Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy
Trẻ bị tiêu chảy cấp hay mạn đều sẽ bị mất nước, mất điện giải. Do đó, việc bù nước đúng cách và dinh dưỡng hợp lý là cực kỳ quan trọng. Cha mẹ cần nắm rõ cách chăm sóc con khi trẻ bị tiêu chảy, tránh để xảy ra những trường hợp đáng tiếc.
Bù nước và điện giải đúng cách
Khi bị tiêu chảy, cơ thể trẻ sẽ mất nước, thiếu nước sẽ dẫn đến rối loạn chất khoáng, lâu ngày sẽ gây suy dinh dưỡng, nguy cơ nhiễm trùng huyết, thậm chí gây tử vong. Các dung dịch bù nước thông dụng là dung dịch Oresol hoặc Oresol II với thành phần gồm Na, K, Cl đầy đủ và thích hợp giúp bù lại lượng nước và điện giải đã mất qua phân.
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng I, TP.HCM, Cố vấn chuyên môn Hệ thống Tiêm chủng VNVC: “Con đường duy nhất để nạp chất dinh dưỡng cho bé là đường miệng, nhưng nếu trẻ có dấu hiệu mất nước và bỏ bú thì phụ huynh nên đưa trẻ đi bệnh viện. Tuy nhiên có thể khắc phục bằng cách cho bé bú từng ít một, thậm chí là đút cho bé uống từng thìa một để bù nước cho bé.
Không nên cho bé uống nhanh, vì uống nhanh sẽ khiến bé dễ nôn hơn, sau đó lại ép bé uống tiếp – tình trạng nôn ói liên tục dễ dẫn đến tình trạng mất nước, sau 1,2 lần như vậy sẽ khiến bé sợ hãi, quấy khóc nhiều. Trong trường hợp bé bỏ bú, không hợp tác, hoặc bố mẹ không giúp bé bú/uống sữa được thì chắc chắn phải đưa bé đi bệnh viện”.
Bác sĩ Khanh cũng hướng dẫn cách để bù nước cho bé bằng Oresol: “Khi pha Oresol, bố mẹ nhớ pha đúng cách, không nên xé đôi viên thuốc hoặc gói thuốc sẽ không đúng nồng độ làm giảm tác dụng thuốc”.
Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ
Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Bạch Mai, Giám đốc Y khoa Miền Bắc Hệ thống Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome, khuyên các bậc phụ huynh ngoài bù nước và điện giải, nên bổ sung dinh dưỡng phù hợp trong giai đoạn bệnh để trẻ mau chóng phục hồi sau thời gian bị tiêu chảy.
Đối với trẻ nhũ nhi, mẹ cần cho trẻ bú nhiều hơn để tránh mất nước, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng để kiểm soát tình trạng tiêu chảy của con bên cạnh phác đồ điều trị của bác sĩ. Đối với trẻ ăn dặm và trẻ lớn, hiện tượng tiêu chảy kéo dài có thể khiến bé biếng ăn, sụt cân nghiêm trọng, thậm chí suy dinh dưỡng. Vì vậy mẹ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, không nên bắt trẻ nhịn ăn, kiêng khem quá mức.
Video đang HOT
Một em bé đang được thăm khám tại Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome.
Bác sĩ Lê Bạch Mai cho biết thêm, khi bị tiêu chảy, nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, mỗi bữa cách nhau khoảng 2 tiếng đồng hồ nhưng vẫn duy trì đủ 4 nhóm thực phẩm gồm nhóm chất bột đường, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm cung cấp vitamin và khoáng chất.
Tránh cho trẻ dùng các loại thực phẩm có lượng đường nhiều, lượng đạm và các chất điện giải thấp, các thực phẩm ít chất dinh dưỡng, nhiều chất xơ và khó tiêu hóa như măng, rau cần, ngô và đỗ nguyên hạt… Nước hoa quả công nghiệp, nước có ga cũng là thực phẩm gây đầy bụng, khó tiêu, làm rối loạn các chất điện giải trong cơ thể, khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn.
Phòng ngừa tiêu chảy cho trẻ
Rotavirus là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy nặng, nhập viện thậm chí tử vong ở trẻ nhỏ. Theo WHO, trẻ bị tiêu chảy cấp do Rotavirus có tỷ lệ nhập viện cao gấp ba lần so với tiêu chảy do nguyên nhân khác. Tại Việt Nam, 50% trường hợp tiêu chảy cấp nhập viện ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là do Rotavirus.
Cách hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus là vắc xin. Trẻ cần được uống vắc xin càng sớm càng tốt ngay từ 6 tuần tuổi để phòng ngừa và tránh biến chứng nặng gây ra do Rotavirus. Hiện nay Việt Nam đang có 3 loại vắc xin ngừa tiêu chảy cấp do Rotavirus là Rotarix (Bỉ), Rotateq (Mỹ) và Rotavin-M1 (Việt Nam).
Uống vắc xin là biện pháp giúp trẻ phòng tiêu chảy cấp do Rotavirus hiệu quả.
“Rotavirus chiếm đến 50% tỷ lệ gây tiêu chảy ở trẻ nhỏ, cứ 2 trẻ bị thì hết 1 trẻ bị tiêu chảy do virus Rota, ảnh hưởng nghiêm đến sức khỏe và tính mạng của trẻ. Tuy nhiên, có nhiều người quan niệm rằng nếu lúc bé đã từng bị tiêu chảy rồi thì không cần phải uống vắc xin Rota nữa. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm vì bệnh tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân, nhiều loại virus, vi khuẩn gây ra. Phụ huynh lưu ý trong lúc bé đang bị tiêu chảy thì không nên sử dụng vắc xin, đợi bé hết bệnh rồi hãy cho bé uống sớm nhất có thể”, bác sĩ Khanh khuyến cáo.
Sử dụng vắc xin là một phần trong chiến lược toàn diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để kiểm soát bệnh tiêu chảy, cùng với việc tăng cường với các biện pháp phòng ngừa như nuôi con bằng sữa mẹ, cải thiện nguồn nước, cho trẻ ăn uống các thực phẩm an toàn, rửa tay bằng xà phòng trước khi dùng bữa và sau khi đi vệ sinh…
Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC có nhiều loại vắc xin quan trọng phục vụ nhu cầu tiêm chủng dịch vụ cao cấp, chất lượng tốt, an toàn, thân thiện. Quý khách cho thể gọi đến Hotline 028.7300.6595 (tư vấn và đặt lịch tiêm).
Website: vnvc.vn
Fanpage: VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn
Group: Tiêm phòng cho Trẻ em và Người lớn Hoặc đến trực tiếp Hệ thống Trung tâm VNVC trên toàn quốc.
Các bệnh sau mưa lũ và thuốc dùng
Trong vùng lũ, nguyên nhân gây tiêu chảy cấp thường gặp nhất là do nhiễm khuẩn, vì sau lũ điều kiện vệ sinh thấp kém, môi trường ô nhiễm và thiếu nước sạch. Hầu hết nhiễm trùng gây tiêu chảy cấp lây truyền qua đường phân - tay - miệng, qua nước và thức ăn nhiễm bẩn.
Biểu hiện
Biểu hiện lâm sàng ngoài việc tiêu chảy cấp, thường có kèm theo nôn mửa, đau bụng, sốt và các biểu hiện toàn thân khác tùy theo từng nguyên nhân. Sau đây là một số bệnh hay gặp nhất trong vùng bão lũ:
Tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn: Là bệnh nhiễm khuẩn, do các vi khuẩn dạng campylobacter gây ra. Đây cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy quan trọng nhất trên toàn thế giới và ở mọi lứa tuổi.
Ổ chứa vi khuẩn là động vật, thường là ở gia súc và gia cầm như chó, mèo, chim, lợn, các động vật gặm nhấm... đều có thể là nguồn lây bệnh cho người. Nguyên nhân các vụ dịch xảy ra phần lớn liên quan đến thức ăn và nhất là thịt gia cầm không được nấu chín, sữa không được tiệt khuẩn và nước chưa được lọc sạch.
Bệnh do Rotavirus: Bệnh lây theo đường tiêu hóa qua thức ăn, nước uống nhiễm virut. Virut này chủ yếu gây bệnh cho trẻ em dưới 2 tuổi; thường xuất hiện sau 24 - 48 giờ, khởi phát đột ngột với các triệu chứng sốt cao hoặc không sốt, nôn nhiều, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, phân nhiều nước, đôi khi dẫn đến rối loạn nước và điện giải rất nhanh. Điều trị chủ yếu là điều chỉnh cân bằng nước và điện giải.
Bệnh do phẩy khuẩn tả: Bệnh lây nhiễm theo đường tiêu hóa, do ăn phải thức ăn, nước uống... bị nhiễm mầm bệnh trong quá trình nuôi trồng, chế biến, bảo quản... hoặc do ruồi nhặng, chuột gián... làm lây lan mầm bệnh.
Đặc biệt nguồn nước bị ô nhiễm là điều kiện lây truyền hết sức nguy hiểm. Bệnh thường xảy ra vào mùa hè, đặc biệt những vùng sau lũ lụt; không cung cấp đủ nước sạch, điều kiện vệ sinh môi trường không tốt. Nếu không điều trị kịp thời bệnh nhân sẽ tử vong vì shock không hồi phục.
Điều trị như thế nào?
Bù nước và điện giải là vấn đề quan trọng nhất, đặc biệt nếu tiêu chảy cấp xảy ra ở trẻ em, phải cho trẻ uống bù nước ngay vì ở trẻ em thể trọng cơ thể nhỏ, khi tiêu chảy bị mất nước và điện giải, sẽ nhanh chóng gây giảm khối lượng tuần hoàn và rối loạn nước điện giải.
Ngay tại nhà, cần bù nước bằng dung dịch oresol hoặc viên hydrite. Cần chú ý pha dung dịch bù nước phải theo đúng hướng dẫn sử dụng, không được chia nhỏ gói oresol hoặc viên hydrit để pha làm nhiều lần. Dung dịch bù nước đã pha nếu quá 12 giờ không uống hết phải bỏ đi.
Thuốc kháng tiết ở ruột non: Thuốc có tác dụng ức chế men encephalinase (là men phụ trách thoái hóa encephalin nội sinh ở não và ruột) làm ức chế tiết ở ruột do độc tố của vi khuẩn tả hoặc do viêm mà không làm giảm dịch tiết cơ bản khác. Thuốc hấp thu nhanh qua ống tiêu hóa, đạt đỉnh điểm sau khi uống 1 giờ, thời gian tác dụng khoảng 8 giờ. Thuốc đôi khi gây buồn ngủ, cần thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Các chất hấp phụ: Là những silicat thiên nhiên hoặc nhựa polyacryl thấm nước, có khả năng hút nước rất nhiều làm tăng độ đặc của phân. Thuốc không được hấp thu vào máu và được đào thải theo phân mang theo các chất mà chúng đã hấp phụ, do đó không dùng chung với nhóm làm giảm nhu động ruột. Ngoài ra cần chú ý dùng các thuốc khác cách xa thuốc này khoảng 2 tiếng. Một số thuốc hay dùng của nhóm này như gelopectose (gồm có pectin, cellulose, silice, dextrin - maltose, natri clorit), sacolen (thành phần có lactoprotein methylelic)...
Ngoài ra, trong Đông y còn hay sử dụng thuốc berberin là alcaloit chiết xuất từ các cây vàng đắng, hoàng liên, hoàng bá, hoàng đằng. Thuốc có tác dụng diệt ký sinh trùng amíp, một số vi khuẩn gây bệnh đường ruột. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào nguyên nhân gây tiêu chảy mà có thể sử dụng kháng sinh, thuốc làm chậm nhu động ruột hoặc men tiêu hóa. Tuy nhiên chỉ có bác sĩ mới có quyền chỉ định dùng thuốc gì, không nên tự ý sử dụng thuốc để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Các biện pháp dự phòng sau lũ
Giữ vệ sinh về ăn uống: Cần đun sôi kỹ các loại thức ăn, nước uống trước khi sử dụng; rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn; dụng cụ, bát đũa cần rửa sạch để khô ráo; bảo quản thức ăn đã nấu chín bằng cách đậy lồng bàn, tránh ruồi, nhặng, gián, thạch sùng, bụi bặm làm nhiễm bẩn.
Bảo đảm nguồn nước sinh hoạt trong, sạch: Tốt nhất là hứng nước mưa để nấu nước uống và nấu ăn. Trường hợp phải dùng nước sông, suối, ao, hồ, kênh rạch thì phải làm trong và khử khuẩn nước rồi mới dùng. Có thể sử dụng phèn chua hoặc viên cloramin B để khử khuẩn nước. Nước đã khử khuẩn phải đun sôi mới được uống.
Vệ sinh môi trường: Ngay sau khi nước rút cần tổ chức tổng vệ sinh nhà cửa và khu vực xung quanh nhà, đường làng ngõ xóm. Thu gom rác, cây cối, xác động thực vật chôn lấp kỹ và xử lý đúng quy trình, phải rắc vôi bột phủ lên xác động vật trước khi lấp đất.
Việc điều trị tiêu chảy có rất nhiều thuốc và cũng có rất nhiều chú ý kèm theo. Trước khi tính đến việc dùng thuốc cầm tiêu chảy bao giờ cũng phải nghĩ đến việc bù nước và điện giải nhất là với trẻ em. Cần đến khám ở các cơ sở y tế khi đã dùng thuốc mà các triệu chứng không cải thiện hoặc tiêu chảy có kèm theo sốt, nôn, người bệnh có tình trạng mất nước mắt trũng, môi khô, ít nước tiểu, lú lẫn, lơ mơ... Người bị bệnh tiêu chảy vẫn ăn uống bình thường những loại thức ăn nấu chín dễ tiêu, tránh các thức ăn nhiều dầu mỡ, các chất tanh.
Có cần cho trẻ uống oresol khi bị sốt? Bé nhà tôi 28 tháng, cháu đi nhà trẻ nên hay bị lây ốm, sốt. Tôi nghe nói sốt cao sẽ bị mất nước nhiều, nên bổ sung oresol cho cháu. Nhưng cháu chỉ đòi uống nước lọc, nhất định không chịu uống oresol, nếu tôi ép uống thì cháu sẽ nôn. Xin cho biết có nhất thiết phải cho trẻ uống oresol...