Những lưu ý trước khi sử dụng Biotin giúp tóc mọc dài và hạn chế tác dụng phụ
Liệu giai thoại “cứ rụng tóc là phải uống Biotin” có chính xác hay không?
Hãy thử tự mình làm 1 cuộc khảo sát đơn giản, khi bạn tìm kiếm “cách mọc tóc nhanh” trên bất kỳ nền tảng nào hoặc thậm chí hỏi ý kiến bạn bè thì phần lớn câu trả lời sẽ là: bổ sung thêm Biotin. Đây là một loại vitamin nhóm B được tìm thấy trong các loại thực phẩm như trứng, cá hồi, khoai lang và hạnh nhân.
Theo thời gian cùng những lời khuyên truyền miệng, Biotin trở thành 1 thành phần thần thánh điều trị rụng tóc và móng tay giòn. Nhưng chính vì sự phổ biến đến mức khó tin này, liệu bạn có bao giờ thắc mắc: Có đúng là bị rụng tóc là do cơ thể thiếu Biotin không? Nó thần thánh và ảnh hưởng đến cơ thể chúng ta như thế nào?
Chúng ta có thực sự cần Biotin?
Theo 1 báo cáo từ Viện Y tế Quốc gia, tình trạng thiếu hụt Biotin ở người trưởng thành là rất hiếm, đặc biệt với những người khoẻ mạnh đang ăn 1 chế độ ăn bình thường. Bởi lẽ, Biotin có sẵn trong hầu hết các loại thực phẩm, như thịt, cá, khoai lang… đều là những nguồn Biotin tự nhiên phổ biến.
Kể cả bạn là người ăn kiêng ở bất kỳ chế độ nào hoặc là ăn chay, thì bạn cũng có rất nhiều sự lựa chọn thực phẩm có chứa Biotin. Trái lại với lo lắng này, cơ thể chúng ta lại thiếu nhiều loại vitamin khác và trong đó không có Biotin. Vì thế, thực tế là chúng ta không cần bổ sung thêm Biotin.
Biotin liệu có giúp tóc mọc dài nhanh hơn?
Biotin là 1 chất điển hình hứa hẹn mang lại cho bạn mái tóc “dài hơn, khỏe hơn”. Tuy nhiên theo nhiều bác sĩ da liễu đính chính, hoàn toàn chưa có bất kỳ kiểm nghiệm lâm sàng nào chứng minh điều này. Mặc dù vậy, lại có rất nhiều giai thoại xung quanh chất này được khẳng định bởi những người tiêu dùng rằng, họ dùng Biotin và nó thực sự giúp tóc của họ phát triển khoẻ mạnh. Trong 1 vài cuộc khảo sát nhằm đính chính khẳng định này từ người tiêu dùng, các bác sĩ da liễu cho biết có 1 số ngoại lệ rất ít thực sự thiếu hụt Biotin và cũng là nhóm người này mới có phản ứng tốt với việc bổ sung Biotin.
Rụng tóc là 1 trong những biểu hiện của việc căng thẳng quá độ, thay đổi nội tiết tố hoặc là triệu chứng của 1 số bệnh lý. Vì thế, khi bạn bắt đầu thấy tóc rụng nhiều trên gối, sau khi gội đầu hoặc sau khi chải tóc, bạn cần phải rà soát và kiểm tra sức khoẻ của bản thân trước khi kết luận rằng cơ thể có thiếu Biotin hay không. Cần phải nhắc lại rằng số người thực sự thiếu Biotin chỉ là thiểu số, cho nên không nên sử dụng Biotin 1 cách vô tội vạ khi chưa có bất kỳ xét nghiệm nào.
Video đang HOT
Bạn có thể cải thiện tình trạng rụng tóc bằng việc cân bằng sức khỏe tinh thần, chú ý vào chất lượng cuộc sống và chế độ ăn uống. Việc này chắc chắn hiệu quả hơn rất nhiều so với việc nạp Biotin khi chưa thực sự hiểu cơ thể mình.
Tác dụng phụ của Biotin
Rất nhiều cộng đồng làm đẹp đã chia sẻ câu chuyện về sự liên quan giữa Biotin và mụn. Một vài người đã nói rằng, tình trạng mụn trên da của họ có xu hướng trở nên tệ hơn từ khi họ bắt đầu sử dụng Biotin. Tuy chưa có nghiên cứu lâm sàng chứng minh điều này là chính xác, nhưng nếu bạn cũng đang gặp trường hợp tương tự, bạn nên bắt đầu theo dõi và giảm dần tần suất sử dụng Biotin.
Về lý thuyết, việc bạn bổ sung Biotin trong khi cơ thể không thực sự thiếu sẽ dẫn đến việc dư thừa Biotin. Có thể thiếu 1 chút không vấn đề gì, nhưng thừa là phải suy nghĩ đấy nhé. Dư thừa Biotin có thể làm giảm sự hấp thụ các loại vitamin và khoáng chất khác, đặc biệt là B5. Đây là một phần của hàng rào bảo vệ da, đó là lý do tại sao điều này có thể dẫn đến phá vỡ hàng rào bảo vệ da, ảnh hưởng đến quá trình điều trị mụn. Trong trường hợp này, bạn bắt buộc sẽ phải dừng nạp Biotin.
Một yếu tố quan trọng khác cần lưu ý: Cảnh báo của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) năm 2019 nêu rõ rằng việc bổ sung Biotin, đặc biệt với liều lượng cao, có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, trích dẫn ví dụ về xét nghiệm Troponin (một xét nghiệm để chẩn đoán bạn có đang bị đau tim hay không) thì Biotin có thể can thiệp bằng cách tạo ra kết quả Troponin thấp, được gọi là hiện tượng âm tính giả.
Gợi ý một số giải pháp cho tóc rụng
Nếu bạn đang muốn tóc mọc dài hơn hoặc tăng độ dày, trước tiên hãy xác định nguyên nhân gây ra tình trạng rụng tóc. Bời rụng tóc cũng có thể là triệu chứng của 1 số bệnh lý nên nếu bạn thấy mình bị rụng tóc đi kèm 1 số thay đổi về sức khỏe thì bạn cần phải đi xét nghiệm ngay lập tức.
Các chuyên gia cũng đề xuất 1 số thay đổi nhỏ để cải thiện tình trạng tóc rụng, như hạn chế sử dụng nhiệt cao và hoá chất cho tóc (nhuộm, uốn, ép…), đồng thời tránh buộc tóc quá chặt, tránh sử dụng dầu gội chứa sulfate, dầu xả chứa silicone, hạn chế hút thuốc và nói không với những chế độ ăn kiêng làm thâm hụt calo quá nhanh. Về cơ bản, bạn chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống, thư giãn và tránh căng thẳng là bạn đã có thể cải thiện tình trạng tóc rụng mà không cần phải bổ sung Biotin.
Một số vitamin giúp làm chậm quá trình lão hóa da
Thay đổi ngoài da là một trong những biểu hiện dễ nhận biết nhất của sự lão hóa trong cơ thể
Dù không ngăn cản được quá trình này, nhưng bổ sung một số vitamin có thể hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa.
Khi nào da bị lão hóa?
Da chúng ta bị lão hóa khi cấu trúc làn da "xuống cấp" dần theo tuổi tác. Đây là quá trình thoái hóa tự nhiên các chức năng tuần hoàn máu và hệ bạch huyết làm suy yếu mao mạch dưới da, hủy hoại cấu trúc nền của da, giảm sự đào thải các độc tố. Bên cạnh đó, theo thời gian, lượng nội tiết tố estrogen trong cơ thể suy giảm dần, da sẽ trở nên mỏng hơn, chất béo mất dần làm da mất tính đàn hồi, giảm sự đầy đặn và mịn màng.
Cấu trúc của làn da.
Dưới góc độ khoa học, da chịu sự tác động của nhiều yếu tố như thời gian, nội tiết, dinh dưỡng, sinh hoạt, sự ô nhiễm môi trường, stress và đặc biệt là ánh nắng mặt trời. Những yếu tố này cộng hưởng tấn công và gây hại cho làn da từ độ tuổi 20 nhưng chưa xuất hiện rõ. Từ sau tuổi 30, các dấu hiệu lão hóa dần dần biểu hiện và dễ nhận thấy bằng mắt thường.
Các vitamin hỗ trợ làm chậm lão hóa
Chúng ta không thể can thiệp vào quá trình lão hóa tự nhiên theo thời gian hay "lão hóa nội tại" nhưng chúng ta có thể chủ động làm chậm quá trình "lão hóa ngoại lai". Một số vitamin được xem có vai trò hữu ích góp phần ngăn ngừa tình trạng lão hóa da sớm.
Vitamin A
Vitamin A hay retinol, có nhiều trong gan, thịt, cá, cà chua, rau dền, cà rốt, súp lơ xanh, bí đỏ, cà chua, đu đủ, gấc, dưa hấu... được coi là chất chống lão hóa da tốt nhất. Đây là một vitamin tan trong chất béo được sử dụng để giúp duy trì tuổi thanh xuân cho làn da, hỗ trợ sự phát triển của các tế bào da, giúp giảm sự xuất hiện của nếp nhăn bằng cách tăng sản xuất bã nhờn, tạo làn da tươi mới, mềm mại, trẻ trung. Vitamin A còn có tác dụng kích thích sự liền sẹo và ngừa các bệnh của da.
Vitamin nhóm B
Vitamin B2 hay riboflavin, có tác dụng giúp duy trì độ ẩm cho da, chống lão hóa sớm. Thiếu hụt vitamin B2 sẽ gây ra các bệnh về da như môi, lưỡi nứt nẻ, đỏ cánh mũi, da mặt nhăn, mắt kém và móng tay dễ bị gãy. Vitamin B2 có nhiều trong gan động vật, cá, sữa, trứng, bơ, chuối...
Vitamin B3 hay niacinamide, là một dưỡng chất vô cùng quan trọng, đặc biệt là với làn da khô và nhạy cảm, giúp tăng cường độ ẩm của da, chống dị ứng, giảm các vết mẩn đỏ trên da. Vitamin B3 được chứng minh là tăng cường sự sản xuất ceramide và axit béo, hai hợp chất quan trọng đóng vai trò bảo vệ da. Khi có lớp màng bảo vệ da tốt hơn, da sẽ có khả năng hút ẩm và đẩy chất thải trên da tốt hơn.
Vitamin B5 hay axit pantothenic có tác dụng chống da khô, lão hóa. Ngoài ra, vitamin B5 còn tác dụng phòng tránh bệnh rụng tóc. Vitamin B5 phục hồi độ pH cho da, điều này làm cho làn da mềm mại, dẻo dai và giữ ẩm. Các nếp nhăn và khô sạm da sẽ bị mờ đi sau vài tuần dùng vitamin B5 bổ sung. Vitamin B5 có nhiều trong tôm, các loại hải sản, rau xanh, nấm.
Vitamin C
Vitamin C hay axit ascorbic, có tác dụng ngăn chặn quá trình sản xuất các gốc tự do, bảo vệ acid béo không no của màng tế bào, đồng thời giúp tái sử dụng vitamin E là chất chống ôxy hóa chính của màng tế bào. Vitamin C có thể ngăn sự hình thành và giúp làm mờ sắc tố melanin, làm tăng sự sản xuất collagen cho da, kích hoạt quá trình làm mới làn da và làm tăng độ đàn hồi bị mất, chữa lành sẹo lõm hoặc tái tạo da sau quá trình bị mụn.
Chăm sóc tốt cho làn da có thể làm chậm quá trình lão hóa.
Vitamin C không chỉ mang lại lợi ích làm sáng da mà còn là một chất chống oxy hóa rất mạnh, làm giảm sự xuất hiện của nếp nhăn. Thiếu vitamin C có thể gây xuất huyết, da khô và sần sùi, tăng sừng hóa ở nang lông. Vitamin C giúp điều trị da bị tổn thương do tác hại của ánh nắng, duy trì vẻ đẹp, gia tăng tuần hoàn máu, lấy đi oxygen hoạt hóa vá ngăn chặn tình trạng lão hóa da.
Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây tươi như cam, chanh, quít, sơ ri, cóc, ổi, bưởi, táo, xoài, dưa hấu, đu đủ... và có hàm lượng cao trong rau xanh, đặc biệt là bông cải xanh, rau cải, cà chua, khoai tây...
Vitamin E
Vitamin E hay tocopherol, có vai trò chống ôxy hóa bằng cách ngăn ngừa hay làm gián đoạn những phản ứng tạo ra các gốc tự do, được xem là "thần dược" giúp chị em giữ gìn sắc đẹp và duy trì nét thanh xuân của mình. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất này sẽ mau chóng có được một làn da tươi trẻ, mịn màng.
Vitamin E được kết hợp với vitamin C sẽ có tác dụng như một chiếc áo giáp bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, vitamin E có tác dụng ổn định các màng sinh học, tái tạo và phục hồi các tế bào da bị hư tổn, giúp làm sạch và kháng viêm hiệu quả.
Vitamin E được sử dụng trong rất nhiều loại mỹ phẩm làm đẹp da, chống lão hóa.
Vitamin H
Vitamin H, hay biotin - vitamin B7, thuộc nhóm vitamin tan trong nước, có nhiều trong gan bò, sữa, cá, lòng đỏ trứng, chuối, khoai tây... giúp cho làn da khỏe mạnh và rạng rỡ. Thiếu hụt biotin có thể dẫn đến da khô và tróc vảy.
Một ngày ăn vài miếng rau này, mắt sáng như sao Hãy bảo vệ cửa sổ tâm hồn của bạn từ trong ra ngoài bằng việc ăn các loại rau xanh, củ quả nhằm bổ sung 4 chất dinh dưỡng chính cho mắt. Bạn có phải là người luôn dán mắt vào máy tính khi làm việc, lướt điện thoại khi tan sở và theo đuổi những bộ phim truyền hình? Mắt của bạn...