Những lưu ý trong chế độ ăn uống ở giai đoạn hậu COVID-19
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ rất quan trọng đối với sức khỏe. Giai đoạn hậu Covid-19 ăn gì để tăng cường dinh dưỡng để thúc đẩy quá trình phục hồi sau nhiễm Covid-19.
1. Cách lựa chọn thực phẩm trong giai đoạn hậu Covid-19
Trong giai đoạn hậu Covid ăn gì để phục hồi sức khỏe là quan tâm của rất nhiều người. Người bệnh nên lựa chọn các loại thực phẩm giàu calo, protein, rau quả tươi, gia vị thảo mộc để tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch.
1.1. Cách lựa chọn thực phẩm giàu calo
Khi mắc Covid-19, cơ thể của người bệnh dễ bị cạn kiệt năng lượng, vì vậy những thực phẩm giàu calo là thứ người bệnh cần để lấy lại mức năng lượng của mình.
Lượng calo có trong thức ăn có thể đến từ carbs (tinh bột), chất béo và protein. Cơ thể có thể sử dụng calo để làm nhiên liệu cho các hoạt động hoặc lưu trữ để sử dụng sau này dưới dạng mỡ trong cơ thể.
Người bệnh nên lựa chọn thực phẩm giàu calo bao gồm: ngũ cốc, gạo, khoai tây, bánh mì, mì ống…
Để tính nhu cầu năng lượng, người ta sử dụng đơn vị Kcal (1 Kcal = 1.000 calo). Nhu cầu năng lượng ở người trưởng thành trung bình là: 2.300 – 3.000 Kcal/ngày (đối với nam giới); 2.000 – 2.500 Kcal/ngày (đối với nữ giới). Nhu cầu năng lượng có thể điều chỉnh thêm bớt tùy theo cường độ lao động.
- Lượng Kcal được tính trong 100g phần ăn được của các thực phẩm như sau:
Trong 100g phần ăn được gạo nếp hoặc gạo tẻ chứa 344 KCalGạo lứt: 345 KCalBột gạo nếp: 362 KCalBột gạo tẻ: 359 KCalKhoai tây: 93 KCalBột khoai tây: 345 KCalMiến dong: 332 KCalBánh mì: 249 KCalBột mì: 346 KCal
Cần lưu ý không nên ăn quá nhiều calo dễ gây tăng cân, béo phì và dẫn đến nhiều nguy cơ sức khỏe khác. Tránh thực phẩm chứa calo rỗng như tất cả các loại đồ ăn vặt.
Video đang HOT
Người mắc COVID-19 nên ăn thực phẩm giàu calo như: cơm, khoai tây, bánh mì…
1.2. Cách lựa chọn thực phẩm giàu protein
Người bệnh không thể cảm thấy khỏe hơn nếu thiếu protein. Protein là thành phần chính cấu tạo nên các tế bào và mô mới cho cơ thể. Để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, tái tạo và phục hồi các tế bào và mô là vô cùng quan trọng. Protein cũng cho phép cơ thể sản xuất các kháng thể mà nó cần để chống lại sự xâm nhập của virus và vi khuẩn.
Bổ sung thực phẩm giàu protein có thể giúp người bệnh Covid-19 bổ sung các chất dinh dưỡng bị mất trong cơ thể. Người bệnh nên ăn thực phẩm giàu protein như: thịt, cá, trứng, thịt gia cầm, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, các sản phẩm từ sữa ít béo, các sản phẩm từ đậu nành, các loại hạt…
- Nhu cầu protein của cơ thể là: 1 – 1,5g/kg/ngày. Lượng protein trong 100g thực phẩm được tính như sau:
Thịt bò loại 1: 21gThịt bồ câu ra ràng: 17.5gThịt dê nạc: 20,7gThịt gà ta: 20,3gThịt lợn nạc: 19gThịt ngựa: 21,5gThịt đùi ếch: 20gCá chép: 16gCá quả: 18,2gCá rô đồng: 19,1gCá trắm cỏ: 17gCá hồi: 22gCá ngừ: 21gTrứng gà: 14,8gTrứng vịt: 13gSữa bò tươi: 3,9gSữa dê tươi: 3,5gSữa đặc có đường: 8,1gĐậu cô ve: 5,5gĐậu đũa: 6gĐậu Hà Lan: 6,5gGiá đậu tương: 7,7gGiá đậu xanh: 5,5g
Thực phẩm giàu protein có thể giúp người bệnh COVID-19 bổ sung các chất dinh dưỡng bị mất trong cơ thể.
1.3. Ăn đa dạng các loại rau quả
Trái cây, rau và một số loại gia vị thảo mộc là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa tuyệt vời giúp cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu, chống viêm, kháng khuẩn để tăng cường miễn dịch cho cơ thể, giúp người bệnh nhanh hồi phục sức khỏe.
Người bệnh có thể ăn đa dạng các loại trái cây, rau quả nhiều màu sắc và bổ sung thêm một số gia vị thảo mộc như: củ sả, gừng, tỏi, nghệ, hành, mùi, quế…
Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng, mỗi người nên ăn lượng rau quả là 480g – 560g/ngày (tương đương từ 6-7 đơn vị rau quả, mỗi đơn vị là 80g rau quả sống sạch, không tính phần thải bỏ như vỏ, hạt…); trong đó tiêu thụ rau là từ 240 – 320g/ngày và tiêu thụ quả chín là 240g/ngày.
Nên ăn các loại trái cây, rau quả nhiều màu sắc.
2. Một số lưu ý trong chế độ ăn uống ở giai đoạn hậu Covid-19
Ngoài việc tăng cường các loại thực phẩm trên vào chế độ ăn uống trong giai đoạn phục hồi, người mắc Covid-19 cần lưu ý những điều sau để thực hiện chế độ ăn uống hiệu quả hơn:
- Ưu tiên các sản phẩm như: thịt, cá, trái cây, rau… tươi sống, mới thu hoạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Hạn chế các sản phẩm đóng gói, thực phẩm chế biến sẵn.
- Đảm bảo tất cả các bữa ăn của người bệnh đều được nấu tại nhà thay vì phụ thuộc vào các loại đồ ăn bên ngoài.
- Ăn nhiều thức ăn trong một bữa có thể khó khăn trong giai đoạn đầu hồi phục sau nhiễm Covid-19, do vậy người bệnh nên chia nhỏ các bữa ăn thành 5-6 bữa nhỏ trong ngày.
- Nhiều bệnh nhân gặp khó khăn khi nuốt trong thời gian hồi phục, vì vậy nên chế biến các món ăn lỏng, mềm để dễ nuốt và hấp thu tốt hơn.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi chế biến thức ăn. Rửa sạch tay bằng xà phòng trước và sau khi tiếp xúc và ăn uống.
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi chế biến thức ăn.
Thực phẩm số 1 khiến bạn có nguy cơ bị cao huyết áp
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, gần một nửa số người trưởng thành ở Mỹ bị tăng huyết áp hoặc huyết áp cao.
Đối với những người có thể được hưởng lợi rất nhiều từ việc giảm natri, điều quan trọng là phải biết loại thực phẩm nào đang chứa nhiều natri.
Bánh mì. Ảnh SHUTTERSTOCK
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Nông nghiệp, Tiêu dùng và Khoa học Môi trường thuộc Đại học Illinois (Mỹ) chỉ ra trong một nghiên cứu mới, bánh mì có thể là nguyên nhân chính gây ra lượng natri quá mức cho một người nào đó.
"Bánh mì là một trong những thực phẩm chủ yếu trong chế độ ăn kiêng của nhiều người và họ thường không chỉ ăn một suất bánh mì", Aubrey Dunteman, một nghiên cứu sinh tại Khoa Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng Con người của trường đại học trên, đồng thời là tác giả chính của bài báo, cho biết trong một tuyên bố, theo Eat This, Not That!
Soo-Yeun Lee, giáo sư khoa học thực phẩm tại Đại học Illinois, cho biết thêm rằng 70% natri trong nguồn cung cấp thực phẩm của Mỹ đến từ thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn.
Điều này không có nghĩa là bạn không nên ăn bánh mì nếu bạn bị tăng huyết áp. Trên thực tế, có một số lựa chọn bánh mì tốt cho sức khỏe, nhưng chúng có thể không dễ dàng tiếp cận đối với tất cả mọi người.
Đó là lý do tại sao nghiên cứu sinh Dunteman và giáo sư Lee đã hợp tác để xem liệu có cách nào để giảm hàm lượng natri trong bánh mì mà không làm giảm hương vị hoặc kết cấu.
Trong nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thực phẩm Quốc tế, các nhà nghiên cứu đã xác định bốn phương pháp khả thi: chất tăng hương vị; biến đổi vật lý; giảm muối mà không cần giảm thiểu thêm nữa; và thay thế natri.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng sự kết hợp của cả bốn phương pháp có thể là cách tiếp cận tốt nhất mà các nhà sản xuất thực phẩm áp dụng để giúp giảm hàm lượng natri trong bánh mì.
Nếu bạn đang muốn tự nướng bánh mì tại nhà, các nhà nghiên cứu khuyên bạn nên giảm lượng muối xuống 50%, nhưng hãy biết rằng điều này sẽ làm thay đổi một chút hương vị.
Nếu việc nướng bánh không phải là sở thích của bạn hoặc bạn không có thời gian, hãy cân nhắc mua bánh mì có ghi rõ "ít natri" trên bao bì, theo Eat This, Not That!
Cậu bé chỉ ăn bánh mì và sữa chua suốt 10 năm vì... sợ thức ăn Trẻ khi bước vào tuổi dậy thì cần chế độ ăn uống đủ chất. Tuy nhiên, cậu bé Ashton Fisher, 12 tuổi, lại mắc chứng sợ thức ăn. Ashton sợ mọi loại thức ăn và chỉ ăn bánh mì lát, sữa chua trái cây trong 10 năm qua. Cậu bé Ashton Fisher ở Anh mắc chứng sợ hãi thức ăn, chỉ ăn được...