Những lưu ý khi chị em bị đau ngực
Đau ở ngực do hai bệnh lý. Một là u sợi tuyến vú; Hai là bệnh thay đổi sợi bọc ở vú, gây đau.
Bộ ngực luôn là “điểm nhấn” ấn tượng trên cơ thể của người phụ nữ. Rất nhiều chị em lo âu khi vòng một của mình có số đo khiêm tốn. Ngược lại, không ít người, sau những lần sinh nở, lại ngỡ ngàng khi bộ ngực của mình bị tác động quá nhiều bởi “lực hút của trái đất”.
Tuy nhiên, dưới góc nhìn của bác sĩ, một bộ ngực đẹp, trước tiên phải đạt tiêu chuẩn không viêm, không đau, tóm lại là khỏe mạnh. Mặc dù đã có nhiều thông tin về sức khỏe bộ ngực, thế nhưng phần đông phụ nữ vẫn “mù” kiến thức trong lĩnh vực này.
Bác sĩ Trần Thị Vân Anh, giảng viên Đại học Y Dược TP.HCM, chuyên khám sản phụ khoa – vú, qua kinh nghiệm thăm khám, bà nhận thấy:
Video đang HOT
Nhiều người bị viêm vú sau khi sinh, dù chuyện này hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Ngay từ lúc sản phụ có thai, núm vú của bà mẹ tương lai cần được làm vệ sinh thường xuyên. Massage vú trước khi cho con bú là việc rất dễ làm, nhưng ít có bà mẹ nào thực hiện, vì vội vàng khi nghe con khóc, vì không có thói quen, hoặc cho con bú ở chỗ có người lạ…
Chăm sóc và vệ sinh núm vú, sẽ ngăn ngừa được tình trạng tắt tia sữa, dẫn đến hiện tượng viêm tuyến vú, áp- xe vú. Khi một bên vú bị viêm, vú còn lại, em bé cũng không thể bú, vì vi khuẩn đã vào máu, ảnh hưởng xấu đến nguồn sữa.
Vấn đề phổ biến khác mà giới nữ hay mắc phải là bị đau vú. Vì thiếu hiểu biết, nên đa số chị em rất sợ hãi, lo lắng. Theo thống kê của chuyên khoa ung thư, ở phụ nữ, đứng hàng đầu là ung thư tử cung, nhưng nay ung thư vú đã chiếm vị trí này. Vì thế, khi cảm thấy đau ngực, chị em liền nghĩ đến chuyện bị ung thư.
Thực ra, nỗi sợ hãi của họ gây tổn hại cho sức khỏe, tinh thần còn nhiều hơn là nỗi đau thể chất. Nhiều người ngại, không dám đi khám, hoặc đi khám không đúng chỗ, bị “vẽ”, lại càng sợ. Thật ra, ung thư vú không gây đau ở ngực. Nhiều người không biết chi tiết này nên tốn rất nhiều năng lượng cho… những suy nghĩ tiêu cực.
Đau ở ngực do hai bệnh lý. Một là u sợi tuyến vú, bệnh này không điều trị bằng thuốc, chỉ mổ lấy khối u, và đây là u lành. Hai là bệnh thay đổi sợi bọc ở vú, gây đau, nhưng không cần mổ, chỉ uống thuốc điều trị. Vì ung thư vú không gây đau, nên người mắc bệnh “không biết đâu mà phát hiện”.
Không chỉ phụ nữ, mà ngay cả nam giới, nếu có người nhà bị ung thư vú, thì không nên chủ quan. Bởi loại ung thư này có tính di truyền rất cao. Tốt nhất, cứ ba tháng nên đi khám một lần. Phụ nữ sau 40 tuổi, chụp nhũ ảnh mỗi năm một lần. Phát hiện bệnh sớm, điều trị sớm, người bệnh sẽ đỡ tốn kinh phí, công sức, và đặc biệt là bớt rối loạn tâm lý.
Theo Phụ nữ
Bi hài chồng xem vợ sinh
Anh K. đòi ly dị vì sau khi chứng kiến vợ sinh, anh cảm thấy hụt hẫng vì "chỗ đó" không còn như xưa, không phải của riêng anh.
Ly dị sau khi xem
Lần đầu tiên được làm bố, anh NTT (Đồng Nai) mừng rơi nước mắt khi được vào cùng vợ "vượt cạn". Mỗi lần thấy vợ oằn mình với những cơn gò chuyển dạ rồi thét lên đau đớn, anh đều nắm tay an ủi vợ.
Sau tiếng thét của vợ là tiếng "oe oe" của đứa con trai đầu lòng. Vừa thương vợ, vừa mừng con, anh chỉ biết loay hoay đi xung quanh bàn sinh với niềm vui ngất trời. Đến nay, thằng con đã 4 tuổi nhưng anh vẫn nhớ như in cảm giác hạnh phúc ngày ấy.
Cũng trong tâm trạng háo hức chờ đón con ra đời nhưng sau 5 năm, anh HAK (TP.HCM) đòi ly dị. Sau khi chứng kiến vợ sinh, anh cảm thấy hụt hẫng vì "chỗ đó" không còn của riêng anh. Mặc dù bác sĩ khuyên can, gia đình vun đắp nhưng sự ám ảnh về phòng mổ, về vợ vẫn không phai mờ nên anh đã... đưa đơn xin ly dị!
Cân nhắc chọn người thân hỗ trợ
BS Ngô Thị Yên (Trưởng phòng Khám thai BV Từ Dũ), cho biết sinh nở là việc khó khăn vào hạng nhất trong đời người phụ nữ nên họ cần có người thân bên cạnh. Giai đoạn này người phụ nữ rất cần sự hỗ trợ về mặt tâm lý, chia sẻ không những từ nhân viên y tế mà quan trọng hơn là người thân trong gia đình.
Đa số đàn ông cho rằng có mặt bên vợ trong giờ phút vợ chuẩn bị sinh và cùng chào đón đứa con ra đời là khoảnh khắc hết sức thiêng liêng và hạnh phúc. Hầu hết phụ nữ cũng cảm thấy được chia sẻ, an tâm và tăng thêm sức mạnh để rặn sanh tốt hơn khi có chồng bên cạnh.
Tuy nhiên, người phụ nữ cũng phải cân nhắc là mình có nhu cầu cần người thân ở bên cạnh lúc sinh hay không. Tùy từng trường hợp cụ thể, gia đình nên bàn bạc trước để "tuyển chọn" ai sẽ vào hỗ trợ.
Người này sẽ có một nhiệm vụ duy nhất và rất khả thi là hỗ trợ tinh thần tối đa cho người phụ nữ nhằm giúp sức với nhân viên y tế để cuộc sinh diễn ra tốt nhất.
Người cùng vào phòng sinh không nhất thiết phải là người chồng. Mẹ ruột, mẹ chồng, chị em gái, cô, dì... cũng là những ứng cử viên tốt. Người hỗ trợ cần tìm hiểu trước về một cuộc sinh bình thường để khỏi bỡ ngỡ đến mức suýt ngất xỉu.
Về phương diện tâm lý, nếu người chồng cảm thấy mất mát sau khi tận mắt chứng kiến cảnh vợ sinh với sự giúp sức của nhiều người khác thì nên nhớ rằng sinh nở là quy luật tự nhiên. Người phụ nữ chẳng có lỗi gì khi phải "lộ hàng" lúc sinh và quan trọng hơn là việc này không ảnh hưởng tiêu cực đến tình yêu của vợ dành cho chồng.
Theo các bác sĩ, khi có sự chuẩn bị tốt, việc cho phép người thân ở bên cạnh lúc sinh sẽ giúp người phụ nữ không còn cảm giác "mồ côi một mình" và cuộc sanh sẽ có kết quả tối ưu. Dù sao sự có mặt của người chồng khi vợ vượt cạn trong nhiều trường hợp cũng mang lại hiệu quả không ngờ nhằm duy trì tình cảm vợ chồng, nhắc nhở người chồng về việc kế hoạch hóa gia đình, ngừa thai và có trách nhiệm hơn với con cái.
Theo alo
Chồng chê "cô bé" của vợ quá... bự Cảm giác "cậu nhỏ" lọt thỏm trong "cô bé" khiến một số quý ông cho rằng đó là do "cô bé" của vợ quá... bự. Nhưng sự thật có hoàn toàn là như vậy. Ông chồng khó tính Theo Tiến sĩ David Delvin - chuyên gia của Netdoctor, website tư vấn sức khỏe độc lập hàng đầu của Anh -âm đạo của phụ...