Những lý do khiến suy thoái kinh tế Mỹ có thể sớm xảy ra
Tại Mỹ, lạm phát giảm, việc làm tăng và người tiêu dùng tiếp tục chi tiêu trong mùa Hè. Tuy nhiên, Bloomberg Economics cảnh báo nguy cơ suy thoái của kinh tế Mỹ có thể sớm xảy ra.
Với cuộc đình công của người lao động ngành công nghiệp ô tô tiếp diễn, việc thanh toán nợ sinh viên được nối lại và nguy cơ đóng cửa chính phủ vẫn hiện hữu, Bloomberg nhận định ít nhất tăng trưởng GDP sẽ giảm 1 điểm phần trăm trong quý IV/2023.
Lạc quan về khả năng “ hạ cánh mềm” trước một cuộc suy thoái
Người dân mua sắm tại một cửa hàng ở Queens, New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Các số liệu cho thấy, sự lạc quan về nền kinh tế thường đạt đỉnh điểm ngay trước khi nền kinh tế suy thoái.
Vào tháng 10/2007, chỉ 2 tháng trước khi kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái, Chủ tịch Fed tại San Francisco thời điểm đó, bà Janet Yellen, đã cho rằng rất có thể kinh tế Mỹ sẽ “hạ cánh mềm”. Không chỉ có bà Yellen, người sau này trở thành Chủ tịch Fed và hiện đang là Bộ trưởng Tài chính Mỹ, tỏ ra lạc quan khi đó.
Trong tháng trước, bà Yellen, hiện là Bộ trưởng Tài chính Mỹ, nói rằng bà có cảm nhận rất tốt về khả năng “hạ cánh mềm” của kinh tế Mỹ.
Bloomberg đã dẫn ví dụ là dự báo mới nhất của Fed cho rằng tỷ lệ thất nghiệp sẽ lên đến 4,1% vào cuối năm 2023 và 4,7% vào cuối năm 2024, cho thấy nền kinh tế tránh được suy thoái.
Bloomberg nhận định tỷ lệ thất nghiệp sẽ cao hơn nhiều so với dự báo hiện nay của Fed.
Chính sách tăng lãi suất của Fed chưa tác động đầy đủ
Bloomberg nhấn mạnh chính sách tăng lãi suất của Fed sẽ tác động đầy đủ vào cuối năm 2023 hoặc đầu năm 2024, khiến thị trường chứng khoán và nhà ở đảo chiều.
Fed đã nâng lãi suất nhiều lần trong một năm rưỡi qua, lên mức cao nhất trong 22 năm nhằm hạ nhiệt lạm phát.
Ngày 2/10, Thống đốc Fed Michelle Bowman cho biết khả năng tiếp tục tăng lãi suất là có thể sau khi giá năng lượng tăng, nhằm đưa lạm phát về mức mục tiêu.
Video đang HOT
Fed cũng để ngỏ khả năng tiếp tục tăng lãi suất thêm một lần nữa trong năm 2023 và giữ mức lãi suất cao trong thời gian dài hơn dự kiến
Những đe dọa đối với nền kinh tế vẫn đang hiện hữu
Nghiệp đoàn công nhân ngành ô tô Mỹ đã lần đầu tiên kêu gọi đình công tại ba tập đoàn lớn nhất của nước nước này là Ford, Stellantis, and General Motors. Tính tới cuối tuần trước, có khoảng 25.000 công nhân tham gia đình công và có thể gây ra hậu quả tồi tệ nếu kéo dài.
Trong khi vẫn còn quá sớm để xác định tác động đến nền kinh tế do cuộc đình công, các chuyên gia dự báo thiệt hại có thể là hàng tỷ USD. Trong báo cáo tháng Tám, Anderson Economic Group ước tính một cuộc đình công trong 10 ngày tại ba tập đoàn trên có thể gây thiệt hại trên 5 tỷ USD.
Năm 1998, việc 9.200 công nhân đình công trong 54 ngày tại General Motors đã khiến 150.000 người mất việc làm.
Trong khi đó, hàng triệu người Mỹ sẽ nhận hóa đơn, yêu cầu thanh toán các khoản nợ sinh viên kể từ tháng này sau khi việc đình chỉ trả nợ, kéo dài 3,5 năm do đại dịch, đã hết hạn. Việc này có thể làm giảm 0,2-0,3 điểm phần trăm tăng trưởng hàng năm trong quý IV/2023.
Chưa kể, giá dầu đã tiếp tục đạt đỉnh khi Saudi Arabia và Nga cắt giảm sản lượng, tác động đến thị trường toàn cầu và giữ giá khí đốt ở gần mức cao kỷ lục hồi mùa Hè. Giá dầu tăng vọt đã ảnh hưởng đến mọi gia đình. Hiện tại, dầu đã bị đẩy lên trên 95 USD/thùng, cao hơn tới 25 USD so với đáy mùa Hè vừa qua.
Ngoài ra, một thỏa thuận vào phút chót nhằm tránh việc Chính phủ Mỹ phải đóng cửa tạm thời đẩy lùi rủi ro trước mắt nhưng không có nghĩa đã xóa bỏ hoàn toàn trong tương lai. Chỉ trong 45 ngày nữa, khi thỏa thuận chi tiêu tạm thời hết hiệu lực, nước Mỹ lại phải tìm ra tiếng nói chung để ngăn chặn nguy cơ này, yếu tố có thể dễ dàng làm giảm tăng trưởng GDP quý IV/2023 khoảng 1 điểm phần trăm.
Bloomberg Economics ước tính cứ mỗi tuần ngừng hoạt động sẽ làm giảm tăng trưởng GDP hàng năm của Mỹ khoảng 0,2 điểm phần trăm. Trong khi đó, chỉ phần lớn, chứ không phải tất cả, sẽ được phục hồi sau khi chính phủ mở cửa trở lại.
Chi tiêu tiêu dùng có thể giảm
Bloomberg cho rằng các khoản tiết kiệm trong giai đoạn dịch có thể sớm cạn. Số liệu cho thấy tỷ lệ chậm thanh toán thẻ tín dụng tăng mạnh cũng như các khoản vay mua ô tô bắt đầu gia tăng.
Việc siết tín dụng mới chỉ bắt đầu
Dựa vào khảo sát của Fed đối với những người phụ trách tín dụng của các ngân hàng, Bloomberg cho biết khoảng một nửa trong số các ngân hàng lớn và vừa đang thiết lập các tiêu chuẩn khắt khe hơn với các khoản vay trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp. Trừ giai đoạn dịch, đây là tỷ lệ cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008.
Những tác động của việc thắt chặt tín dụng có thể bắt đầu vào quý IV/2023 và có thể làm giảm đầu tư cũng như tuyển dụng.
Ba kịch bản có thể xảy ra với kinh tế Mỹ năm 2023
Vào năm 2022, nhiều người Mỹ cảm thấy bi quan về nền kinh tế khi lạm phát tăng cao hơn, lo ngại về suy thoái lan rộng và lãi suất tăng.
Năm 2023 có thể sẽ mang đến những thay đổi.
Theo tờ Vox, có ba kịch bản kinh tế có thể diễn ra với Mỹ vào năm 2023.
Suy thoái nhẹ
Người dân mua sắm tại một siêu thị ở Arcadia, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhiều nhà kinh tế dự báo rằng Mỹ có thể sẽ xảy ra suy thoái nhẹ vào năm 2023. Điều đó có nghĩa là tăng trưởng kinh tế và thị trường lao động sẽ suy yếu, nhưng thời gian suy thoái có thể tương đối ngắn và mức độ không quá nghiêm trọng.
Bà Beth Ann Bovino, nhà kinh tế tại S&P Global, dự báo Mỹ sẽ có hai quý GDP âm trong nửa đầu năm 2023 và tỷ lệ thất nghiệp sẽ đạt đỉnh 5,6% vào cuối năm, tăng từ mức hiện tại là 3,7%. Nhưng bà Bovino cho rằng khoản tiết kiệm thêm mà các hộ gia đình tích lũy được trong thời kỳ đại dịch sẽ tạo ra bước đệm cho nền kinh tế.
Trong những ngày đầu đại dịch, nhiều người Mỹ đã có nhiều tiền tiết kiệm hơn do không phải chi tiêu bên ngoài và nhờ gói kích thích thúc đẩy nền kinh tế. Một số nhà kinh tế cho biết những khoản tiết kiệm thêm đó, cùng với thực tế là các hộ gia đình không phải gánh những khoản nợ lớn, sẽ giúp ngăn chặn cuộc suy thoái nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, nhiều người Mỹ đang rút những khoản tiết kiệm đó khi lạm phát gia tăng và các chương trình kích thích đã hết hạn.
Dự báo lạm phát cũng sẽ giảm bớt khi các đợt tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có tác động và tiếp tục lan rộng khắp nền kinh tế. Lạm phát đã bắt đầu chậm lại: Vào tháng 11/2022, giá tiêu dùng tăng 7,1% so với một năm trước và 0,1% so với tháng trước, mức giảm so với đầu năm 2022. Mặc dù điều đó đã giúp người Mỹ bớt căng thẳng, nhưng giá của nhiều mặt hàng thiết yếu như thực phẩm và tiền thuê nhà vẫn cao hơn nhiều so với trước đại dịch.
Các quan chức Fed dự báo lạm phát sẽ chậm lại vào năm 2023, mặc dù họ cho rằng sẽ mất vài năm để đạt được mục tiêu lạm phát hàng năm 2%. Các quan chức cũng dự đoán tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên 4,6% vào cuối năm 2023.
Bà Kathy Bostjancic, nhà kinh tế trưởng tại Nationwide, dự báo một cuộc suy thoái vừa phải sẽ diễn ra vào khoảng giữa năm nay và lạm phát sẽ giảm xuống 2,8% vào cuối năm 2023. Tuy nhiên, khi lạm phát hạ nhiệt, nhiều doanh nghiệp có thể có tốc độ tăng trưởng doanh thu chậm hơn và tỷ suất lợi nhuận bị thu hẹp khi người tiêu dùng giảm chi tiêu.
Điều đó có thể khiến một số chủ lao động giảm tuyển dụng hoặc sa thải công nhân, nghĩa là ngay cả một cuộc suy thoái nhẹ cũng có thể gây khó khăn cho nhiều người.
Tránh được suy thoái hoàn toàn
Người dân mua sắm tại một siêu thị ở Monterey Park, California Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Các quan chức Fed đã nhiều lần nói rằng họ đang hướng tới mục tiêu "hạ cánh mềm", tức là một kịch bản mà Fed tăng lãi suất và nền kinh tế chậm lại vừa đủ để giảm lạm phát nhưng không làm xảy ra suy thoái.
Tuy nhiên, "hạ cánh mềm" rất hiếm xảy ra và Fed khó thực hiện điều này. Lần gần đây nhất Mỹ có thể "hạ cánh mềm" là vào năm 1995.
Lãi suất tăng mạnh có nguy cơ làm chậm nền kinh tế đáng kể và khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt. Nhưng tăng lãi suất quá ít có thể khiến lạm phát trở thành một vấn đề tồn tại lâu dài hơn trong nền kinh tế, dẫn tới khó giải quyết hơn trong tương lai.
Các quan chức Fed nói rằng vẫn có khả năng cho "hạ cánh mềm". Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết Fed đang nhắm tới tăng trưởng kinh tế chậm nhưng ở mức dương và thị trường lao động yếu vừa phải. Ông Powell nói rằng thị trường lao động tiếp tục khó khăn khi nhu cầu tuyển người lao động vẫn vượt quá nguồn cung sẵn có. Ông nói rằng nếu những điều kiện này được tái cân bằng, điều đó sẽ giảm bớt áp lực tăng giá và tiền lương.
Bà Erica Groshen, cố vấn kinh tế cấp cao tại Đại học Cornell, cho biết thị trường lao động đang mạnh và lạm phát đang dịu đi, khiến bà tin rằng "hạ cánh mềm" hoặc suy thoái vừa phải là hai kết quả dễ xảy ra nhất. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp gần nửa thế kỷ và tăng trưởng việc làm đã chậm lại, nhưng các nhà tuyển dụng vẫn tiếp tục tạo thêm hàng trăm nghìn việc làm cho nền kinh tế mỗi tháng. Một số nhà kinh tế lập luận rằng những điều kiện thuận lợi này có nghĩa là thị trường lao động có nhiều khả năng chậm lại hơn bình thường.
Tuy nhiên, bà Groshen lưu ý rằng "hạ cánh mềm" hiếm khi xảy ra trong lịch sử.
Ông Joe Brusuelas, nhà kinh tế trưởng tại RSM, cũng cho biết dự báo của ông là 65% xác suất suy thoái trong năm tới, nhưng nếu lạm phát chậm lại nhanh hơn dự đoán của các nhà kinh tế và tiết kiệm dư thừa giúp hỗ trợ nền kinh tế, điều đó có thể giúp Mỹ tránh được suy thoái.
Suy thoái nghiêm trọng
Một kết quả khác có thể là suy thoái nghiêm trọng hơn. Mặc dù một số nhà kinh tế cho rằng điều đó khó xảy ra, nhưng suy thoái nghiêm trọng có thể trở thành sự thực nếu có một cú sốc nguồn cung lớn hoặc sự kiện địa chính trị khác ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Người dân chọn mua hàng hóa trong siêu thị ở Millbrae, California (Mỹ) ngày 13/7/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Ví dụ, nếu nguồn cung dầu toàn cầu hạn hẹp hơn do cuộc xung đột Nga - Ukraine hoặc do chính sách chống COVID-19 của Trung Quốc gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn trong chuỗi cung ứng, thì điều đó có thể dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu rõ rệt hơn.
Chuyên gia Bostjancic cho rằng kinh tế Mỹ có thể xảy ra suy thoái nghiêm trọng hơn nếu lạm phát kéo dài hơn dự đoán của các nhà hoạch định chính sách. Điều đó có thể khiến Fed phải tích cực hơn trong cuộc chiến chống lạm phát, nghĩa là các quan chức Fed có thể tăng lãi suất cao hơn hoặc giữ lãi suất tăng trong thời gian dài hơn, khiến nền kinh tế tiếp tục chậm lại.
Tăng trưởng kinh tế Mỹ đang chững lại Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen ngày 24/7 khẳng định đà tăng trưởng kinh tế của nước này đang chậm lại và thừa nhận có nguy cơ suy thoái, nhưng đồng thời nhấn mạnh rằng tình trạng suy thoái chưa chắc sẽ xảy ra. Một phố mua sắm ở New York, Mỹ. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN Phát biểu trên kênh truyền hình...