Những lý do khiến Hoàng đế Trung Quốc qua đời khi chưa đến tuổi 50
Hoàng đế không thọ thường có rất nhiều nguyên nhân, mà một trong số đó lại bắt nguồn từ chính hậu cung toàn các phi tần mỹ nữ của họ.
Chuyện đa thê của Hoàng đế có nguồn gốc từ thời xa xưa (ảnh minh họa)
Lao lực vì những thủ đoạn tranh sủng của mỹ nữ
Vào thời nhà Tấn, có một vị Hoàng đế mỗi lần chuẩn bị thị tẩm đều thích cưỡi xe dê đi quanh hậu cung, xe dừng ở đâu thì qua đêm ở đó. Có vị mỹ nhân vì muốn được nhà vua ân sủng, biết dê thích ăn lá trúc tẩm nước muối nên đã hắt nước muối vào lá cây trước cửa.
Xe dê của Hoàng đế dừng lại ở chỗ của nàng rất nhiều lần. Phi tần đó nhờ vậy mà được ân sủng trong thời gian dài.
Thế nhưng, mỹ nữ trong cung nhiều vô số kể, mà Hoàng đế lại chỉ có một. Ai cũng tìm cách tranh sủng, ắt sẽ khiến nhà vua hao tổn tinh lực, suy giảm tuổi thọ.
Chuyện đa thê của Hoàng đế có nguồn gốc từ thời xa xưa
Bên cạnh các vị Hoàng đế luôn có hàng trăm đến hàng ngàn cung tần mĩ nữ khác nhau và điều này hoàn toàn được cho phép dưới thời phong kiến Trung Hoa, bởi niềm tin mãnh liệt rằng càng có nhiều người tình xung quanh thì tuổi thọ của hoàng thượng sẽ ngày càng được kéo dài.
Truyền thuyết từng đồn đại rằng, vị Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc, thủy tổ của dòng dõi người Hán hiện nay, đã từng giao hoan với hàng nghìn cô gái còn trinh trắng – một việc làm trái với luân thường đạo lý thời đó.
Vào thời xưa, các gia đình thường dân bách tính không thiếu những bậc cao niên sống tới hơn trăm tuổi. Nhưng trong hoàng cung, đa số các vị vua thường rất vắn số, thậm chí phần đông không thọ quá tuổi 50.
Video đang HOT
Hoàng đế không thọ thường có rất nhiều nguyên nhân, mà một trong số đó lại bắt nguồn từ chính hậu cung toàn các phi tần mỹ nữ của họ.
Tiệc rượu và thứ độc tố “rút lõi” tuổi thọ của nhà vua
Phụ nữ cổ đại thường học cầm, kỳ, thi, họa. Không ít phi tử còn luyện thêm ca hát và vũ đạo để lấy lòng Hoàng đế.
Đương nhiên, cơ hội để các nàng phô diễn tài năng của mình chính là những bữa yến tiệc trong hoàng cung. Nhưng chính điều này lại ảnh hưởng trực tiếp tới long thể của nhà vua.
Bởi việc uống rượu trong một thời gian dài với cường độ liên tục sẽ làm tổn thương lục phủ ngũ tạng, gây suy giảm sức khỏe và sinh ra nhiều bệnh tật.
Mỹ phẩm cổ đại vô tình trở thành công cụ hại người
Sử cũ từng viết, mỹ nhân thời xưa vì mong Hoàng thượng để mặt nên thường tắm cánh hoa để cơ thể có mùi hương quyến rũ.
Tương truyền rằng, năm xưa có hai chị em họ Triệu được nhập cung, trên cơ thể vốn có sẵn mùi hương mê người, nhưng hằng ngày vẫn chăm chỉ tắm nước từ cánh hoa táo.
Nhưng các vị mỹ nữ này không hề biết rằng, quá nhiều mùi thơm hòa chung một chỗ sẽ khiến người ta dễ choáng váng đầu óc.
Nếu như đó là mùi hương mà Hoàng đế bị dị ứng, ảnh hưởng đối với cơ thể là điều khó có thể tưởng tượng nổi.
Chưa dừng lại ở đó, nữ nhi cổ đại mỗi ngày còn dùng một số loại đồ trang điểm như phấn, son, chì kẻ. Nhưng kỹ thuật làm mỹ phẩm thời xưa còn chưa phát triển, việc khử trùng và loại bỏ chất độc đều không mấy hiệu quả.
Nhà vua hàng ngày gần cận phi tần đều phải tiếp xúc với những thứ này lại càng có nguy cơ cao bị nhiễm độc.
Hoảng hồn hoàng đế TQ tổ chức 'đám cưới ma' cho vợ yêu
Thương Vương Vũ Đinh được nhớ đến là hoàng đế Trung Quốc với chuyện tình 'kinh thiên động địa' với nữ tướng Phụ Hảo. Dù là vợ vua nhưng Phụ Hảo vẫn được phép cầm quân đánh trận. Sau khi qua đời, bà được chồng tổ chức 'đám cưới ma'.
Phụ Hảo là một trong những nữ tướng nổi danh nhất lịch sử Trung Quốc. Bà còn là vợ yêu của hoàng đế Trung Quốc Thương Vương Vũ Đinh.
Ông hoàng này nổi tiếng là người thông minh, có tài trị nước và hết lòng vì người mình yêu.
Thương Vương Vũ Đinh rất hết mực yêu thương, chiều chuộng Phụ Hảo. Trong số các phi tần, bà được hoàng đế sủng ái nhiều nhất.
Không những vậy, dù là phi tử của vua nhưng Phụ Hảo vẫn có thể dẫn binh đánh trận. Bà cũng được Thương Vương Vũ Đinh trao cho quyền chủ trì nhiều lễ tế quan trọng của hoàng gia.
Tuy nhiên, cuộc tình của Thương Vương Vũ Đinh với Phụ Hảo không kéo dài lâu bởi bà qua đời khi 33 tuổi.
Cái chết của vợ yêu khiến nhà vua vô cùng đau buồn. Để vơi bớt nỗi buồn, Thương Vương Vũ Đinh mai táng vợ gần cung điện để có thể đến thăm bà mỗi lúc nhớ nhung.
Tình yêu cuồng si của Thương Vương Vũ Đinh dành cho người vợ quá cố lớn đến mức ông lo lắng khi sang thế bên kia, Phụ Hảo không được mình che chở thì sẽ thế nào.
Sau nhiều ngày suy nghĩ, vị hoàng đế này nảy ra ý định nhờ tổ tiên chăm sóc và bảo vệ vợ yêu ở cõi âm. Theo đó, ông lần lượt tổ chức "đám cưới ma" cho Phụ Hảo với ba hoàng đế quá cố của nhà Thương.
Khi ấy, Thương Vương Vũ Đinh mới yên tâm rằng vợ yêu có cuộc sống sung sướng và có người che chở ở thế giới bên kia.
Hành động kỳ quái này của vị hoàng đế nhà Thương khiến quan lại và dân chúng khó có thể hiểu được. Ảnh trong bài mang tính minh họa.
Ba sự kiện kì lạ trước khi Tần Thủy Hoàng băng hà Bí mật nhà vua băng hà khi đang ở ngoài hoàng cung sau đó cũng được người thân tín giữ kín. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 246 đến 208 trước Công nguyên, cùng thời điểm Tần Thủy Hoàng - vị hoàng đế nổi tiếng tàn bạo và nghiêm khắc vẫn còn sống và trị...