Những lý do khiến người dùng nói “không” với Mac
Đẹp, tốt là thế nhưng Mac không phải là lựa chọn hấp dẫn dành cho người dùng nói chung.
Mac – dòng máy tính được sản xuất bởi Apple (bao gồm cả laptop và desktop – iMac) đang dần trở thành một đối trọng đáng kể của của PC/laptop truyền thống. Trong vài năm qua, thị phần của Mac tăng lên đáng kể. Mac được người dùng yêu thích bởi nhiều lý do, nổi bật nhất trong số đó là ngoại hình hết sức quyến rũ của nó.
Tuy có nhiều điểm mạnh, vượt trội so với các sản phẩm khác nhưng Mac cũng có những điểm khiến người ta phải băn khoăn khi lựa chọn. Với những nguyên nhân này, lời khuyên cho người dùng nói chung là:”Chỉ lựa chọn Mac khi thật sự “yêu”, đừng lựa chọn khi còn suy nghĩ”.
Và sau đây là những nguyên nhân khiến nhiều người còn lưỡng lự khi quyết định đến với Mac.
Giá cả quá cao
Xét cho cùng thì yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn của chúng ta cũng là “tiền đâu”. Trừ những “gia đình có điều kiện” – những người đủ tiền để mua bất cứ thứ gì mà họ thích (rồi đặc biệt là có tiền để sửa đổi lựa chọn sai lầm), thì đa phần người dùng phải cân nhắc kỹ trước khi móc hầu bao cho thứ đắt tiền như máy tính.
Đương nhiên, với thiết kế đẹp của mình, các sản phẩm của Apple thường có giá cực kỳ cao. Lấy ví dụ như chiếc iMac sử dụng chip Core i7 có giá khoảng 2500 USD (hơn 55 triệu VNĐ) thì loại có cấu hình gần tương đương của Sony ( Sony Vaio L Series) có giá 1200 USD (hơn 25 triệu đồng – chưa đến một nửa so với iMac). Đương nhiên, một sản phẩm dòng cao cấp như Sony Vaio mới có giá như vậy thì các sản phẩm được sản xuất bởi HP, Acer… sẽ còn thấp hơn nữa.
Xét cho cùng thì số tiền bạn phải bỏ ra gấp đôi này chỉ nằm ở thiết kế tuyệt đẹp, màn hình hiển thị tuyệt vời và một số thứ đi kèm cũng… long lanh. Theo bạn thì một núi tiền chỉ để “sở hữu” được những điều này có đáng không? Câu trả lời nằm ở mỗi người.
Video đang HOT
Phụ kiện quá “khủng”
Nếu như dùng một chiếc máy tính bình thường, bạn cũng chỉ phải sử dụng những phụ kiện hết sức bình thường và dễ dàng mua ở bất cứ đâu. Nhưng nếu sử dụng Mac, chúng ta sẽ phải đau đầu khi lựa chọn phụ kiện sao cho tương xứng với vẻ đẹp của nó.
Điều quan trọng là ai cũng biết phụ kiện của sản phẩm Apple đắt đến thế nào. Thậm chí ngay cả những sản phẩm nhái theo sản phẩm chính hãng cũng có giá cao hơn từ gấp rưỡi cho đến gấp 3 sản phẩm dành cho laptop thông thường. Bạn có thể dễ dàng tự nhận ra điều này bằng cách tham khảo giá trên các shop dành cho tín đồ của Apple.
Tất nhiên, bạn hoàn toàn có thể mua một số sản phẩm dành cho laptop thường để sử dụng cho “em yêu” của mình nhưng rõ ràng, hiệu năng sử dụng sẽ không cao và đặc biệt là vẻ đẹp của “nàng” sẽ mất đi ít nhiều.
Sự tương thích phần mềm
Đương nhiên, ở đây tác giả mặc định sử dụng Mac là dùng luôn Mac OS bởi mua Mac mà cài Windows thì có lẽ không nên tốn tiền cho dòng sản phẩm này làm gì. Vậy nên việc này kéo theo sự thật là người dùng thường có ít lựa chọn hơn hẳn về phần mềm so với hệ điều hành Windows.
Điều này cũng khá dễ hiểu bởi Windows đang là hệ điều hành phổ biến nhất hành tinh. Thời gian gần đây, người ta nghe nhiều về việc thị phần của Windows giảm xuống chỉ còn… 90%. Tuy nhiên, con số này chứng tỏ Windows vẫn là “vua” tuyệt đối. Đương nhiên, vì thế, các hãng phần mềm vẫn ưu tiên tập trung phát triển cho Windows thay vì “mất công” giới thiệu thêm phiên bản riêng dành cho Mac.
Khó khăn trên cũng cực kỳ đúng với game thủ. Rất nhiều game (đặc biệt là các game trung bình khá) thường không có phiên bản dành riêng cho máy tính Apple. Tuy không hẳn đồng nghĩa với việc bạn không chơi được game trên Mac nhưng nó có nghĩa bạn sẽ gặp rắc rối khi trải nghiệm các trò chơi yêu thích trên hệ điều hành này.
Thậm chí, ngay cả khi một phần mềm có phiên bản dành cho Mac thì nó cũng không hoạt động trơn tru và hiệu quả như với phiên bản dành trên Windows. Lấy ví dụ như MicroSoft Office, bản trên Mac tuy có từ lâu nhưng “mang trong mình” cực kỳ nhiều điểm yếu nếu so với bản gốc trên “ô cửa sổ”.
Vậy, sau những lí do trên đây, lựa chọn Mac hay không vẫn là quyền ở bạn, hãy suy nghĩ kỹ trước khi quyết định.
Theo PLXH
Giải đáp "băn khoăn" về CPU Core i5 và i7
Core i5 và Core i7 vẫn luôn gây phân vân cho khách hàng khi muốn chọn mua cho mình một chip xử lí ưng ý.
Trước hết, chip xử lí i5 hay i7 đều nhanh và mạnh mẽ giống như cái cách mà các sản phẩm này xuất hiện. Tuy nhiên, bởi sự rắc rối trong cách đặt tên cho hai dòng chip xử lí này mà đôi khi người dùng không hiểu được ý nghĩa thực sự của chúng. Cũng như sự khác biệt về hai rãnh cắm (socket) tương ứng với mỗi chip càng gây ra sự hoang mang cho khách hàng. Vậy loại chip xử lí nào là phù hợp nhất với bạn? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sau đây.
Xét về mặt lý thuyết, Core i5 là dòng chip xử lí tầm trung, còn Core i7 là dòng chip xử lí cao cấp. Nhưng trên thực tế lại có những điểm phức tạp hơn. Core i5 có cả hai model Dual (lõi kép) và Quad (4 lõi) với socket LGA 1156. Trong khi đó, Core i7 chỉ có loại 4 lõi hoặc 6 lõi và có cả socket LGA1 336 bên cạnh LGA 1156.
Nếu bạn đang có ý định nâng cấp dàn máy tính của mình, trước hết bạn cần phải kiểm tra xem socket của hệ thống là loại nào, nếu là LGA 1336 thì bạn chỉ có thể chọn Core i7. Ngược lại, nếu bạn "tậu" hẳn một PC mới thì điều này chỉ phụ thuộc vào chiếc ví của bạn, nhưng hãy chú ý, điều bạn thực sự nhận được khi chọn mua hai loại chip này lại nằm ở 3 chữ số phía sau.
Core i5 có sẵn hai serie là 600 và 700. Trong đó, model 600 là chip xử lí dual - core dựa trên nền tảng Clarkdale và HyperThreading. Cách đặt tên các công nghệ của Intel khá rắc rối, nhưng nói chung, ý nghĩa thực sự là nó là giúp CPU có 4 luồng xử lý cùng lúc.
Hai chữ số cuối cùng của dòng chip xử lí này sẽ cho bạn biết sức mạnh của từng CPU ứng với xung nhịp của nó, ví dụ như với core i5 650 là một chip xử lí lõi kép với tốc độ 3.2 GHz và giá bán khoảng 4,5 triệu đồng, trong khi đó chip Core i5 680 sẽ có tốc độ 3.8 GHz với cái giá là 7,4 triệu đồng.
Serie 700 của Core i5 tương ứng sẽ là chip xử lí lõi tứ, xây dựng trên nền tảng Lynnfield nhưng không có HyperThreading. Bởi vậy Core i5 serie 700 cũng có thể đảm nhiệm 4 công việc cùng lúc, nhưng chúng lại cho hiệu suất cao hơn bởi mỗi công việc này sẽ có các lõi đảm nhiệm riêng (thay vì 2 luông xử lý ảo được tạo thành nhờ HyperThreading). Hiện tại, mới chỉ có 2 model Core i5 750 với tốc độ 2.66 Ghz và Core i5 760 2.8GHz, cả hai chip xử lí này đều có giá khoảng 4,6 triệu đồng.
Điều kỳ lạ là, tại sao chip xử lí serie 700 lại rẻ hơn serie 600? Nếu tìm hiểu kỹ bạn sẽ thấy vấn đề không đơn giản. Serie 600 Core i5 phát triển dựa trên nền tảng Clarkdale với thêm một tính năng phụ, đó là nó được tích hợp sẵn một lõi đồ họa. Điều này cũng có nghĩa rằng bạn không nhất thiết phải mua thêm một card video chuyên dụng mà chỉ cần cung cấp cho nó bo mạch chủ có hỗ trợ tính năng này.
Như vậy, nếu hiệu suất làm việc là mối quan tâm hàng đầu của bạn, hãy chọn Core i5 serie 700 bởi sản phẩm này có khả năng xử lí tốt hơn và giá cả cũng dễ chịu hơn.
Trở lại với Core i7, dòng chip xử lí này có đôi chút phức tạp hơn. Series 800 của model này cơ bản là giống với series 700 của Core i5. Điểm khác là nó có thêm hỗ trợ HyperThreading và xung nhịp cao hơn. Nhưng nó cũng phát triển dựa trên nền tảng Lynnfield và sử dụng socket LGA 1156. Có thể lấy Core i7 870 để minh họa cho khả năng của chip xử lí này. Với giá bán khoảng 7,6 triệu đồng, loại chip nói trên có tốc độ 2.93GHz và có khả năng xử lí 8 luồng - rất ấn tượng.
Tuy nhiên, Core i7 serie 900 mới thực sự là điểm nhấn của hãng sản xuất CPU lớn nhất thế giới. Đây cũng là dòng sản phẩm mà Intel chế tạo với mục đích quảng bá công nghệ của mình. Trước hết, chip xử lí này đòi hỏi socket LGA1336 (thường chỉ được hỗ trợ trên các bo mạch chủ đắt tiền). Thêm vào đó, để đạt hiệu quả xử lí tối ưu, người dùng cũng phải cung cấp cho nó 3 thanh RAM DDR3 cao cấp.
Core i7 có thêm model lõi 6 bên cạnh lõi tứ giống như core i5. Nhưng không rõ ràng như "hậu bối", các chip Core i7 930, 940, 950 và 960 là lõi tứ, còn Core i7 970 và 980X là lõi 6.
Về khía cạnh giá cả, chip xử lí lõi tứ 930 thực sự xứng đáng với giá tiền 6,9 triệu đồng, nhưng người ta vẫn thường tranh cãi về mức giá khoảng 23 triệu của chip lõi 6. Liệu chúng có xứng tầm hay không, mặc dù chúng thực sự rất, rất nhanh.
Chữ "K"
Cuối cùng, nói về ký tự còn lại của các dòng chip nói trên là "K" hay "X". Vấn đề này thường chỉ quan trọng với các khách hàng đam mê "ép xung". Với ký tự "K", ví dụ như chip xử lí Core i7 875K mới ra mắt sẽ cho phép các "chuyên gia" này điều chỉnh tần số dễ dàng hơn rất nhiều nhờ hệ số nhân đã được mở khóa.
Tóm lại, nếu việc lựa chọn Core i5 hay Core i7 vẫn còn khiến bạn phân vân, hãy chọn loại thiết bị phù hợp với túi tiền của bạn. Nhưng hãy chú ý tới sự khác biệt mà các dòng chip xử lí này mang lại bởi hẳn bạn muốn là một người tiêu dùng khôn ngoan.
Theo PLXH
Trọn bộ laptop cực đỉnh xông đất đầu năm mới Có những chiếc laptop vượt qua giới hạn của máy tính cầm tay thông thường khi sở hữu dáng vẻ hết sức độc đáo, thể hiện cá tính của chủ nhân. Sau đây là những model như vậy. Laptop dùng để làm việc và chơi game thì ai cũng biết, tuy nhiên đôi khi những thiết bị loại này lại được cách điệu...