Những lý do khiến “game thủ” cứ động vào game là “ăn lươn cả rổ” không trượt phát nào
Ký ức tuổi thơ dữ dội một thời của game thủ chính là đây chứ đâu nữa.
Chơi game vốn là một hình thức giải trí rất phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên tại Việt Nam mặc dù những năm gần đây đã có nhiều cải thiện về quan điểm của các bậc phụ huynh, song vẫn không thể phủ nhận game online vẫn là “cái gai” trong mắt nhiều cha mẹ, nhất là những người ở khu vực nông thôn vốn có ít cơ hội tiếp cận thông tin.
Nhiều bậc phụ huynh vẫn có ác cảm nhất định với việc con em mình chơi game (Ảnh minh họa, nguồn: Youtube)
Cha mẹ cấm cản con chơi game chỉ là một vấn đề nhỏ, bản thân những người con ấy chọn cách chơi game ra sao mới là vấn đề lớn. Trong xã hội hiện nay không thiếu những vụ việc cha mẹ đập con ngay tại tiệm net, mà nguyên do phần lớn chính là cách chơi game thiếu lành mạnh phổ biến hiện nay.
Cúp học đi chơi game
Thủa bé, ai trong chúng ta từng vỗ ngực xưng game thủ chắc đều không ít lần cúp học để chơi game. Vấn nạn này phổ biến đến tận cấp bậc đại học dù những người chơi là sinh viên đã không còn bé bỏng gì nữa.
Hình ảnh các “game thủ” học sinh không hề hiếm tại các tiệm net bình dân
Hậu quả của việc cúp học chính là hổng kiến thức, dẫn đến những bài thi điểm kém khiến các bậc phụ huynh nóng mặt. Thế nên việc bị cấm chơi game vì lý do này chắc chắn là không hề oan chút nào, chưa kể được ăn thêm mấy con lươn nữa thì cũng hoàn toàn hợp lý.
Sử dụng tiền ba mẹ cho sai mục đích
Video đang HOT
Tội to hơn cả cúp học chơi game chắc chắn là tiêu tiền sai mục đích. Nhiều bạn “game thủ” ham chơi “nướng” hết tiền ba mẹ cho ăn sáng, mua sách vở, tài liệu thậm chí cả học phí vào các món đồ ảo trên mạng thực sự khiến phụ huynh “điên tiết”.
Thay vì dùng tiền đóng học phí, ăn sáng không ít “game thủ” sử dụng để cày game và mua đồ ảo
Nhiều bạn trẻ đang tuổi ăn học không hề biết rằng để có được từng đồng tiền đóng học phí cho con, ba mẹ đã phải vất vả như thế nào. Ở những vùng điều kiện khó khăn tiền còn được tính bằng mấy tạ thóc, bao nhiêu cân thịt thì việc phung phí vào những trò chơi thực sự rất đáng… “ăn lươn” ngay và luôn.
Cày game quên cả thời gian
“Cứu nét”, dạt nhà hay thậm chí ngủ bụi ở tiệm nét có lẽ không còn quá xa lạ với game thủ ngày nay. Thay vì mài dùi kinh sử chuẩn bị cho các kì thi, không ít “game thủ” vùi đầu vào các trò chơi quên ngày tháng, “cắm chốt” cả tuần lễ ở tiệm net không về khiến nhiều người trong gia đình lo lắng mất ăn mất ngủ.
Cao thủ trong làng “cắm chốt” tại tiệm net khiến nhiều người phải ngán ngẩm
Ấy là còn chưa kể với một thời gian dài không tắm, mùi hôi và bẩn ảnh hưởng không nhỏ đến người xung quanh và ngay cả chính sức khỏe các “game thủ” này. Bạn có biết rằng khi bạn vứt thời gian vào game vô ích, ngoài kia vẫn có hàng triệu người từng bước tiến lên và bỏ mặc bạn phía sau không?
Vậy thì phải chơi game thế nào mới bổ ích và không bị “ăn lươn”?
Chơi game vốn là nhu cầu thiết yếu của mọi lứa tuổi, giai cấp. Thế nên việc chơi game sẽ giúp ích khá nhiều cho cuộc sống chúng ta nếu biết điều độ. Bậc cha mẹ hãy tập thói quen cho con chơi game có giới hạn sau khi hoàn thành các thử thách như làm việc nhà, học bài để giúp các em có thói quen chơi game để giải trí thay vì chìm đắm vào.
Hãy tập thói quen cho con em chơi game điều độ để giải trí đúng cách không ảnh hưởng đến việc học hành
Lựa chọn game chơi cũng là một yếu tố quan trọng nhất là khi trẻ em nhận thức còn hạn chế. Không nên chơi các game quá bạo lực ảnh hưởng xấu đến tâm lý trẻ. Một phương án được nhiều bậc phụ huynh hiện đại ngày nay lựa chọn là chơi game trên smartphone các tựa game casual như iGa, GunGun Mobile, Làng Lá Phiêu Lưu Ký… đây đều là những game nhẹ nhàng, có tính cộng đồng cao và dễ dàng kết bạn nhưng lại không tiêu tốn quá nhiều thời gian, tránh được nhiều phức tạp ở các tiệm net mà lại dễ dàng kiểm soát thời gian chơi của con.
Chơi game smartphone đơn giản, gọn nhẹ, ít tốn kém và dễ kiểm soát thời gian
Tạm kết
Việc chơi game ảnh hưởng ít hay nhiều đến cuộc sống tùy thuộc vào cách chơi của các “game thủ”. Hãy giải trí đúng cách để không làm ảnh hưởng đến người khác, nhất là ba mẹ để vô tư chơi mà không phải sợ “ăn lươn” các bạn nhé!
Theo GameK
Quảng Ngãi: Xem xét xã hội hóa Trường ĐH Phạm Văn Đồng
UBND tỉnh Quảng Ngãi đang thực hiện kế hoạch xây dựng phương án đầu tư xã hội hóa trường Đại học Phạm Văn Đồng. Thông tin này lập tức nhận các ý kiến trái chiều của dư luận, đặc biệt là của cán bộ, giảng viên nhà trường.
Từ năm 2017 đến nay, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều văn bản đồng ý chủ trương cho một số doanh nghiệp khảo sát, đầu tư vào trường ĐH Phạm Văn Đồng theo hình thức xã hội hóa.
Gần đây nhất là vào tháng 12/2018, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng ký ban hành văn bản chỉ đạo Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh thành lập Tổ công tác xây dựng phương án xã hội hóa trường ĐH Phạm Văn Đồng. Việc làm này xuất phát từ đề xuất đầu tư phát triển trường ĐH Phạm Văn Đồng của Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Nguyễn Hoàng.
Động thái này của UBND tỉnh Quảng Ngãi làm cho các cán bộ, giảng viên nhà trường lo lắng.
Tỉnh Quảng Ngãi đang xem xét cho doanh nghiệp đầu tư phát triển trường Đại học Phạm Văn Đồng theo hình thức xã hội hóa.
Theo TS Nguyễn Đăng Vũ - Hiệu trưởng trường ĐH Phạm Văn Đồng, trường được thành lập vào tháng 9/2007 trên cơ sở nâng cấp trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ngãi và trường Cao đẳng Cộng đồng Quảng Ngãi.
Trường hiện có 21 đơn vị trực thuộc với 9 khoa đào tạo và 191 giảng viên. Từ khi thành lập đến nay, trường ĐH Phạm Văn Đồng đã đào tạo gần 20.000 học sinh, sinh viên.
Phần lớn sinh viên của trường đến từ khu vực nông thôn, miền núi của tỉnh Quảng Ngãi. Do đó, trường ĐH Phạm Văn Đồng đóng vai trò khá quan trọng trong việc đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực tại chỗ cho tỉnh Quảng Ngãi.
Cũng theo TS Vũ, chủ trương xã hội hóa là việc làm đúng nhưng phải thực hiện cẩn thận tránh đi chệch hướng và biến thành tư nhân hóa. Vì vậy, TS Vũ bày tỏ quan điểm phương án đầu tư phát triển trường ĐH Phạm Văn Đồng theo hình thức xã hội hóa phải lấy ý kiến của nhà trường chứ không chỉ dựa vào phương án đề xuất của doanh nghiệp.
"Thông tin xã hội hóa khiến tâm lý cán bộ, giảng viên dao động. Đã có 2 Tiến sĩ xin nghỉ việc, nhiều giảng viên cũng có ý định xin chuyển công tác", TS Vũ thông tin.
TS Vũ cho biết thêm, hiện trường còn thiếu hội trường, công xưởng thực hành, nhà thi đấu... nhưng chưa được bố trí vốn xây dựng. Do đó, nếu cho trường xây dựng kế hoạch kêu gọi đầu tư xã hội hóa những hạng mục này mới thực sự đúng ý nghĩa.
Trước đó, tháng 9/2017, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng có văn bản thống nhất chủ trương cho Công ty TNHH SXTM Dược phẩm Sài Gòn nghiên cứu, khảo sát, lập dự án đầu tư phát triển trường ĐH Phạm Văn Đồng theo hướng xã hội hóa. Chủ trương này cũng tạo ra nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận.
Quốc Triều
Theo Dân trí
Bạn đọc viết: Sữa học đường, vì sao phụ huynh chưa "mặn mà"? Chiều chủ nhật, hai cô cháu gái là giáo viên ghé nhà tôi chơi. Suốt buổi chiều, chủ đề của các cháu chỉ xoay quanh chuyện "sữa học đường" trong trường học. Các cháu đang rất rối vì không biết làm sao để thuyết phục được phụ huynh của lớp mình chủ nhiệm tham gia 100%. Trong khi đó, Ban giám hiệu liên...