Những lưu ý phòng bệnh mùa hè cho trẻ
Trước nguy cơ bùng phát các bệnh mùa hè nguy hiểm như sốt xuất huyết, tiêu chảy, thủy đậu… các gia đình cần nắm rõ biện pháp phòng tránh để bảo vệ sức khỏe cho con.
1. Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm
Để phòng bệnh mùa hè chúng ta phải làm tốt công vệ sinh sạch sẽ nơi ở, ăn chín uống sôi, thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung, nhất là vệ sinh an toàn thực phẩm trong mùa hè là cách tốt nhất để phòng ngừa các rối loạn tiêu hóa, phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm đường ruột, trong đó có một tỷ lệ đáng kể viêm não mà thủ phạm là virut đường ruột (như Enterovirut, ECHO, Coxackie…).
Ngoài ra, để tránh trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ nên chú ý giữ gìn vệ sinh ăn uống cho trẻ, nếu trẻ bị tiêu chảy nên bù nước cho đủ. Ngoài nước mát do nắng nóng kể trên, nên bù nước cho trẻ bằng việc cho uống thêm nước có pha oresol (có hướng dẫn sử dụng sẵn trên bao gói).
2. Vệ sinh thân thể sạch sẽ
Tắm gội hằng ngày tránh để ngứa ngáy, khó chịu do bụi bậm, mồ hôi ứ đọng, nhất là trẻ em; năng thay quần áo mỗi khi bị mưa ướt hay ra nhiều mồ hôi nhất là những trẻ hiếu động để tránh bị cảm lạnh, chốc lở, nhiễm nấm; cũng không để trẻ gãi hay “giết” rôm (sẩy) để tránh làm tổn thương da, nhiễm trùng da.
Vệ sinh thân thể sạch sẽ giúp phòng tránh các bệnh mùa hè rất hiệu quả. Ảnh minh họa.
Tránh cho trẻ nghịch đất, cát bẩn. Không đi nằm sau khi tắm xong; không đột ngột ra – vào phòng điều hòa để tránh bị cảm lạnh.
Ngoài việc giữ gìn vệ sinh cho trẻ, các bậc cha mẹ cần kiểm tra thường xuyên những vùng da kín, đặc biệt khi trẻ có biểu hiện ngứa để phát hiện và điều trị sớm các bệnh ngoài da.
3. Đưa trẻ đi tiêm phòng theo đúng quy định của Bộ Y tế
Video đang HOT
Biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất là tiêm văcxin phòng viêm não Nhật Bản nhằm tạo miễn dịch chủ động. Liệu trình tiêm phòng cần đủ 3 liều: 2 mũi đầu cách nhau 1-2 tuần, mũi thứ 3 nhắc lại sau 1 năm. Văcxin viêm não Nhật Bản bắt đầu tiêm khi trẻ được 1 tuổi.
4. Uống nhiều nước
Mùa hè, thời tiết nắng nóng, mồ hôi tiết ra nhiều khiến cơ thể mất đi lượng lớn nước. Vì thế, cần uống đủ nước khi làm việc hay đi học, nhớ đội nón, đội mũ rộng vành… để không bị say nắng.
Nhớ cho trẻ uống nhiều nước để phòng bệnh mùa hè. Ảnh minh họa.
Tuyệt đối không uống nhiều nước đá, không ăn những thức quá lạnh. Không để quạt điện xối thẳng vào người, nhất là trẻ nhỏ vì trẻ dễ bị cảm lạnh, càng không nên bật quạt, đi nằm sau khi vừa tắm xong.
5. Tiến hành diệt muỗi, bọ gậy quanh khu vực nơi ở
Diệt bọ gậy (lăng quăng), loại trừ nơi muỗi sinh đẻ, trú ngụ là biện pháp tích cực và hiệu quả nhất. Điều này đặc biệt cần thiết để phòng chống bệnh sốt xuất huyết.
- Khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm quanh nhà, quanh làng bản; loại bỏ những vật dụng quanh nhà, trong vườn (như thùng chứa nước tưới, gáo dừa, mảnh vỡ chai lọ bát đĩa, ly, chén, vỏ đồ hộp, lốp xe hỏng, mảnh ni-lông…) đọng nước mưa; đậy kín chum, vại, bể chứa nước để muỗi không còn nơi đẻ; hàng tuần nhớ cọ rửa các đồ chứa nước để loại bỏ trứng muỗi, thả cá cờ để diệt bọ gậy.
Dọn dẹp sạch sẽ nơi ở để tránh muỗi sinh sôi, lây truyền những bệnh mùa hè. Ảnh minh họa.
- Sắp xếp nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ, thoáng mát; không treo mắc quần áo để muỗi không còn chỗ đậu.
- Tránh để muỗi đốt: xua muỗi, đốt hương trừ muỗi, xoa thuốc chống muỗi lên những phần da hở; cho trẻ mặc quần dài, áo dài tay; không để trẻ chơi ở ngoài trời khi xẩm tối, không để trẻ ở trần hay chơi ở những xó xỉnh, tối tăm, ẩm thấp; cho trẻ ngủ màn kể cả những giấc ngủ ban ngày nhất là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
Theo Khánh Hà
Đời sống & Pháp luật
Mách mẹ bầu khi bổ sung axit folic đúng cách
Axit folic là chất cần thiết trong giai đoạn mang bầu. Mẹ bầu hãy lưu ý những điều sau để bổ sung loại axit này hiệu quả.
Axit folic là một loại vitamin B9 giúp bảo vệ thai nhi phát triển, chống lại các khuyết tật ống thần kinh. Loại axit này sẽ làm việc với vitamin B12 để tạo thành các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Không đủ axit folic có thể làm cho cơ thể bà bầu thiếu máu, nói cách khác là thiếu sắt.
12 tuần đầu tiên của thai kỳ là thời gian não và hệ thống thần kinh của em bé được hình thành và phát triển mạnh nhất. Do vậy, axit này sẽ giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh ở não và cột sống của thai nhi, giảm nguy cơ sinh non và khuyết tật tim.
Thậm chí, loại vitamin này còn có tác dụng giúp tinh trùng ở các bé nam khỏe mạnh hơn. Đó là lý do tại sao, bà bầu nên bổ sung loại axit này ngay trong 3 tháng đầu. Khi đã đến tuần thứ 13, bà bầu có thể ngừng uống các chất bổ sung.
Quan trọng là, nên bổ sung vừa đúng lượng axit folic ngay khi bạn quyết định sẽ có em bé (trước khi mang thai). Bạn nên uống 400 mcg mỗi ngày đồng thời với việc nạp thực phẩm giàu chất này.
Nếu như bạn không may có con khuyết tật ống thần kinh (NTD) thì đứa con tiếp theo tỷ lệ mắc bệnh này cao hơn. Trong trường hợp đó, bác sỹ sẽ kê toa liều hàng ngày cao hơn khoảng 5mg.
Nếu bạn đang có bệnh liên quan đến thần kinh, bác sỹ có thể sẽ kê toa liều cao hơn vì những loại thuốc điều trị thần kinh có thể ngăn chặn cơ thể hấp thu axit folic.
Bà bầu đang thừa cân và có chỉ số BMI (chỉ số khối lượng cơ thể) trên 30 hoặc đang mắc bệnh tiểu đường, cũng nên dùng liều cao hơn những bà bầu bình thường 5mg.
loại axit này không chỉ có ở thuốc uống, hãy linh động ăn nhiều thực phẩm giàu folate như rau cải, đậu đen, măng tây, súp lơ, trứng, các loại rau lá xanh đậm hoặc thịt bò, cá hồi ...
Do folate hòa tan trong nước, bạn nên ăn những loại rau này vừa chín tới để không bị bốc hơi hết folate trong nó.
Theo Mi Trần/Báo Kiến Thức
Những sai lầm "chết người" từ việc tắm rửa bạn phải biết Có những mối nguy hại tiềm ẩn từ chính việc bạn tắm rửa hàng ngày, hãy lưu ý để không rước họa vào thân. Tắm rửa có thể gây lão hóa sớm và góp phần làm tăng bệnh ung thư nếu lạm dụng. Tắm rửa quá thường xuyên làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư Nguy cơ này đến từ những "anh...