Những lưu ý về vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngày Tết
Nếu nắm được và thực hiện theo những lưu ý dưới đây về vệ sinh an toàn thực phẩm thì gia đình bạn sẽ không còn lo lắng trong chuyện ăn uống vào những ngày Tết.
Trong những ngày Tết cổ truyền của dân tộc, chúng ta có khuynh hướng ăn nhiều hơn do phải đi chúc Tết nhiều nơi với thức ăn ngon, đa dạng trong bầu không khí vui vẻ, sôi nổi. Vì vậy, việc quan tâm đến an toàn thực phẩm trong những ngày Tết phần nào đó cũng ít được quan tâm một cách đúng mực.
Tuy nhiên, thực tế tình hình mất vệ sinh an toàn thực phẩm đang bị báo động do tình trạng nhiều mặt hàng trong dịp Tết được cung ứng ra thị trường đã bị nhiễm khuẩn. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bạn cần lưu ý những điều sau trong mua bán, tiêu thụ thực phẩm trong những ngày Tết.
- Chọn mua thực phẩm ở các cửa hàng uy tín, chất lượng đảm bảo có thương hiệu để tránh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chết lượng.
- Khi chọn mua thực phẩm, nên chọn mua loại thực phẩm an toàn. Chọn các loại rau quả tươi, giữ nguyên trạng thái tự nhiên, không dập nát, không có mùi lạ. Chọn các loại phủ tạng, thịt và thủy sản còn tươi: thịt đã qua kiểm dịch thú y, chọn cá đang sống hay vừa mới chết, đặc biệt lưu ý đến cá ngừ. Các thực phẩm đóng hộp, đóng gói sẵn phải có nhãn ghi đầy đủ nội dung. Không sử dụng các thực phẩm khô đã bị mốc, đặc biệt là ngũ cốc, hạt có dầu có chứa độc tố vi nấm rất nguy hiểm. Không dùng thực phẩm còn nghi ngờ, chưa biết rõ nguồn gốc.
Ảnh minh họa
- Chọn mua thực phẩm ở những nơi bán sạch sẽ, ngăn nắp, có uy tín, biết rõ nguồn gốc, xuất xứ nơi cung cấp để đảm bảo chất lượng và độ an toàn của sản phẩm.
Video đang HOT
- Không nên mua trữ quá nhiều trong những ngày Tết để tránh tình trạng thực phẩm để lâu sẽ bị ôi thiu nếu bảo quản không đúng cách.
- Nên nấu với số lượng vừa phải để không hâm đi, hâm lại nhiều lần sẽ giảm chất lượng và không bảo đảm hoàn toàn yêu cầu về vệ sinh.
- Sử dụng nước sạch, dụng cụ sạch để chế biến, nấu nướng, lưu trữ, bảo quản thức ăn. Chú ý vệ sinh cá nhân (cắt ngắn móng tay, rửa tay sạch bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn, chế biến, sau khi đi vệ sinh…).
- Không nên ăn quá nhiều thức ăn, nhất là những loại thức ăn có dầu mỡ vì các thực phẩm này dễ tích tụ năng lượng dư thừa gây tăng cân và béo phì. Những người có bệnh nào đó cần được cán bộ y tế tư vấn về chế độ ăn uống thích hợp. Kết hợp ăn uống hợp lý với vận động, tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên, ngay cả trong những ngày Tết.
Ảnh minh họa
- Không nên uống rượu quá nhiều trong những ngày Tết để vừa bảo đảm sức khỏe, vừa bảo đảm về an toàn giao thông. Chú ý trong việc chọn loại rượu để sử dụng (rượu đã đăng ký và được chứng nhận chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm).
- Nên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi nấu nướng. Đôi tay bẩn chính là “thủ phạm” đầu tiên khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm vì nó chứa rất nhiều vi khuẩn. Do đó, bạn nên vệ sinh cho đôi tay của mình sạch sẽ bằng xà phòng và rửa lại thật sạch trước khi bạn rửa rau quả, khi chế biến hoặc trước khi ăn nhé.
- Thớt cũng là nguyên nhân được biết đến với thủ phạm gây ngộ độc thực phẩm. Do đó khi dao, thớt đã thái đồ sống tuyệt đối không dùng thái đồ chín cho dù đã được bạn rửa sạch.
Theo VNE
Những lưu ý khi ăn cà chua
Vẫn biết cà chua có nhiều vitamin và có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên ăn cà chua và chế biến cà chua cho đúng cách lại là điều mà rất nhiều người bỏ qua.
Cà chua là một loại rau rất bổ dưỡng và lành mạnh, có tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể, ngăn ngừa và điều trị bệnh suy nhược, chống chống nhiễm trùng. Nhưng không phải cứ ăn cà chua là sẽ bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Cà chua chưa chín
Cà chua chưa chín có chứa số lượng lớn các yếu tố "alkaloid" nếu tiêu thụ sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm nhiều hơn. Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh thường là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác... thậm chí trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng. Khi cà chua chín, các chất độc hại trong cà chua có tên là "alkaloid" sẽ giảm dần và sẽ biến mất trong cà chua chín đỏ. Vì vậy, với những quả cà chua màu xanh lá cây chưa chín, tuyệt đối không nên thưởng thức.
Không ăn cà chua lúc đói
Cà chua chứa rất nhiều pectin và nhựa phenolic và các thành phần khác giống như trong quả hồng vàng. Nếu ăn cà chua lúc đói, những chất này có thể dễ dàng phản ứng với axit, hình thành các cục không hòa tan, gây "căng thẳng" và làm khó cho dạ dày. Dạ dày phải tiêu thụ những chất này có thể gây ra đau bụng, nôn mửa và thậm chí là sốc. Vì vậy, tuyệt đối không nên ăn cà chua lúc đang đói.
Không nên đun cà chua quá kĩ
Nếu đun cà chua ở nhiệt độ cao quá lâu hoặc đun đi đun lại nhiều lần thì sẽ làm mất đi các vitamin và làm giảm giá trị dinh dưỡng có trong cà chua.
Không ăn cà chua sống và dưa chuột cùng lúc
Cà chua là một loại trái cây và thức ăn thực vật giàu vitamin, mỗi 100g cà chua có chứa 550 mg carotene, thiamin, 0,03mg riboflavin, 10,6mg niacin, 19 mg vitamin C, 0.57mg vitamin E, 92mg vitamin A. Dưa chuột có chứa enzyme vitamin C, vitamin C có thể làm hỏng những quả cà chua và làm giảm các chất dinh dưỡng khác. Do đó, không nên ăn dưa chuột với cà chua sống cùng lúc.
Không nên ăn cà chua khi bạn uống thuốc chống đông máu
Cà chua chứa rất nhiều vitamin K. Tác dụng chính của vitamin K là xúc tác cho sự tổng hợp của prothrombin và coagulin trong gan. Vì vậy, nếu bạn ăn cà chua khi dùng thuốc chống đông, nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại thuốc này.
Theo VNE
Lưu ý khi lựa chọn thuốc đông dược bổ gan. Ngày nay, với quan niệm cởi mở của các nhà y học, các phương pháp điều trị bệnh bằng Đông Tây y kết hợp ngày càng được áp dụng rộng rãi. Các loại thuốc được bào chế từ thảo dược không chỉ mang lại hiệu quả điều trị cao mà còn giúp người bệnh tiết kiệm được chi phí và giảm thiểu các...