Những lưu ý nhỏ trước khi lái xe dưới trời nắng nóng
Kiểm tra hệ thống điều hòa, làm mát, áp suất lốp… là những điểm mà lái xe cần lưu ý khi sử dụng ô tô vào những ngày hè nóng nực
1. Kiểm tra lốp xe
Lốp xe là một bộ phận của xe bạn cần chú ý khi vào hè. Đây là bộ phận trực tiếp tiếp xúc với mặt đường nên khi nhiệt độ tăng cao cũng sẽ ảnh hưởng khá nhiều tới lốp. Đồng thời, lốp xe được làm từ cao su nên việc đỗ xe dưới trời nắng nóng liên tục cũng sẽ ảnh hưởng tới độ bền, khiến lốp nhanh bị oxy hóa… Vì vậy, bạn cần kiểm tra bề mặt và áp suất lốp thường xuyên; Đặc biệt là trước những hành trình dài phải chạy xe trong thời gian lâu.
Cần kiểm tra bề mặt và áp suất lốp thường xuyên
Nhưng bạn cần lưu ý, kiểm tra áp suất lốp nên thực hiện khi lốp nguội hoặc theo sách hướng dẫn sử dụng. Theo kinh nghiệm, nên để lốp non hơn tiêu chuẩn khoảng 0,1 kg. Ví dụ lốp xe con tiêu chuẩn là 2,2 kg/cm3 thì nên để áp suất lốp ở mức 2,1 kg/cm3.
2. Kiểm tra nước làm mát
Nhiệt độ tăng cao, khiến nhiệt độ máy cũng sẽ tăng theo và nước làm mát có thể hao hụt nhanh hơn. Kiểm tra nước làm mát, đường ống dẫn, két nước, các chi tiết làm bằng cao su, nếu phát hiện tình trạng rạn, nứt thì cần khắc phục hoặc thay thế.
Kiểm tra nước làm mát
Quan trọng hơn, hệ thống làm mát là một trong những bộ phận quan trọng giúp giải nhiệt, giải phóng nhiệt độ động cơ nếu không đảm bảo thì rất nguy hiểm cho xe của bạn.
3. Kiểm tra hệ thống phanh
Video đang HOT
Bộ phận này cũng cực kỳ quan trọng đối với 1 chiếc ôtô. Tuy nhiên, thời tiết nắng nóng có thể khiến chúng dễ biến dạng và giảm tuổi thọ, gây mất an toàn khi di chuyển.
Bạn nên kiểm tra kỹ trước khi bắt đầu một cuộc hành trình. Cần thường xuyên mang xe đến các tiệm sửa chữa để các nhân viên có kiểm tra kỹ lưỡng hơn.
Kiểm tra hệ thống phanh
Nên bổ sung dầu phanh nếu phát hiện chúng bị khô cạn. Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm tra hệ thống ống dẫn xem có sự rò rỉ hay không để khắc phục.
4. Kiểm tra ắc quy
Trong những ngày nắng nóng, dung dịch trong ắc quy dễ dàng bị bốc hơi. Vì vậy, bạn phải thường xuyên kiểm tra ắc quy để bổ sung dung dịch kịp thời tránh những hư hỏng không đáng có. Ngoài ra, hãy giữ nắp bình ắc quy sạch sẽ vì bụi bẩn có thể trở thành chất dẫn làm cạn dung dịch trong ắc quy.
5. Thay dầu định kỳ thường xuyên
Dầu nhớt sẽ rất nhanh lão hóa khi hoạt động thường xuyên dưới môi trường có nhiệt độ cao. Vì vậy bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra và thay mới để đảm bảo động cơ vận hành êm á, tránh hỏng hóc.
Thay dầu định kỳ thường xuyên6. Tránh đỗ xe dưới trời nắng
Khi bạn đỗ xe ngoài trời nắng trong thời gian dài và liên tục sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều tới nước sơn của xe. Không chỉ vậy, ánh nắng còn làm tăng nhiệt độ trong xe gây ảnh hưởng, giảm độ bền của các chi tiết làm bằng nhựa và da khiến nó nhanh hỏng, đồng thời, tiết ra những mùi khó chịu chứa chất Benzel.
Vì vậy, nếu thường xuyên phải đỗ xe dưới trời nắng thì bạn nên chọn những chỗ nào có bóng cây, râm mát hoặc nhà có mái che. Nếu không, bạn có thể dùng vải chuyên dụng để phủ xe hay các loại bìa chống nắng có bán sẵn trên thị trường để bảo vệ xe đặc biệt là khoang nội thất.
Hoặc bạn có thể dán phim chống nóng giúp ngăn cản hầu hết tia tử ngoại từ ánh sáng mặt trời và giảm một lượng nhiệt bức xạ đáng kể xuyên qua kính xe.
Theo Cartimes
Ô tô đang đi chết máy giữa đường - biết dấu hiệu báo trước để tránh sự cố
Xe ô tô chết máy giữa đường nếu không được kiểm soát tốt sẽ vô cùng nguy hiểm. Tuy nhiên mỗi một nguyên nhân khiến ô tô chết máy đều có dấu hiệu cảnh báo trước tài xế không nên bỏ qua.
Người điều khiển phương tiện giao thông là người luôn chuẩn bị tâm lý để sẵn sàng cho một tình huống khẩn cấp xảy ra, việc ô tô chết máy giữa đường là một ví dụ. Lái xe phải nắm được nguyên lý xử lý để tránh gây ra tai nạn giao thông.
Bất kể tình huống khẩn cấp nào người lái xe cũng cần nắm được tình trạng hiện tại của xe, giữ tâm lý hết sức bình tĩnh và dự đoán được những tình huống có thể xảy ra. Trong lúc này người lái xe dễ có tâm lý hoảng loạn, khả năng xử lý tình huống không đúng. Điều này sẽ dẫn đến nguy hiểm cho người ngồi trên xe và cả những phương tiện khác trên đường. Đặc biệt trong trường hợp xe đang di chuyển ở những vùng địa hình hiểm trở như đèo núi quanh co, thời tiết sương mù.
Một trong những nỗi lo lớn nhất mà có thể cả các "tài già" cũng phải bó tay là xe bị "nằm đường" vì những sự cố bên trong liên quan đến động cơ. Có những nguyên nhân chủ quan và cũng có những nguyên nhân khách quan. Tuy nhiên ở mỗi nguyên nhân thì đều có cách khắc phục tài xế nào cũng nên biết để tránh gặp rắc rối.
Ô tô chết máy giữa đường là tình huống không tài xế nào mong muốn cần phải biết trước các dấu hiệu
Ô tô chết máy vì hư hỏng hệ thống làm mát
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc và sửa chữa, ô tô chết máy do hư hỏng hệ thống làm mát có thể là sự cố phổ biến nhất. Lý do có thể là do nước làm mát bị rò rỉ gây thiếu nước làm mát, hoặc do hệ thống giải nhiệt gặp sự cố, như quạt làm mát không hoạt động.
Lỗi do hệ thống làm mát có thể nhận biết trước đó là khi kim đồng hồ đo nhiệt độ nước làm mát vọt lên báo hiệu quá nhiệt, máy chạy ì hơn và có thể có tiếng gõ.
Khi gặp sự cố này hãy dừng xe vào vị trí an toàn ngay khi phát hiện thấy động cơ quá nhiệt và lật nắp ca-pô lên kiểm tra. Nếu thấy còn nước làm mát mà bị sôi thì để máy chạy không tải và tắt điều hòa, còn nếu thấy cạn nước thì tắt máy.
Ô tô chết máy vì cháy hoặc cạn dầu bôi trơn
Nguyên nhân khiến ô tô chết máy chính có thể là do cạn dầu bôi trơn. Khá nhiều trường hợp chủ xe thay phải dầu bôi trơn thải loại, kém chất lượng, dẫn đến cháy dầu hoặc đóng cặn bùn trong động cơ. Một số trường hợp do rò rỉ dầu cũng gây hiện tượng cạn dầu. Một khi động cơ không được bôi trơn sẽ bị bó và không hoạt động được nữa, có trường hợp gãy cả tay biên. Động cơ phải đại tu, rất tốn kém.
Dấu hiệu nhận biết rõ nhất chính là đèn cảnh báo áp suất dầu động cơ có thể sẽ báo trên bảng đồng hồ. Đặc biệt chú ý khi có dầu chảy xuống khu vực đỗ xe. Do không được bôi trơn, động cơ có thể ồn bất thường, độ ồn tăng dần đều trong một thời gian dài.
Ô tô chết máy vì hư hỏng bơm xăng/bơm dầu
Bơm nhiên liệu ít khi hư hỏng đột ngột trong điều kiện sử dụng bình thường, nhưng rất có thể sẽ chết đột ngột do người sử dụng thường xuyên để cạn nhiên liệu. Hầu hết các loại xe hiện đại, bơm nhiên liệu được ngâm trong bình nhiên liệu, được bôi trơn và làm mát bằng chính nhiên liệu trong bình, nên có thể sẽ nóng và chết do nhiên liệu quá cạn. Hậu quả là bơm chết sẽ không thể phục hồi, chỉ có cách thay mới. Không nên chạy xe trong tình trạng cạn kiệt xăng/dầu.
Tài xế cần nhận biết sớm dấu hiệu như bơm nóng và sắp chết có thể ồn hơn bình thường, nhưng do bơm nằm trong bình nhiên liệu kín, nên người ngồi trong xe gần như không cảm nhận được.
Ô tô chết máy vì tắc lọc nhiên liệu
Thực tế nhiên liệu có chứa rất nhiều cặn bẩn. Sau thời gian dài không được thay thế, lọc nhiên liệu có thể bị tắc, khiến nhiên liệu không được bơm lên động cơ, gây chết máy. Lọc nhiên liệu bị tắc còn có thể làm hỏng bơm nhiên liệu do bơm phải làm việc quá tải trong điều kiện thiếu nhiên liệu và không được làm mát đầy đủ. Lọc bẩn phải thay mới.
Dấu hiệu nhận biết rõ nhất chính là lọc nhiên liệu bị bẩn nhưng chưa tắc hoàn toàn gây thiếu nhiên liệu, khiến động cơ nóng, không bốc, thậm chí rất yếu hoặc chết máy khi tăng ga.
Ô tô chết máy vì bị tắc kim phun
Cặn bẩn trong nhiên liệu bám vào các lỗ kim phun và bộ lọc của kim phun, lâu ngày không được bảo dưỡng sẽ làm tắc kim phun. Điều này không có thiệt hại khác ngoài việc có thể gây chết máy như đề cập. Kim phun cần được bảo dưỡng và vệ sinh sạch sẽ.
Để việc này không thể xảy ra tài xế có thể nhận biết rõ qua tình trạng kim phun bẩn, hạt phun có thể to hơn, không tơi, máy yếu hơn, có thể có hiện tượng rung giật hoặc chết máy khi tăng ga.
Ô tô chết máy do hệ thống điện hư hỏng
Điện đánh lửa có thể liên quan đến sự cố ở một số bộ phận như bu gi, dây cao áp, mô-bin hoặc hệ thống cung cấp nguồn (bộ chia điện trên xe đời cũ hoặc hộp điều khiển động cơ trên xe đời mới). Hệ thống điện đánh lửa hư hỏng có thể do sử dụng quá lâu không được thay thế hoặc do xe có tiền sử ngập nước.
Dấu hiệu nhận biết rõ nhất chính là khi mất tín hiệu hộp điều khiển, bơm nhiên liệu và kim phun có thể không hoạt động nên dễ bị lầm tưởng là hỏng bơm nhiên liệu. Động cơ có thể bị chết đột ngột mà không có dấu hiệu gì báo trước đó. Một số trường hợp có thể nổi đèn báo lỗi động cơ.
Theo VietQ
Xử lý lỗi kẹt chân ga - Kinh nghiệm thật 100% Gặp sự cố, xử lý đúng cách theo kiểu "ăn may", tôi đã thoát được tai nạn và không gây tai hoạ cho người khác. Cách đây vài tháng, tại ngã tư Lê Văn Lương - Nguyễn Tuân gần nhà, tôi lái một chiếc xe đi mượn. Gặp ngã tư đèn đỏ, tôi thả chân ga và rà phanh giảm tốc. Nhưng thật...