Những lý do người nước ngoài ghét Việt Nam
Dải đất hình chữ S của chúng ta có nhiều lợi thế vượt trội để phát triển du lịch. Những năm gần đây, từ khóa về du lịch Việt Nam cũng trở thành chủ đề nóng trên phương diện quốc tế. Dù vậy, có không ít du khách tới Việt Nam đã quyết định “một đi không trở lại”. Họ nói, họ GHÉT Việt Nam!
Chúng ta vốn luôn tự hào về truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc, bản chất con người hiền hòa chất phác. Lí do nào khiến hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè và du khách quốc tế lại trở nên lệch lạc như vậy?
Dưới đây là một số lí do, tổng hợp từ nhiều ý kiến của các du khách nước ngoài đã từng tới Việt Nam về những điều họ kém bằng lòng, thậm chí cảm thấy kém an toàn ở chính đất nước chúng ta.
Không trung thực
Khách du lịch mệt mỏi vì những lời nói thiếu trung thực của người Việt. (Ảnh: Travelogue)
Người nước ngoài tỏ ra khó chịu vì những lời nói không thành thật của dân Việt. Ví dụ điển hình như ở sân bay, báo hành lý bị thất lạc ở khách sạn để đòi thêm tiền.
Một khách nước ngoài cho rằng sự không trung thực của dân Việt thật đơn giản và tầm thường. Họ tỏ ra khá mệt mỏi vì những lời không thành thật như thế này.
Nỗi sợ hãi bị trộm, cướp
Khi tới một đất nước xa lạ như Việt Nam, ngoài lo thất lạc hành lý, người nước ngoài đặc biệt sợ hãi việc bị cướp giật, móc túi, trộm tài sản. Kẻ xấu dễ lợi dụng sự cả tin và bất đồng ngôn ngữ để thừa nước đục thả câu.
Bức ảnh 2 du khách nước ngoài bị cướp tại Hà Nội và tấm bảng cầu cứu bằng Tiếng Việt – Ảnh: Facebook
Vài ngày nay, cộng đồng mạng đang chia sẻ bức ảnh hai vị khách nước ngoài, bên tấm bảng kêu cứu bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Nội dung tấm bảng có viết ” Xin chào, chúng đôi đã đi du lịch khắp châu Á trong 7 tháng. Tối qua, chúng tôi đã bị cướp tại Hà Nội. chúng đã cướp tiền, bản đồ và lều. Không có những thế này, chúng tôi không thể trở về nhà. Làm ơn hãy giúp đỡ nếu bạn có thể. Xin cảm ơn nhiều”. Hai vị khách được cho là đang ngồi gần khu vực Quốc Tử Giám, Hà Nội để kêu gọi sự giúp đỡ.
Những hình ảnh và câu chuyện tương tự hoàn toàn không khó bắt gặp tại Việt Nam. Vô hình, du khách sẽ hình thành ấn tượng xấu về con người, cũng như đất nước Việt Nam.
“Chặt chém” và nói thách với du khách
Những người bán hàng rong thường “chém” khách du lịch không thương tiếc. (Ảnh: Travelogue)
Video đang HOT
Mặc dù ở các nước khác, giá cả cho nước ngoài luôn được niêm yết tuy nhiên ở Việt Nam, việc này khá mập mờ. Thường thì người nước ngoài luôn được ưu tiên bán giá đắt gấp đôi.
Đến Việt Nam, người nước ngoài còn rỉ tai nhau, rằng du lịch ở phố cổ Hà Nội, nên tránh xa mấy người bán hàng rong, để không phải mua đồ giá cắt cổ, cũng như tránh bị móc túi. Cảnh giác hơn, thay vì đeo sau lưng, họ lại đeo balô… về phía trước ngực để khỏi phải bận tâm, sợ mất đồ.
Một vị khách nước ngoài bị người phụ nữ bán hàng rong đeo bám – Ảnh: Vietnamnet
Người dân xem người nước ngoài như một cơ hội để bán hàng. “Chặt chém” du khách trở thành “văn hóa” ở Việt Nam.
Việt Nam có nhiều tiếng ồn
Đường phố nhiều xe cộ và tiếng ồn do còi xe khiến nhiều người nước ngoài cảm thấy khó chịu.
Tính trung bình 5 -7 giây lại có tiếng còi xe. Những tiếng ồn trên đường phố khiến nhiều người lo ngại và chán nản.
Giao thông Việt Nam
Giao thông Việt Nam luôn là nỗi ám ảnh lớn với người nước ngoài. (Ảnh: Travelogue)
Số lượng xe máy khổng lồ tại Việt Nam là mối nguy hiểm khôn lường cho người đi bộ.
Vì vỉa hè bị các hộ kinh doanh lấn chiếm nên người đi bộ phải đi trên đường phố. Việc đi lại ở Việt Nam rất nguy hiểm khiến nhiều người nước ngoài lo sợ.
Không hề khó để tìm ra các “cẩm nang” sang đường tại Việt Nam được khách du lịch nước ngoài truyền tay nhau. Thật hài hước khi biết rằng bạn bè quốc tế tới Việt Nam lại nằm lòng các bí kíp kì lạ như “Sẽ chẳng ai đâm vào bạn đâu”, “Không được sợ hãi”, hay “Chú ý tới các phương tiện đang lao về phía mình”
Những tòa nhà “siêu mỏng” ở Việt Nam
Những tòa nhà siêu mỏng phổ biến ở Việt Nam không “thuận mắt” người nước ngoài. (Ảnh: Travelogue)
Bất cứ du khách nào cũng tỏ ra ngạc nhiên trước những tòa nhà siêu mỏng, hình dạng “độc đáo” tới mức méo mó tại Việt Nam. Tình trạng này phổ biến hơn cả tại những thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn,…nơi mỗi tấc đất đều quý hơn vàng.
Thói quen đỗ xe “bừa bãi” của người Việt
Cách đỗ xe bừa bãi của người Việt trước các cửa hàng. (Ảnh: Travelogue)
Nhiều người cho rằng thói quen đỗ xe không khoa học thể hiện sự thiếu hiểu biết và bất lịch sự của người Việt. Họ ngạc nhiên khi biết ở Việt Nam, vỉa hè không dùng để…đi bộ.
Những món ăn “kỳ lạ”
Món bề bề sốt chua cay không được lòng khách du lịch nước ngoài. (Ảnh: Travelogue)
Việt Nam có rất nhiều món ăn kỳ lạ và “gớm ghiếc” khiến người nước ngoài sợ như: thịt chó, tiết canh, bề bề, trứng vịt lộn… Một vị khách nước ngoài có thể sẽ…thù bạn suốt đời nếu bạn lừa họ ăn thịt chó. Hoặc, bạn sẽ không ngạc nhiên khi trứng vịt lộn, hay tiết canh Việt Nam liên tục có mặt trong danh sách các món ăn kinh dị nhất thế giới.
Dẫu sao, Việt Nam cũng là một đất nước thú vị!
Theo Dep Plus
Ép du khách mua dừa với giá "chặt chém"
Nhiều du khách nước ngoài đến TP HCM trở thành miếng mồi cho một nhóm người giở đủ trò chèo kéo, ép mua dừa với giá "chặt chém".
Một trái dừa bình thường có giá 10.000-15.000 đồng. Nhưng qua nhóm buôn bán bất lương này, du khách bị ép trả 50.000-100.000 đồng, thậm chí 200.000 đồng mỗi trái. Thực chất đó là hành vi trấn lột.
Có nhiều băng nhóm
Đội quân hành nghề bán dừa này có khoảng 30 người, lãnh địa được "quy hoạch" trước các địa điểm tham quan như hội trường Thống Nhất, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Bảo tàng TP HCM... Theo đó, khu vực đường Nguyễn Du, Lý Tự Trọng, Huyền Trân Công Chúa (phường Bến Thành, quận 1) là địa bàn hoạt động của ông Thanh, ông Ngọc, ông Tý; khu vực trên đường Lê Quý Đôn, Nguyễn Thị Minh Khai, Nam Kỳ Khởi Nghĩa (phường 6, quận 3) là địa bàn hoạt động của anh em ông Tâm, ông Đầy, ông Bảy...
Sáng 6/5, khi chúng tôi lò dò xin theo "học nghề" và gia nhập, Tý - một tay bán dừa quát tháo: "Bộ mày tưởng nghề này dễ làm lắm hả? Rành tiếng Anh chưa chắc đã làm được. Khu vực này đã được phân chia địa bàn rồi, đâu phải dễ ăn mà vào!".
Tý cho biết đội quân bán dừa ở khu vực trung tâm TP đều là anh em trong nhà, ở trọ cùng một chỗ nên việc "xin xỏ" vào làm rất khó. Có lẽ đó là một trong những nguyên tắc để tổ chức hoạt động chặt chẽ và kín đáo.
Rồi Tý cũng xiêu, chỉ dẫn chúng tôi gặp ông Thanh (quê Tiền Giang), người có thâm niên bán dừa trên 10 năm. Ông Thanh xua tay: "Mày đi chỗ khác đi, không ai cho mày bán đâu. Khu vực này đã được ăn chia cả rồi, mày bán cà chớn là tụi nó đánh chết đó".
Để chứng minh điều mình nói, ông Thanh chỉ tay về hướng khu vực đường Nguyễn Du nói: "Ở góc đó có một thằng bán, khu vực đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa có hai thằng bán, đường Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Quý Đôn có cả chục thằng tranh nhau từng mét vuông".
Ông Thanh phổ biến kỹ năng moi tiền du khách: "Đối với khách trong nước mình bán giá mềm thôi, khoảng 20.000 đồng/trái, còn khi gặp khách nước ngoài tùy vào từng người mà ra giá khác nhau. Khi thấy khách lớ ngớ là phải bám theo ra dấu bằng cách giơ ngón tay. Ra dấu từ 1-5 ngón tay để khách nghĩ là 5 ngón tay là 5 USD, 1 ngón tay là 10 USD".
Một người trong nhóm bán dừa trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (TP HCM) đang chèo kéo, yêu cầu du khách nước ngoài phải trả 5 USD (tương đương trên 100.000 đồng/trái dừa).
Khi đang dạy chúng tôi, nhác thấy hai vị khách nước ngoài đi bộ trên vỉa hè, ông Thanh hét: "Hello, sir!..." và đu theo mấy chục mét. Nhì nhằng mãi rồi hai vị khách cũng miễn cưỡng móc tiền mua dừa. Mấy phút sau ông ta quay lại, nói "nhìn đó mà học". Ông Thanh nói mỗi ngày kiếm được 600.000-700.000 đồng, có ngày nhiều hơn.
Một tay bán dừa ở đường Nguyễn Thị Minh Khai còn trắng trợn: một ngón tay là 10 USD, nếu khách không hiểu hoặc lằng nhằng thì cầm tờ tiền gí vào mặt nó! Tuy nhiên, tay này cũng tỏ ra thận trọng: "Muốn chém đẹp cũng phải coi mặt, có nhiều khách nước ngoài sang đây du lịch rành lắm. Nếu bị chặt chém, họ chụp hình mình rồi gửi lên phường bắt phạt thì ráng chịu".
"Chặt chém", đe dọa
Ông N. (ngụ quận 2), lái xe cho một công ty du lịch chuyên chở khách nước ngoài tham quan, bức xúc cho biết nhóm bán dừa có gần 30 người bủa vây trên nhiều tuyến đường. Khi khách nước ngoài đi ngang, nhóm thanh niên liền bám sát chèo kéo mời gánh dừa để tạo dáng chụp hình. Tiếp đó, họ sẽ nhanh tay chặt dừa đưa cho khách mà không thông báo giá cả. Khách dùng xong trái dừa mới tá hỏa khi biết phải trả 150.000 - 200.000 đồng/trái.
"Nhiều lần thấy du khách bị nhóm bán dừa "chặt chém" nhưng tôi và nhiều tài xế không dám can thiệp vì họ rất đông và hung dữ. Đa số khách nước ngoài không muốn phiền phức hoặc sợ không ai bảo vệ mình nên họ trả tiền trong ấm ức" - ông N. bức xúc.
Nhiều ngày đeo bám nhóm bán dừa này, chúng tôi xác định với những vị khách lỡ gánh hàng thì nhóm người bán dừa tìm đủ cách ép mua dừa với giá cắt cổ. Khoảng 10h ngày 5/5, ông Ngọc ôm gánh dừa loe hoe gần 10 trái núp ở góc đường Nguyễn Du đợi "con mồi".
Vài phút sau, thấy hai du khách nước ngoài một nam, một nữ xuất hiện rảo bộ hướng về đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, lập tức ông Ngọc gánh dừa chạy băng qua đường chặn ngay trước mặt. Sau vài ba câu tiếng Anh bập bõm, ông Ngọc chuyền gánh dừa từ vai mình qua vai du khách nam khiến người này sửng sốt. Cuối cùng hai vị khách này buộc phải móc 200.000 đồng để mua hai trái dừa. Trong một số trường hợp khách không chịu trả tiền thì bọn này sẵn sàng giật ví của khách, trắng trợn tự lấy tiền.
Nhưng không phải lúc nào những đối tượng này cũng thành công. Ngày 8/5 tại giao lộ Nguyễn Thị Minh Khai - Nam Kỳ Khởi Nghĩa (phường 6, quận 3), hai du khách nữ bị em trai ông Tâm chặn đường dụ gánh dừa và niềm nở chặt một trái dừa cho uống.
Khi vị khách nữ vừa cầm trái dừa lên uống thì người này giơ hai ngón tay ra hiệu trả tiền. Lúc này, hai vị khách nữ đỏ mặt sửng sốt lúi húi móc túi đưa 10.000 đồng nhưng thanh niên này lắc đầu và tiếp tục giơ hai ngón tay ra hiệu đưa thêm tiền. Lần này, hai du khách móc thêm 10.000 đồng đưa thì người thanh niên tỏ vẻ bực tức chửi: "Đ.M, nó có tiền đó nhưng nó "kẹo" lắm, nó biết hết giá cả rồi". Trận "chặt chém" này thất bại.
Đã xử lý nhiều trường hợp
Đại diện Công an phường 6 (quận 3) cho biết, để chấn chỉnh tình trạng chèo kéo, ép du khách nước ngoài mua dừa với giá cắt cổ trước Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, công an phường gần đây đã quyết liệt tuần tra xử lý hơn 10 trường hợp. Những trường hợp này ngoài việc xử phạt hành chính, công an phường còn tịch thu dụng cụ hành nghề. Thời gian tới, công an phường sẽ tiếp tục tuần tra xử lý triệt để tình trạng trên, vị đại diện này nói.
Chủ tịch UBND phường Bến Thành (quận 1) Nguyễn Võ Phương Quỳnh cho biết, hai phường Bến Thành và Bến Nghé đang phối hợp với phường 6 (quận 3) cùng tuần tra xử lý các trường hợp bán dừa chèo kéo du khách.
"Hiện, UBND phường chưa ghi nhận có du khách nước ngoài nào phản ảnh việc bị nhóm người này chèo kéo, bán dừa "chặt chém" mà do lực lượng chức năng phường chủ động tuần tra, khi phát hiện những gánh hàng như vậy sẽ nhắc nhở, nếu tái phạm sẽ tịch thu, lập biên bản xử lý hành chính" - bà Quỳnh nói.
Theo_Zing News
Gần 33% du khách quốc tế quay trở lại Việt Nam Theo kết quả điều tra khách quốc tế đến du lịch Việt Nam năm 2014 do Trung tâm thông tin Du lịch (Tổng cục Du lịch) công bố ngày 15/5 cho thấy, chỉ có gần 33% du khách quốc tế quay trở lại Việt Nam du lịch (lần 2 trở lên). Nhằm có số liệu chi tiết phục vụ công tác quản lý,...