Những mâu thuẫn hôn nhân phổ biến nhất và cách giải quyết
Ngay cả đối với các gia đình êm ấm nhất thì mâu thuẫn hôn nhân này vẫn nảy sinh như một vấn đề tất yếu của cuộc sống gia đình.
Dưới đây là các vấn đề phổ biến mà mọi cặp vợ chồng thường xuyên xảy ra tranh cãi cùng với lời khuyên để gìn giữ mái ấm gia đình một cách hiệu quả nhất:
Mâu thuẫn khi phân chia việc gia đình
Nấu ăn, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa… là một số công việc luôn đứng đầu danh sách các yêu cầu cần thiết để duy trì cuộc sống gia đình. Và khi hai người chung sống với nhau, nguy cơ xảy ra mâu thuẫn hôn nhân liên quan đến các việc cần làm đó rất lớn.
Thực tế, trong các gia đình thường xuất hiện tình trạng một người sẽ chăm chỉ làm lụng, quan tâm đến người khác hơn nửa còn lại. Vì vậy, họ hay có cảm giác những việc mình làm không được đối tác đánh giá cao nên sinh cáu giận, so bì.
Bí quyết:
Bạn nên theo dõi mọi thứ bạn làm trong nhà hàng tuần. Sau đó, tranh thủ những lúc rảnh rỗi ngồi lại với người ấy để đánh giá công việc cả hai đã làm.
Trên cơ sở này, bạn thiết lập một danh sách các việc vặt mà bạn cảm thấy công bằng, phù hợp cho vợ chồng bạn. Nhưng nên nhớ điều này còn phụ thuộc vào mỗi gia đình, vào công việc bên ngoài mà vợ chồng bạn đang đảm nhận để có sự phân chia hợp lý nhất. Sự công bằng không nhất phải là 50 – 50 mà có sự cân đối với việc lao động kiếm tiền của mỗi người.
Khi nhận ra sự phân chia lao động trong gia đình mình không hợp lý, bạn có thể lên danh sách công việc mới và thử đánh giá lại sự phân công đó sau một vài tuần áp dụng thử.
Để không khí gia đình luôn êm ấm, hãy tỏ lòng biết ơn và không quên cảm ơn những gì người ấy đã nỗ lực làm trong gia đình, cho dù đó là việc nhỏ nhặt nhất hoặc việc họ làm chưa thật tốt.
Mẫu thuẫn trong vấn đề tiền bạc
Không phải lúc nào tiền bạc cũng đứng đầu danh sách các vấn đề dễ gây tranh cãi nhất trong hôn nhân. Nhưng rõ ràng, đây là mâu thuẫn xảy ra phổ biến giữa các cặp vợ chồng. Có nhà thì cãi nhau do vợ và chồng không thống nhất được cách chi tiêu, thành ra vợ hay than thở hết tiền, chồng thì kêu vợ đã chi tiêu quá tay. Có nhà thì cãi nhau trước quyết định tiêu tiền vào một việc lớn nào đó.
Mâu thuẫn về tiền bạc đẩy lên căng thẳng hơn cả khi hai vợ chồng cùng gặp khó khăn trong công việc nên thu nhập thấp, trong khi có nhiều khoản cần chi tiêu.
Ngoài ra, tranh cãi về tiền bạc cũng có thể phát sinh ngay cả khi bạn mua một chiếc váy mới, đôi giày mới…
Bí quyết:
Cho dù kinh tế gia đình bạn khá giả hay không thì mọi vấn đề chi tiêu lớn, cần thiết trong nhà, bạn đều cần có sự bàn bạc, thảo luận với người bạn đời của mình.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên để họ tự do quyết định trong việc chi tiêu một số việc nhỏ nhặt (tiền tiêu vặt, mua sắm quần áo…). Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo bạn luôn biết cách chi tiêu phù hợp với điều kiện gia đình mình.
Video đang HOT
Nếu phát hiện chồng bạn đang tiêu quá tay, hãy góp ý sớm thay vì để mọi chuyện xảy ra rồi mới nổi giận khi nó đã quá muộn.
Mâu thuẫn chuyện nhà chồng/nhà vợ
Ngay cả những người chưa lập gia đình thì họ cũng có thể hình dung được mâu thuẫn gia đình liên quan đến gia đình nội – ngoại hai bên phức tạp thế nào, huống chi là khi đã là người trong cuộc.
Người ta thường coi đây là vấn đề vô cùng nan giải và khó giải quyết bởi “cây mỗi hoa, nhà mỗi cảnh”. Đặc biệt đối với chị em phụ nữ thì mâu thuẫn này còn căng thẳng và rắc rối hơn vì phải chịu nhiều mối quan hệ không có hồi kết như mâu thuẫn mẹ chồng – nàng dâu, chị em chồng…
Bí quyết:
Nên ưu tiên cho gia đình nhỏ của bạn và luôn luôn coi người chung sống với mình như một người bạn cùng nhóm.
Khi bạn yêu quý, tôn trọng bố mẹ mình thì cũng đừng bao giờ bỏ qua việc hỗ trợ, yêu thương bố mẹ chồng bạn. Hãy để chồng bạn biết, bạn luôn sát cánh bên anh ấy để báo hiếu với bố mẹ chàng. Đồng thời tỏ ra biết ơn trước mỗi hành động quan tâm và tình yêu thương mà chồng bạn dành cho bố mẹ mình.
Hôn nhân là nơi để chúng ta chia sẻ hạnh phúc nhưng cũng đồng thời là “cơ hội” nảy sinh nhiều mâu thẫu, kể cả trong các gia đình êm ấm nhất (Ảnh minh họa).
Mâu thuẫn chuyện chăn gối
Không phải cặp vợ chồng nào cũng xảy ra mâu thuẫn về chuyện chăn gối. Nhưng các chuyên gia tâm lý cho biết, “chuyện ấy” lại chính là nguyên nhân châm ngòi cho nhiều vấn đề tồn tại khác của hôn nhân. Nhiều cặp vợ chồng xảy ra tranh cãi cũng chỉ vì sự lệch pha trong ham muốn tình dục.
Bí quyết:
Mặc dù hầu hết các mâu thuẫn hôn nhân xoay quanh chuyện chăn gối đều được giải quyết khi người vợ biết cách chiều chuộng, thỏa mãn ham muốn của người chồng. Song đây không phải cách giải quyết tốt nhất cho tất cả các trường hợp xung đột về chuyện chăn gối.
Điều quan trọng là khi người vợ tỏ ra nỗ lực, cố gắng vì chồng thì người chồng cũng cần có phản ứng tích cực, chẳng hạn như chấm dứt cằn nhằn, chê trách… thì mâu thuẫn này mới được giải quyết.
Mâu thuẫn với những thói quen xấu của nhau
Một số thói quen nhỏ nhặt của bạn cũng có thể thể gây phiền nhiễu cho người chung sống cùng, từ đó dẫn đến mâu thuẫn hôn nhân. Ví dụ như việc bạn đi vệ sinh không bao giờ đóng cửa, lắm yêu sách khi đi ăn uống ngoài quán, luôn luôn chậm chạp và không đúng giờ…
Trong khi đó, chồng bạn lại thường xuyên để quên móng tay vừa cắt trên ghế, hay bình luận khi xem phim, phát tiếng nhóp nhép mỗi khi ăn… Dù vô tình hay cố ý thì những thói quen lặt vặt này đều có thể khiến người chung sống với bạn nổi cáu, thậm chí phát điên.
Bí quyết:
Các chuyên gia tâm lý cho cách tốt nhất để giải quyết mâu thuẫn phát sinh từ các thói quen lặt vặt này là hãy bỏ qua nó. Có quá nhiều vấn đề quan trọng trong đời sống hôn nhân mà bạn cần bận tâm, xem xét hơn là để ý đến các việc nhỏ nhặt hàng ngày ấy.
Còn khi thấy bực bội, tức giận trước hành vi của người khác, vẫn có một cách để bạn vượt qua cơn tức giận đó là di chuyển đến chỗ mà người ấy không còn lọt vào tầm mắt bạn nữa.
Mâu thuẫn khi chăm sóc và nuôi dạy con cái
Trong số những tranh cãi phổ biến nhất của các cặp vợ chồng thì mâu thuẫn liên quan đến con cái thiên về yếu tố cảm xúc hơn cả. Bắt đầu từ khi có con, những người làm cha làm mẹ luôn quan tâm đến việc làm thế nào để nuôi dạy con một cách tốt nhất. Và cũng chính điều này dẫn đến xung đột khá lớn giữa các cặp vợ chồng.
Các bà mẹ và ông bố thường sẽ tranh luận về cách dạy bảo con dễ dãi hay nghiêm khắc, khi nào và làm thế nào để “trị” con đúng cách hay ách tốt nhất để bảo vệ con là gì…
Bí quyết:
Hãy đối mặt với sự thật là cả bạn và chồng đều không có cách dạy dỗ, cư xử với con cái chuẩn mực nhất. Có người thì nuông chiều thái quá, có người lại khắt khe trên mức cần thiết.
Cách tốt nhất để giải quyết mâu thuẫn hôn nhân liên quan đến chuyện dạy dỗ con là cả hai cùng ngồi lại bàn bạc, thống nhất để quyết định các nguyên tắc quan trọng nhất, sau đó cam kết áp dụng cách dạy con đó. Và đối với con trẻ, mỗi độ tuổi vợ chồng bạn cần có cách dạy dỗ khác nhau.
Khi bạn không đồng tình với cách ứng xử của chồng bạn đối với con, bạn nên thảo luận với anh ấy khi không có mặt con. Còn tất cả những lúc có sự hiện diện của con cái, bạn nên chứng tỏ cho con thấy bố mẹ chúng tâm đầu ý hợp trong mọi chuyện.
Theo afamily
Là con gái, hãy cho phép mình "làm giá"
Hết lòng vì người mình yêu là tốt, nhưng vì họ mà phải đánh mất cuộc sống của chính mình thì liệu có đáng hay không? Lắng nghe câu chuyện từ chính những người trong cuộc...
Bỏ rơi bạn bè, xao nhãng học tập
Thúy Vy (SV năm 2, ĐH KHXH & NV) chia sẻ về mối tình đầu: "Hồi năm nhất Đại học, mình khá xinh nên rất nhiều anh chàng "có điều kiện" theo đuổi. Ấy vậy mà mình chỉ "điêu đứng" với Lâm, không đẹp trai, không giàu có cũng chẳng ga lăng, chỉ có giọng hát ngọt ngào và ánh nhìn không thể cưỡng được. Từ ngày quen nhau, hầu như mình chỉ "dính chặt" vào anh ấy, không bạn bè, không tụ tập. Lúc mới vào trường, tối nào mình cũng nhắn tin, chát chít còn giờ thì chẳng ngó ngàng tới nữa vì hầu như chỉ liên lạc với Lâm mà thôi".
Thế là chẳng lâu sau đó, Vy bị bạn bè cho "ra rìa", cả trai lẫn gái không còn ai quan tâm hay rủ rê cô đi chơi nữa. Dần dần Vy cảm thấy thế giới như chỉ còn có hai người và những lúc Lâm bận thì nàng thui thủi ở nhà chả biết đi đâu.
Dần dần Vy cảm thấy thế giới như chỉ còn có hai người...
Trường hợp của Ngọc Lan (SV năm 4, ĐH Kinh tế) thì lại là vấn đề "trượt dốc" trong chuyện học hành. "Mình chăm chỉ suốt một năm đầu, học kỳ nào cũng có học bổng. Ấy thế mà lên năm 2, quen hắn thì sa sút thấy rõ. Suốt ngày chỉ cà phê, xem phim, rong ruổi yêu đương... Ban đầu mình nghĩ chuyện phân tâm, xao nhãng vì yêu là lẽ thường, cho đến khi cầm bảng điểm thì giật mình phát hoảng. May mà mình đã kịp chấn chỉnh lại và trả nợ hết các môn, từ đó sắp xếp để không bị tình yêu "cám dỗ" nữa".
Đánh mất chính mình
Đành rằng khi yêu, con người ta có nhu cầu tự chỉnh sửa để hoàn thiện và hoà hợp với nửa kia. Thế nhưng, việc chiều theo ý người yêu một cách tuyệt đối thì thật là tai hại. Chuyện của Hồng Thu, cô bạn thân thời phổ thông của tôi là một ví dụ.
Thu trong kí ức của tôi là một cô gái nhí nhảnh, hồn nhiên và cực kỳ nghịch ngợm. Với phong cách ăn mặc kiểu tomboy, cô ấy có thể vô tư thể hiện cảm xúc của mình mà không bận tâm đến suy nghĩ của người khác, có thể vắt chân trên ghế nói chuyện hay ngồi xổm ăn hàng, sẵn sàng nhuộm tóc đủ màu nếu có ai thách đố... Nhưng từ khi Thu yêu Khánh được 1 năm, tôi cũng phải giật mình khi gặp lại bạn mình.
Bạn đang bỏ thế giới thực của mình lại đằng sau và lao vào thế giới của chàng như một con thiêu thân
Tóc Thu đã được nhuộm đen, nuôi dài đến ngang vai, mặc váy, dáng ngồi khép nép, hai tay đặt ngay ngắn lên chân, không dám nói to, không dám cười lớn tiếng. Ăn uống thì nhỏ nhẹ đến khổ sở, thậm chí còn chịu ăn cà rốt - món mà trước giờ ghét cay ghét đắng. Hoá ra vì bị chàng chê không giữ ý giữ tứ nên nàng ta phải "gồng mình" sửa đổi. Thôi thì đúng là có dịu dàng đi thật, nhưng trong mắt tôi và cả cô ấy - "như thế thật chẳng giống là Thu chút nào!".
Quên mất bản thân là con gái
Thảo Trang (21 tuổi) kể: "Anh ấy hiếm khi nói những lời như &'anh yêu em', &'anh nhớ em',... nhưng nếu bạn gái không thổ lộ tình cảm bằng những câu ấy thì ngay lập tức bị giận. Lần nào đi chơi anh cũng đến trễ, toàn bắt mình ngồi chờ, nếu có hẹn qua đón mình thì cũng lần lựa mãi. Thế là sợ mất công anh ấy, mình tự đón xe bus đi cho lẹ. Nghĩ lại cũng thấy thiệt thòi, bạn bè mình thì được nhõng nhẽo còn mình thì tuyệt nhiên chẳng được người yêu chiều chuộng".
Bạn là con gái, hãy tự cho phép mình "làm giá" một chút để không bị thiệt thòi.Thường thì trong quá trình yêu đương hẹn hò, con trai mới là người chủ động đón đưa hay đi làm lành mỗi khi có "chiến tranh". Thế nhưng, đối với những cô gái này thì dường như họ luôn nhún nhường cho qua, thậm chí đi xin lỗi ngay cả lúc chẳng sai.
"Mình rất sợ bạn trai giận, mình yêu anh ấy vô cùng. Mặc dù có lúc anh ấy sai rõ ràng nhưng cứ cố chấp không thừa nhận. Thế là mình đành muối mặt nói tiếng &'xin lỗi' vì không muốn những chuyện giận hờn mà làm cho tình cảm rạn nứt. Mỗi lần người ấy có ý chia tay là tim mình như muốn rơi ra khỏi lồng ngực. Mình luỵ anh ấy thật rồi!" - Thuỷ Tiên (22 tuổi) chia sẻ.
Bạn là con gái, là phái đẹp, phái yếu, thế nên hãy tự cho phép "làm giá" một chút để không bị thiệt thòi
Tạm kết
Là con gái, sự thể hiện tình cảm đối với chàng trai mình yêu thương là điều không có gì đáng trách cả. Tuy nhiên, cái gì quá cũng không tốt. Bạn dành hết thời gian cho người đó, vùi vào tình yêu mà không quan tâm đến mối quan hệ khác, xao nhãng học hành, công việc thì cái nhận được chỉ là sự cô đơn và thất bại. Nếu một ngày hai người chia tay thì bạn bè trước đây có còn ở bên cạnh bạn không, hay là họ đã cho bạn "ra rìa" ngay từ khi bạn tự cắt liên lạc với họ? Tri thức, công việc cũng không thể đứng yên để đợi chờ bạn mãi phải không?
Còn nữa, việc chiều chuộng, nhún nhường người yêu thái quá cũng không nên chút nào. Bạn là con gái, là phái đẹp, phái yếu, thế nên hãy tự cho phép "làm giá" một chút để không bị thiệt thòi. Đánh mất những sở thích, thói quen chỉ vì những đòi hỏi của chàng sẽ đồng nghĩa với việc bạn đang bỏ thế giới thực của mình lại đằng sau và lao vào thế giới của chàng như một con thiêu thân đấy!
Bạn gái thân mến, hãy giữ lại cho mình một khoảng trời riêng, đừng biến mình thành cô gái ngốc nghếch trong tình yêu nhé!
Theo Bưu Điện Việt Nam
Tình còn đẹp vì tình dang dở Mình chia tay mà trong lòng còn yêu nhiều, mình chia tay mà chỉ có người trong cuộc mới hiểu rõ được lý do thực sự. Một phần có lẽ do sức ép của gia đình quá lớn, có lẽ anh đã không thể vượt qua được người bố đáng kính để đến bên em. Chia tay giống như đặt một dấu chấm...