Những lý do không nên ăn đậu phụ
Theo y học Trung Quốc, đậu phụ có tính ngọt và mát mẻ, có lợi cho dạ dày, ruột già… Tuy nhiên, ăn đậu phụ cũng có thể có hại cho sức khỏe.
Thực phẩm từ đậu nành từ lâu đã được biết đến như dinh dưỡng chăm sóc cho sức khỏe, cho dù đó là sữa đậu nành hay đậu phụ. Các loại thực phẩm này khá phổ biến, đặc biệt là ở các thành phố lớn, nơi người dân rất quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe hàng ngày cho mình và gia đình. Không thể phủ nhận các giá trị dinh dưỡng của đậu phụ, nó bao gồm chất béo, carbohydrate, vitamin và khoáng chất.
Theo y học Trung Quốc, đậu phụ có tính ngọt và mát mẻ, có lợi cho dạ dày, ruột già… Tuy nhiên, ăn đậu phụ cũng có thể có hại cho sức khỏe.
1. Suy giảm chức năng thận
Trong những trường hợp bình thường, khi ăn vào cơ thể, thức ăn thông qua sự trao đổi chất của protein thực vật, và cuối cùng hầu hết các chất thải chứa nitơ qua sự bài tiết của thận. Người già, thận giảm khả năng bài tiết chất thải, nên nếu ăn nhiều đậu phụ, tiêu thụ nhiều protein thực vật sẽ làm tăng gánh nặng cho thận vì buộc thận lọc các chất thải nhiều hơn. Lâu dài sẽ làm giảm chức năng thận.
2. Khó tiêu
Đậu phụ rất giàu protein, ăn quá nhiều sẽ không chỉ cản trở cơ thể hấp thu sắt và protein một cách dễ dàng mà còn dẫn đến chứng khó tiêu, trướng bụng, tiêu chảy và các triệu chứng khác.
3. Tăng nguy cơ xơ vữa động mạch
Video đang HOT
Các chuyên gia y tế nói rằng, trong đậu phụ đồng thời cũng rất phong phú chất methionine, methionine dưới tác động của enzym có thể được chuyển đổi sang cysteine. Homocysteine có thể làm tổn thương tế bào nội mô trong thành động mạch, dễ dàng để làm lắng đọng cholesterol và chất béo trung tính trong thành động mạch dẫn đến xơ vữa động mạch.
Ăn đậu phụ nhiều có thể khiến cơ thể bị bệnh thiếu i-ốt. (Ảnh minh họa).
4. Thiếu hụt iốt
Đậu phụ từ đậu nành có chứa một chất gọi là saponin, có thể thúc đẩy bài tiết i-ốt trong cơ thể con người. Do vậy, nếu tiêu thụ đậu phụ lâu dài có thể dễ dàng dẫn đến thiếu hụt iốt, khiến cơ thể bị bệnh thiếu i-ốt.
5. Để thúc đẩy bệnh gout
Đậu phụ làm cho rối loạn chuyển hóa purine trong cơ thể, đặc biệt là với bệnh nhân gout. Tiêu thụ đậu phụ làm cho nồng độ axit uric trong huyết thanh cao dễ dẫn đến các cuộc “tấn công” của bệnh gout.
6. Giảm đáng kể lượng tinh trùng của nam giới
Nam giới nên cẩn thận khi ăn đậu phụ và các sản phẩm đậu nành khác. Theo một số báo cáo của trường học Y tế công cộng Harvard, Mỹ, thì nếu tiêu thụ các sản phẩm đậu tương hàng ngày sẽ làm cho số lượng tinh trùng của nam giới giảm đáng kể.
Các sản phẩm đậu nành có ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản nam giới, đặc biệt là ảnh hưởng xấu đến sự sinh tinh. Đậu nành và các sản phẩm giàu phytoestrogens isoflavone, nếu tiêu thụ sẽ ảnh hưởng đến mức độ androgen nam, dẫn đến một loạt các hậu quả xấu.
Ăn quá nhiều đậu nành có thể ảnh hưởng đến số lượng tinh trùng nam. Trong 5 năm qua, những người ăn sản phẩm đậu nành sẽ có xác suất rối loạn chức năng cương dương cao hơn 3,46 lần so với những người khác.
Nhìn chung, đậu phụ là tốt, nhưng chúng ta không nên ăn mỗi ngày, một món ăn và không ăn quá nhiều. Các người già và người bị bệnh thận, thiếu máu thiếu sắt, bệnh gút, xơ vữa động mạch… càng nên kiểm soát tiêu thụ các sản phẩm đậu nành.
Theo PNO
Trời nóng, không nên lạm dụng nước ngọt
Nước là một phần rất quan trọng của cơ thể. Ở người trưởng thành, nước chiếm tới 50-60%. Nếu cơ thể mất 10% nước đã có thể nguy hiểm đến tính mạng, nếu cơ thể mất 20-22% nước thì dẫn đến tử vong.
Ảnh minh họa
Trong những ngày nắng nóng, cơ thể bị mất nước qua mồ hôi, qua hơi thở mà không được bồi phụ đủ dễ dẫn đến rối loạn chuyển hóa muối và nước, đặc biệt ở phụ nữ mang thai mắc bệnh thận, tăng huyết áp.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, khi bồi phụ nước cho cơ thể, không nên lạm dụng nước giải khát có đường, có ga hay các loại nước tăng lực vì thành phần chủ yếu của chúng là đường sucrose và không được cung cấp đầy đủ các loại vitamin và chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Hơn nữa, nếu phụ nữ mang thai sử dụng những loại nước này sẽ bổ sung thêm một lượng đường đáng kể cho cơ thể, làm gia tăng nguy cơ đái tháo đường thời kỳ thai nghén và nếu sử dụng trong một thời gian dài sẽ không tốt cho sức khỏe của người mẹ. Cách tốt nhất là bổ sung nước từ nước khoáng, nước đun sôi để nguội hay các loại trà giải nhiệt như trà xanh, rễ cỏ tranh, nước rau má, nước mía... hay các loại sinh tố dưa hấu, đu đủ, cam... để cung cấp đủ vitamin và khoáng chất mà cơ thể đã mất đi qua mồ hôi.
Theo SKĐS
Dinh dưỡng ngày "đèn đỏ" Mỗi tháng một lần, kinh nguyệt sẽ "viếng thăm" bạn gái. Đây là thời gian khó chịu cua không ít phụ nữ với các triệu chứng như: đau bụng, trướng bụng, mệt mỏi, khó ngủ... Ăn uống đúng cách là môt trong nhưng liệu pháp giúp thuyên giảm cảm giác khó chịu. Theo Đông y, khi có cảm giác khó chịu, đau bụng...