Những lưu ý khi chọn và bảo quản thực phẩm ngày Tết
Tết đến, nhiều gia đình dự trữ rất nhiều loại thực phẩm khác nhau, nhưng không phải ai cũng lựa chọn và bào quản thực phẩm đúng cách.
Cẩn thận với các sản phẩm màu sắc bắt mắt
Tại các gian hàng thực phẩm Tết được bày bán các chợ truyền thống, có rất nhiều sản phẩm được bày bán với đủ sắc màu, đặc biệt là mứt Tết, từ các sản phẩm hoa quả sấy khô cho đến kẹo, bánh được bán tự do. Điều giống nhau là tất cả mứt, bánh kẹo đều được đựng trong những bao ni lông lớn hoặc hộp nhựa, người mua tha hồ chọn lựa. Tuy nhiên, nếu không tinh mắt, người tiêu dùng có thể mua nhầm thực phẩm kém chất lượng.
Người tiêu dùng hãy cẩn thận khi lựa chọn các thực phẩm có màu sắc sặc sỡ.
Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban Quản lý An toàn Thực phẩm TP Hồ Chí Minh, cho biết thường các thực phẩm có màu sắc bắt mắt là nhờ phụ gia phẩm màu. Các phẩm màu thực phẩm vẫn được phép sử dụng với nồng độ hàm lượng xác định, không gây nguy hiểm cho sức khỏe người dùng, trên nhãn mác của sản phẩm sẽ ghi rõ tên phẩm màu sử dụng.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, người tiêu dùng hãy cẩn thận khi lựa chọn các loại mứt có màu sắc sặc sỡ được bày bán trên các sạp hàng vì có thể những sản phẩm này có chứa phẩm màu, phụ gia độc hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán 2020, nguyên tắc cơ bản là lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ, ngày tháng sản xuất, hạn sử dụng rõ ràng, có nhãn mác thông tin đầy đủ, không hỏng, mốc và có mùi khó chịu.
Nên mua các loại thực phẩm tại các đơn vị cung cấp uy tín đã thực hiện tốt quy trình kiểm định.
Đối với các thực phẩm tươi sống, người mua có thể phân biệt thịt lợn tươi và thịt lợn ôi thiu đã qua tẩy hóa chất bằng cách như quan sát thịt. Nên chọn thịt có màu hồng tươi, các thớ thịt đều, ngửi không có mùi lạ, sờ thịt thấy dẻo và dính, đường cắt mặt thịt khô ráo, thịt hơi rít, cơ hơi se lại, lớp bì mềm, mỡ màu trắng. Tượng tự với thịt bò, nên chọn thịt bò có màu đỏ tươi, dẻo, có độ đàn hồi, sờ dính không nhớt; thịt bò có màu đỏ sẫm không phải thịt ngon. Với các loại thịt gà làm sẵn, nên chọn gà nguyên con có thân hình nhỏ gọn, săn chắc, ức hẹp, da có màu vàng tự nhiên. Da gà vàng tự nhiên thường có màu trắng ngà đến vàng tươi); da gà chỉ vàng đậm tại một số chỗ như ức, cánh và lưng.
Bà Đỗ Thị Ngọc Diệp, Phó Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam khuyến cáo, để chọn lựa thực phẩm tươi sống đạt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, trước tiên nên mua loại thực phẩm này tại các đơn vị cung cấp uy tín đã thực hiện tốt qui trình kiểm định, có phương tiện kiểm định thực phẩm đạt chuẩn, có phương tiện bảo quả thực phẩm đúng chuẩn. Các siêu thị là nơi ưu tiên đến mua thực phẩm cho gia đình. Thực phẩm tuân thủ qui trình VietGap, GlobalGap…. là ưu tiên lựa chọn.
Video đang HOT
Bảo quản thực phẩm tươi sống
Tùy theo từng loại thực phẩm mà cách thức bảo quản cụ thể khác nhau, nhưng nguyên tắc chung là phải sơ chế sạch sẽ.
Hải sản, thịt sống, thịt gia cầm nên được bảo quản trong phần lạnh nhất của tủ lạnh càng sớm càng tốt, điều này sẽ giúp ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi, đảm bảo an toàn cho người dùng. Bên cạnh đó, cần đặt thực phẩm này trên một cái đĩa hoặc vật chứa, tránh cho nước từ thực phẩm nhỏ vào thức ăn khác. Cố gắng giữ riêng từng loại sản phẩm để tránh nhiễm chéo.
Bà Đỗ Thị Ngọc Diệp cho hay, tất cả các loại thức ăn sống cần được bảo quản trong tủ lạnh sau khi sơ chế nếu chưa chế biến chín để ăn ngay. Tùy theo từng loại thực phẩm mà cách thức bảo quản cụ thể khác nhau, nhưng nguyên tắc chung là phải sơ chế sạch sẽ, chia thành các phần sử dụng phù hợp với nhu cầu của gia đình như chứa trong các hộp, túi dùng cho thực phẩm; bảo quản trong ngăn đông nếu chưa sử dụng ngay. Nếu là thực phẩm đã bao gói sẵn thì bảo quản theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Thức ăn đã nấu chín để ngoài tủ lạnh trong điều kiện nhiệt độ môi trường không nắng nóng, chỉ nên sử dụng trong vòng 2 giờ. Nếu quá thời gian này cần giữ nóng liên tục với nhiệt độ trên 65 độ C và đun sôi trước khi sử dụng. Các thực phẩm đã chế biến chín chỉ sử dụng trong ngày để đảm bảo còn đày đủ chất dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe.
Hải sản, thịt sống có thể được bảo quản khỏi vi khuẩn và không bị ô nhiễm trong tối đa 4 ngày. Đối với thịt đã nấu chín, tối đa từ 2 – 3 ngày nhưng bác sĩ vẫn khuyến cáo nên nấu đủ dùng trong ngày để đảm bảo được chất dinh dưỡng cũng như an toàn thực phẩm.
Theo chia sẻ của Ths.Bs Đỗ Đức Tín, khoa Sức khỏe tổng quát, bệnh viện Quốc tế City: “Với những thức ăn đã chế biến sẵn, chúng ta cần phải lưu ý đến hạn dùng cũng như các thành phần có trong thức ăn. Tùy theo hướng dẫn mà người dùng phải bảo quản thức ăn đúng cách. Một khi có các triệu chứng bất thường như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy… bệnh nhân cần đến ngay các bệnh viện uy tín để kịp thời thăm khám, không nên tự ý mua thuốc điều trị tại nhà để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra”.
Theo Bài và ảnh: Đan Phương/Báo Tin tức
Chuối có đốm đen có thể ăn được, bắp cải có đốm đen không rửa sạch được tuyệt đối đừng bao giờ ăn
Trong thế giới rau quả, chúng ta dễ dàng bắt gặp những loại thực phẩm xuất hiện các đốm màu đen hoặc màu thẫm, có loại có thể ăn được, thậm chí ăn ngon hơn là đằng khác nhưng có loại tuyệt đối đừng nên ăn.
Các loại rau quả khi được bảo quản trong một thời gian nhất định sẽ bắt đầu xuất hiện những đốm đen hoặc đốm màu thẫm. Nhiều người cho rằng điều này ảnh hưởng đến sự ngon mắt của thực phẩm và bỏ chúng đi, số khác lại cho rằng đốm đen không ảnh hưởng gì đến chất lượng của rau quả nên tiếp tục sử dụng.
Có hai lý do chính khiến cho rau quả xuất các đốm đen nhỏ:
- Do sự thay đổi sinh lý bình thường, không ảnh hưởng đến tiêu dùng.
- Do các chất có hại đã được tạo ra bên trong thực phẩm, không thể ăn được.
Do đó, việc quyết định giữ lại sử dụng hay loại bỏ lại phụ thuộc loại thực phẩm có xuất hiện đốm đen đó. Chuối và bắp cải là 2 trong số những loại thực phẩm quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày mà thường xuất hiện đốm đen.
1. Chuối có đốm đen vẫn ăn được, thậm chí ngon tuyệt hảo
Là loại trái cây ngon và tiện lợi, chuối rất phổ biến trong mỗi gia đình. Hạn chế duy nhất của loại quả này là chỉ trong một thời gian ngắn, phần vỏ chuối sẽ xuất hiện các đốm màu đen, thẫm.
Đốm đen xuất hiện trên vỏ chuối là do chuối chín dễ bị vi khuẩn bệnh thán thư (một loại bệnh chỉ gây hại trên cây trồng) xâm chiếm và tạo thành các đốm. Do bệnh thán thư vô hại với con người nên bạn vẫn có thể ăn chuối có đốm đen mà không phải lo lắng liệu nó có gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hay không.
Ngoài ra, đốm đen trên chuối còn là ảnh hưởng từ quá trình oxy hóa. Do các oxit carbon (có vai trò bảo vệ màng tế bào biểu bì) trong các tế bào biểu bì bị oxy hóa, làm tổn thương màng tế bào, tạo ra những vết thâm đen trên vỏ chuối.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thực tế, chuối có một chút đốm đen lại mang lại hương vị ngon nhất cho loại quả này. Bởi khi xuất hiện đốm đen tức là chuối đã chín hoàn toàn, có độ mềm ngon miệng và độ ngọt vừa ăn. Tuy nhiên, bạn đừng nghĩ chuối càng để lâu, càng nhiều đốm đen thì càng ngon, điều đó chỉ khiến chuối thối và buộc bạn phải vứt nó đi.
2. Bắp cải có đốm đen không rửa sạch được, tuyệt đối không ăn
Vào mùa đông lạnh, bắp cải là loại rau rất phổ biến, thích hợp để chế biến thành các món ăn nhẹ, ngon miệng, ấm áp và tốt cho sức khỏe.
Bắp cải có nhiều hoặc ít đốm đen có thể rửa sạch bằng nước thì đó đơn giản chỉ là phân của sâu hoặc đất cát, bụi bẩn bám vào bắp cải. Chỉ cần rửa sạch là bạn có thể sử dụng được ngay.
Tuy nhiên, nếu đốm đen rửa với nước không sạch thì đừng nên chọn nó để chế biến món ăn. Điều này là bởi những đốm đen này đã phát triển trong các sợi của bắp cải, thành tế bào của những cây cải này đã bị biến dạng.
Đó thường là dấu hiệu của nấm mốc phát triển, chúng tạo ra các chất độc hại như nitrite, được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế IARC xếp vào loại chất gây ung thư loại 2A (nguy cơ cao). Bạn chỉ cần tiêu thụ khoảng 0.3-0.5g bắp cải có đốm đen do nấm mốc này thì cơ thể sẽ bị nhiễm độc, nếu ăn khoảng 3g, nguy cơ tử vong sẽ rất cao.
Nguồn: QQ và Healthline/Helino
Cẩn trọng với những bệnh do thực phẩm dịp tết Vào dịp cận tết, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao dẫn đến việc sản xuất kinh doanh thực phẩm cũng tăng theo. Việc lựa chọn, bảo quản không tốt, chất lượng thực phẩm kém... gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng. Cách nhận biết bệnh do thực phẩm Khi dùng thực phẩm không an toàn sẽ gây ra...