cũng chia sẻ nguồn với máy in, tuy nhiên, nếu máy in bị hỏng hoặc không có, cả chiếc PC coi như vô dụng. Rất nhiều người trả lại sản phẩm tại trụ sở của Coleco, số lượng máy bán ra chưa tới 100.000 chiếc. Thất bại của Adam cũng khiến cho Coleco bị phá sản vào năm 1988.
5. Gateway Destination (1996)
Gateway Destination là PC đa phương tiện đầu tiên. Sản phẩm này có giá 4.000 USD. Gateway Destination có TV Tuner và card đồ hoạ cho phép trình chiếu các show truyền hình, công việc thường ngày và game trên một màn hình CRT 31 inch duy nhất.
4. 3Com Audrey
Thờii điểm chuyển giao của thiên nhiên kỷ cũng là lúc mẫu sản phẩm hướng vào Internet này thực sự “cất cánh”. Một loạt nhà sản xuất PC đều cho rằng những chiếc máy tính đơn giản, gọn gàng để lên mạng sẽ tạo ra bước đột phá. Một điển hình là 3Com Audrey, đây là model được thiết kế dành cho khách hàng không am hiểu về công nghệ. Sản phẩm có các nút điều khiển cho e-mail, lướt web, xem lịch làm việc. Audrey có bàn phím không dây, màn hình cảm ứng, người dùng có thể dùng thêm bút stylus để làm việc trên màn hình. Audrey có giá bán là 499 USD và năm màu. Sản phẩm này bị ngưng sản xuất chỉ chưa đầy 6 tháng sau khi tung ra thị trường. 3Com Audrey hệ điều hành QNX, đây cũng là nền tảng được sử dụng trên BlackBerry PlayBook.
3. Samsung Q1 (2006)
Trước khi netbook, iPad cũng như Windows 7 ra đời, Microsoft đã đưa ra khái niệm “máy tính siêu di động” nhằm lấp đầy khoảng trống giữa smartphone và laptop. Samsung Q1 là một sản phẩm như thế. Sản phẩm này không có bàn phím vật lý, chỉ có bàn phím ảo mà người dùng tương tác qua màn hình cảm ứng với bút stylus. Sản phẩm chạy hệ điều hành Windows XP Tablet Edition. Cấu hình phần cứng của Samsung Q1 bị đánh giá là yếu. Giá bán của sản phẩm cũng bị coi là khá “chát” với 1.099 USD. Thiết bị này sau đó cũng được nâng cấp bổ sung thêm các linh kiện như bàn phím thật, thẻ nhớ SD và bộ nhớ RAM nhiều hơn nhưng cũng sớm bị “đi vào quên lãng”.
2. Apple Power Mac G4 Cube (2000)
Apple Power Mac G4 Cube được cho là lấy cảm hứng từ mẫu NeXT. Sản phẩm này rât dễ bị nứt. Người mua chủ yếu vì lý do thẩm mỹ. Chỉ có khoảng 150.000 mẫu được bán ra.
1. IBM PC Junior (1984)
PCjr hay PC Junior là sản phẩm đầu tiên của IBM nhắm vào thị trường máy tính dành cho gia đình. Sản phẩm có rất nhiều vấn đề: Bàn phím máy tính bị đánh giá là kém chất lượng và có thiết kế không tốt, các cổng giao tiếp và thẻ mở rộng cũng gặp các lỗi về tương thích. Ngoài ra, người dùng cứ truy cập vào ổ đĩa mềm là bàn phím bị vô hiệu hoá.
Theo Số Hóa
Những laptop nổi bật trong năm 2009
Năm 2009 mở màn bằng hình ảnh netbook giá cao Sony Vaio P với tỷ lệ màn hình 21:10 (1.600 x 768 pixel) và kết thúc với chiếc máy tính xách tay có độ mỏng 9,99 mm.
Khi linh kiện ngày một rẻ, tạo điều kiện xây dựng các hệ thống có cấu hình cao với giá vừa phải, nhà sản xuất sẽ phải tìm kiếm những cách khác để sản phẩm của họ trở nên khác biệt, không bị trộn lẫn với hàng trăm mẫu mã đang được bán trên thị trường.
Sony Vaio P
Giải pháp phổ biến nhất là cải tiến màn hình. Ngay trong những ngày đầu tiên của năm mới, Sony công bố máy tính dài và nhỏ nhắn Vaio P. Bỏ qua những tranh cãi rằng đây là netbook (dùng chip Atom) hay notebook (giá lên đến 900 USD), điều người tiêu dùng quan tâm chính là tỷ lệ màn hình "điên rồ" với chiều rộng gấp đôi chiều cao. Điểm đặc biệt này lập tức đưa sản phẩm trở thành một trong những cái tên được nhiều người biết đến nhất trong lĩnh vực laptop 2009.
ThinkPad W700ds
Ngay sau đó, tại triển lãm CES đầu tháng 1/2009 ở Las Vegas (Mỹ), Lenovo giới thiệu laptop ThinkPad W700ds tích hợp màn hình chính 17 inch bên cạnh một màn hình nhỏ 10,6 inch. Còn Asus cũng trình diễn netbook đầu tiên sử dụng màn hình xoay cảm ứng Eee PC T91.
Sony Vaio X
Một tiêu chí khác là phát triển sản phẩm mỏng và nhẹ nhất có thể. Hai ví dụ tiêu biểu cho trào lưu này là Sony Vaio X và Dell Adamo. Máy tính xách tay của Sony được làm từ chất liệu sợi carbon siêu bền, nặng 745 g và mỏng chỉ 13,9 mm. Đây được coi là một trong những notebook "mình dây" nhẹ cân và quyến rũ nhất trên thị trường.
Dell Adamo
Còn danh hiệu "sản phẩm gây tò mò nhất năm 2009" xứng đáng được trao cho hai phiên bản Adamo của Dell. Cuối 2008, người tiêu dùng đã "đau đầu" trước những hình ảnh đầy bí ẩn của laptop mỏng 16,5 mm trong khi hãng công nghệ Mỹ im lặng trước mọi câu hỏi về cấu hình. Khi được tung ra thị trường vào tháng 3/2009, máy tính của Dell khiến người ta say mê từ cái nhìn đầu tiên, đúng như tên gọi Adamo có nghĩa là "phải lòng". Tuy nhiên, điểm bất lợi của sản phẩm là nó ra đời trong giai đoạn kinh tế khó khăn nhưng lại được bán với giá quá cao (2.000 - 2.700 USD).
Adamo XPS
Không dừng ở đó, vào đúng ngày "trùng cửu" 9/9/2009, Dell lại làm cho giới công nghệ sửng sốt khi "úp mở" về phiên bản Adamo XPS mỏng 9,99 mm. Mặc cho mọi người đoán già đoán non về việc các linh kiện sẽ được sắp xếp thế nào trên máy tính có độ dày chưa đến 1 cm, hãng này tiếp tục "trêu ngươi" bằng những hình ảnh nhỏ giọt, mập mờ. Cuối cùng, laptop mỏng nhất thế giới (và có lẽ còn lâu nữa kỷ lục này mới bị phá vỡ) cũng xuất hiện đầu tháng 11 với giá 1.800 USD, dùng chip Core 2 Duo ULV 1,4 GHz, RAM 4 GB, ổ SSD 128 GB và màn hình 13,4 inch.
Acer Aspire Timeline
Với những Apple MacBook Air, HP Envy, Dell Adamo hay Sony Vaio có giá đắt đỏ, nhiều người mặc định laptop mỏng nhẹ chỉ dành cho người lắm tiền. Tuy nhiên, quan niệm này bắt đầu mất đi khi Acer trình làng phiên bản Aspire Timeline với kiểu dáng mảnh mai, thời lượng pin 8 tiếng, có đủ các kết nối nhưng giá chỉ trong khoảng 700-1.000 USD. Dòng X-Slim X340 của MSI (13,4 inch) cũng chỉ nặng 1,31 kg (nhẹ hơn cả MacBook Air), mỏng chưa tới 2 cm và giá dưới 1.000 USD. Thậm chí, hãng này còn gây ấn tượng qua chiến dịch quảng cáo do người dùng tự sáng tác, trong đó có một video khẳng định sản phẩm mỏng và nhẹ đến mức có thể bắt bằng... mông.
Dell Latitude Z
Công nghệ 3D bắt đầu "đặt chân" vào thị trường laptop với Aspire 5738PG mà Acer khẳng định là máy tính đầu tiên có khả năng hiển thị ảnh ba chiều. Dell mang đến một bất ngờ nữa là hệ thống Latitude Z sử dụng bàn sạc năng lượng không dây cho máy tính qua cuộn cảm ứng thay vì dùng adapter như thông thường.
Nokia Booklet 3G
Một điểm nhấn khác là thị trường máy tính đón nhận một gương mặt mới: Nokia cùng netbook Booklet 3G. Do mới được bán ra cuối 2009 nên chưa thể đánh giá về mặt doanh thu, nhưng chỉ riêng cái tên của hãng sản xuất điện thoại số một thế giới cũng đủ để máy tính đầu tiên của họ thu hút được sự chú ý đặc biệt.
HP Envy 15
Năm 2009 cũng đánh dấu sự thâm nhập của dòng chip Core i7 "Clarksfield" trên thị trường máy tính xách tay. Tiêu biểu là HP Envy 15, nằm trong số những laptop trên 15 inch mỏng và nhẹ nhất, được bán giá 2.589 USD (tại Việt Nam) với cấu hình mạnh: Core 2 Quad i7 820QM 1,73 GHz, ổ cứng 500 GB 7.200 vòng/phút, pin 6 cell, hệ điều hành Windows 7 Premium 64....
Apple MacBook vỏ nhựa
Trên một "chiến tuyến" khác, Apple cũng gây chú ý khi ngay trước ngày Windows 7 ra mắt, họ nâng cấp một loạt máy tính với giá rẻ và sử dụng chip tốc độ cao hơn. Nổi bật trong số đó là MacBook trắng vỏ nhựa có thiết kế unibody (nguyên khối) như MacBook Pro vỏ nhôm, touchpad cảm ứng đa điểm với giá chỉ 999 USD.
Theo VnExpress
Hình ảnh "khui hộp" Nokia Booklet 3G Lần đầu tiên dẫm chân vào thị trường máy tính với tư cách là nhà hãng sản xuất điện thoại số 1 thế giới trong suốt 2 thập kỷ qua, Nokia Booklet 3G đã được dân tình chào đón nhiệt liệt. Sản phẩm ấp ủ màn hình gương 10.1 inch trình chiếu độ phân giải 1.280 x 720 điểm ảnh trong một thân...