Những mạng xã hội cùng thời Yahoo 360 giờ ra sao?
Một số đã bị khai tử, một số chuyển đổi và có những cái rất thành công khi Yahoo 360 tự bước hụt trên chính con đường trải đầy hoa hồng của mình.
Yahoo sẽ đóng cửa mục Hỏi Đáp (Answers) vào ngày 04/05 tới đây, khép lại một trong những sản phẩm cuối cùng thuộc kỷ nguyên hoàng kim của mình. Nhân dịp này, nhiều người dùng lại cảm thấy bồi hồi nhớ về những sản phẩm thời huy hoàng của Yahoo như Mail, Messenger hay 360…
Nếu không có những toan tính đầy sai lầm của Yahoo, có thể ngày nay người ta đã không phải lệ thuộc vào Facebook. Nhưng không chỉ có Yahoo, nhiều mạng xã hội cùng thời khác cũng để vuột mất cơ hội viết lại lịch sử.
Ra mắt năm 2009, Zing Me được xem là mạng xã hội dành cho game thủ lớn nhất Việt Nam giai đoạn đầu thập niên 2010. Thời hoàng kim của Zing Me gắn liền với những webgame thân thuộc như Khu Vườn Trên Mây, Nông Trại Vui Vẻ, Hàng Rong, Ủn Ỉn…
Zing Me trải qua nhiều lần thay đổi giao diện hòng làm mới mình, nhưng vẫn thất bại trước Facebook.
Tuy nhiên, việc quá tập trung vào phục vụ 8 triệu thành viên mà chủ yếu là game thủ khiến Zing Me mất dần người dùng phổ thông. Cùng với việc chậm cập nhật, sửa lỗi, nâng cấp các tính năng cho phù hợp với thời đại mà nếu có chỉ là đi sao chép lại của đối thủ, Zing Me sống lay lắt cho đến cuối thập niên và bị VNG chính thức khai tử vào 01/2020.
Ngày nay, người dùng truy cập vào me.zing.vn sẽ nhận được thông báo hệ thống đang nâng cấp, nhưng trên thực tế toàn bộ cơ sở dữ liệu của mạng xã hội này đã bị xóa sạch.
Go.vn
Go.vn là mạng xã hội Việt được xây dựng thần tốc trong vòng 2 tháng với tham vọng đầu tư 1.000 tỷ đồng để chiếm lĩnh thị trường trong vòng 5 năm, tính từ thời điểm ra mắt vào tháng 05/2010.
Video đang HOT
Tuy vậy, sau sáu tháng ra mắt, VTC Intecom đã thất bại trong việc vận hành mạng xã hội go.vn. Ngày nay, khi truy cập vào go.vn người dùng sẽ được chuyển hướng đến trang luyện thi tiếng Anh IOE cũng của VTC Intecom.
Tầm Tay
Không quá ầm ĩ như các mạng xã hội Việt cùng thời, Tầm Tay ra đời năm 2007 với tham vọng nhỏ là cạnh tranh với chính Yahoo 360 ở mảnh đất blog. Thực tế, mạng xã hội này cũng đã trở thành nơi tập hợp các bài viết sâu lắng, hàm súc dù cộng đồng hoạt động khá thưa thớt.
Kết quả là đến năm 2018, Tầm Tay đã thông báo ngừng hoạt động, xóa bỏ dữ liệu của toàn bộ người dùng khỏi máy chủ sau ngày 01/04/2018. Dù vậy, ngày nay người ta vẫn có thể truy cập vào trang chủ tamtay.vn và đọc thông báo cuối cùng của mạng xã hội này.
Ở thời đại mà Facebook mới chớm nở, MySpace chính là mạng xã hội lớn nhất hành tinh vào giai đoạn năm 2005, khi nó được mua lại bởi tập đoàn truyền thông khổng lồ New Corporation của tỷ phú Rupert Murdoch với cái giá 580 triệu USD.
Khi đó, lượng truy cập vào MySpace thậm chí còn vượt qua cả Yahoo lẫn Google với đỉnh cao là 115 triệu người dùng hàng tháng.
MySpace từng là mạng xã hội thành công nhất ở Mỹ trước khi bị Facebook soán ngôi.
Tuy nhiên, MySpace đã sớm bị Facebook vượt mặt vào năm 2008 và bắt đầu tụt dốc không phanh sau đó. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, giá trị của MySpace tụt xuống còn 35 triệu USD khi nó được thanh lý ở phiên chợ chiều.
MySpace trải qua thêm một lần sang tên chính chủ khác vào năm 2016 với giá 87 triệu USD. Từ đó đến nay, mạng xã hội vang bóng một thuở hoạt động như một website về tin tức âm nhạc US-UK.
Trong giới công nghệ, thất bại của người này chính là thời cơ để kẻ khác vùng lên. Facebook đã rất biết cách nắm bắt cơ hội khi cả MySpace lẫn Yahoo 360 suy yếu vì tự bắn vào chân mình.
Trong khoảng thời gian rất ngắn ở giai đoạn gọi vốn, Facebook đã tích hợp tính năng up ảnh không giới hạn dung lượng, tag bạn bè (năm 2005), tính năng viết Notes, News Feed (2006), hỗ trợ phiên bản di động (2007)…
Gần như mỗi năm hai lần, Facebook liên tục đưa ra các cập nhật hoặc cải tiến lớn khiến các đối thủ phải vất vả sao chép. Lượng người dùng Facebook cũng theo đó mà gia tăng một cách nhanh chóng mặt.
Cho đến nay, dù tạo ra nhiều tranh cãi khi để lộ lọt nhiều nội dung xấu độc hay lộ thông tin cá nhân dẫn đến không ít lần bị tẩy chay, Facebook vẫn là mạng xã hội số một hành tinh với 2,8 tỷ người dùng thường xuyên.
Điểm tên những tựa game tuổi thơ đình đám một thời trên Zing Me
Nhắc đến Zing Me, hẳn nhiều người sẽ nhớ ngay đến những cái tên quen thuộc như: Khu vườn trên mây, Nông trại vui vẻ... từng khiến 8x - 9x điên đảo một thời.
Trước khi trở thành một "thành phố ma" trên không gian mạng, Zing Me từng là mạng xã hội lớn nhất Việt Nam với lượng người dùng vượt xa cả Facebook. Đối với phần lớn các 8x - 9x, Zing Me mang cả một bầu trời kỷ niệm với hàng loạt tựa game làm netizen thời bấy giờ điên đảo.
Happy City
Happy City là trò chơi đạt giải nhất trong cuộc thi "Viết ứng dụng trên Zing Me" do VNG tổ chức. Tham gia trò chơi, người chơi sẽ hóa thân thành một thị trưởng, sở hữu trong tay một vùng đất rộng lớn. Từ đó, bạn có nhiệm vụ phải quy hoạch, xây dựng và kinh doanh trên vùng đất này theo cách riêng của mình cũng như không thiếu những drama với hàng xóm.
Nông trại vui vẻ
Nông trại vui vẻ có lẽ là tựa game có mặt sớm nhất trên Zing Me. Game ăn điểm nhờ đồ họa dễ thương, gameplay đơn giản và thư giãn. Người chơi sẽ thực hiện các nhiệm vụ trồng trọt, chăn nuôi,... Ngoài ra, cũng như phần lớn các game khác của Zing Me, người chơi sẽ có tương tác nhất định với những người chơi khác như sang nhà hàng xóm bắt sâu, diệt bọ, thậm chí là ăn trộm vật phẩm.
Sự tương tác thú vị nhất trong game có lẽ là mỗi lần bạn bè hoặc hàng xóm đến ăn trộm và gặp phải gia chủ nuôi chó.
Khu vườn trên mây
Khu vườn trên mây là tựa game thành công nhất trong 7 năm phát hành trên Zing Me. Dù gameplay cũng chỉ xoay quanh các nhiệm vụ trồng trọt như Nông trại vui vẻ, nhưng Khu vườn trên mây lại có những điểm nhất và sự đáng yêu riêng để thu hút người chơi. Nhiệm vụ game khá đơn giản, chỉ là chăm sóc các những loại cây trồng độc lạ trên các tầng mây khác nhau. Đồ họa game đơn giản hơn các tựa game khác.
Năm 2016, khi Khu vườn trên mây bản website bị đóng cửa để tập trung phát triển phiên bản mobile, nhiều người chơi đã tỏ ra vô cùng tiếc nuối. Ngoài công sức bỏ ra để chăm sóc cây cối, gom góp mua đồ trang trí... người ta cũng khó mà quên được những kỷ niệm đáng nhớ khi chơi game và làm quen với bạn bè ảo.
Hàng Rong
Hàng Rong có lẽ là tựa game giản dị nhưng đậm chất Việt Nam nhất vào thời điểm đó. Game mô phỏng lại hoạt động đời thực. Người chơi nhập vai dân buôn hàng hóa để kiếm lời, oẳn tù tì, bắt nạt hoặc hôn hàng xóm... để tìm sự nổi tiếng. Nếu muốn khẳng định tiếng tăm hay địa vị xã hội, người chơi có thể bước vào "bụi đời chợ cá". Ngoài ra, người chơi được quản lý khu phố của riêng mình, tụy chọn các loại hàng hóa buôn bán để thu lợi nhuận cao nhất.
Nhờ những tính năng tương tác thú vị, gần gũi với đời sống thường ngày mà Hàng Rong trở thành tựa game tuổi thơ của nhiều game thủ. Game gắn liền với những kỷ niệm khi ngày tết được thủ thỉ ở nhà chơi game, nhận quà ảo trong game từ người yêu hay bạn bè tặng. Cũng chính vì vậy mà khi Hàng Rong ngừng phát hành, rất nhiều người chơi cảm thấy buồn bã...
Ngoài các tựa game đỉnh như trên, game thủ 8x - 9x chắc chắn cũng sẽ không thể quên được các tựa game như Đảo Rồng, Vương quốc chuột chũi, Ao cá vui vẻ... đình đám một thời trên mạng xã hội Zing Me.
Zing Me và những tựa game huyền thoại Dòng ký ức đẹp của một thời thanh xuân Ai cũng có những đoạn hồi ức đẹp lưu giữ mãi trong tim! Bạn có còn nhớ những cái tên huyền thoại như Khu Vườn Trên Mây, Nhà Hàng Vui Vẻ, Đảo Rồng, Hàng Rong,... chứ? Khi nghe những cái tên đó bạn có bồi hồi không? Nếu có thì bạn giống mình đấy, tự nhiên nhớ quá mấy bạn ạ! Bạn có...