Những lưu ý khi ăn mộc nhĩ ai cũng cần biết
Mộc nhĩ tuy nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng khi ăn bạn cần lưu ý những điểm sau để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.
Mộc nhĩ là thực phẩm phổ biến sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình. Ngoài giúp món ăn thêm ngon hơn, mộc nhĩ còn được sử dụng như một loại thuốc quý để chữa bệnh.
Trong đông y, mộc nhĩ là một vị thuốc và có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người. Trong mộc nhĩ có chứa thành phần polysacarit, có thể thúc đẩy, cải thiện chức năng miễn dịch của cơ thể. Bên cạnh đó, mộc nhĩ còn chứa vitamin K, vitamin E, canxi, collagen thực vật, protein, sắt… giúp hoạt huyết, sạch đường ruột, phổi, thanh lọc cơ thể, làm đẹp da và giảm cân, giảm cholesterone trong máu. Trong mộc nhĩ có chứa hàm lượng chất xơ tương đối nhiều, nó có tác dụng nâng cao sức khỏe đường ruột, phòng ngừa táo bón và ngừa ung thư ruột kết.
Tuy nhiên, nhiều bà nội trợ không biết rằng, ăn và chế biến mộc nhĩ không đúng cách có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí gây ngộ độc, ảnh hưởng đến chức năng tim, gan, thận.
Dưới đây là những lưu ý khi ăn mộc nhĩ, hãy tham khảo để phòng tránh nhé!
Không ngâm mộc nhĩ bằng nước nóng
Video đang HOT
Ngâm mộc nhĩ bằng nước nóng trước khi chế biến là thói quen của rất nhiều người nhằm để nó nở nhanh. Tuy nhiên trên thực tế đây lại là một sai lầm tai hại bởi trong mộc nhĩ khô có thể còn sót lại các morpholine. Đây là chất độc có trong nấm nên bạn cần phải ngâm mộc nhĩ trong nước lạnh để chất độc này có thời gian hòa tan vào nước.
Bên cạnh đó, nếu bạn ngâm mộc nhĩ bằng nước sôi, khi chế biến, mộc nhĩ sẽ bị nhũn, dính, không giòn, không dễ bảo quản, cất giữ.
Không dùng mộc nhĩ đã ngâm lâu
Ngâm mộc nhĩ vào nước sẽ giúp chúng hòa tan độc tố, khi ăn sẽ an toàn hơn. Tuy nhiên, nếu ngâm quá lâu sẽ khiến mộc nhĩ biến chất, do chất đạm bị thủy phân khiến cho vi khuẩn dễ tấn công, gây ra nhiễm khuẩn có nguy cơ gây ngộ độc. Nếu ở mức độ nhẹ, bệnh nhân sẽ xuất hiện triệu chứng đau bụng, buồn nôn, đi ngoài. Ở mức nặng có thể gây hôn mê phải nhập viện cấp cứu.
Vì thế, để an toàn cho sức khỏe chỉ nên ăn mộc nhĩ khô được ngâm trong nước lạnh khoảng 10-20 phút và rửa sạch, cắt chân trước khi chế biến.
Không ăn mộc nhĩ tươi
Bạn tuyệt đối không được ăn mộc nhĩ tươi vì khi còn tươi, mộc nhĩ có chứa chất morpholine nhạy cảm ánh sáng. Cơ thể sau khi ăn mộc nhĩ tươi mà tiếp xúc với ánh sáng có thể làm cho da bị ngứa, phù nề, trường hợp trầm trọng còn dẫn đến hoại tử da nghiêm trọng. Ngược lại, mộc nhĩ sau khi phơi khô, chất cảm quang tự nhiên mất đi, độc tính cũng biến mất, ăn vào không còn gì nguy hại nữa.
Ảnh: Sưu tầm
Loại quả giúp cơ thể chống lại các gốc tự do hiệu quả
Nước cam tươi là đồ uống chứa nhiều vitamin C, một loại vitamin tan trong nước, có tác dụng chống oxy hóa và đóng vai trò trung tâm trong chức năng miễn dịch
Nước cam tươi là đồ uống chứa nhiều vitamin C, một loại vitamin tan trong nước có tác dụng chống oxy hóa và đóng vai trò trung tâm trong chức năng miễn dịch. Cam là loại trái cây phổ biến trên thế giới với lượng calo thấp và nguồn dinh dưỡng cao.
Theo ThS. Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến (Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia), cam chứa nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng có thể hỗ trợ tăng cường sức khỏe tổng thể. Loại quả này cũng chứa nhiều vitamin C, có thể giúp cơ thể chống lại các gốc tự do một cách hiệu quả. Thực tế một quả cam có thể cung cấp 100% lượng vitamin C cơ thể cần mỗi ngày. Ngoài ra, cam cũng là một nguồn vitamin A, vitamin B, đồng, canxi, kali và magiê cao. Nhờ vào các hoạt chất thực vật và thành phần dinh dưỡng dồi dào, cam còn có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính và tăng cường sức khỏe của người dùng.
Vitamin và chất khoáng có vai trò quan trọng với cơ thể, nếu thiếu sẽ làm giảm khả năng miễn dịch chống lại các virus, vi khuẩn gây bệnh. Vitamin C là một trong các loại vitamin giúp nâng cao sức đề kháng và miễn dịch. Theo bảng thành phần dinh dưỡng thực phẩm Việt Nam, hàm lượng chất khoáng và vi khoáng có trong 100 gram cam (thực phẩm ăn được) như sau: canxi 34 mg, phốt pho 23 mg, sắt 0,4 mg, kẽm 0,22 mg, vitamin C 40 mg, folat 30 mg, vitamin A 8 mg, vitamin E 0,18 mg, B-carotene 29 mg.
Dựa theo hàm lượng các vitamin và khoáng chất có trong cam, việc lựa chọn uống nước cam giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại dịch bệnh. Nhưng không chỉ cam mà các loại quả khác cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất như: bưởi, đu đủ, xoài, dưa hấu,...
Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến cũng khuyến cáo, để đạt được hiệu quả về dinh dưỡng cao nhất, cần lựa chọn cam đúng cách. Nên hạn chế mua những hoa quả trái vụ, nhất là các tháng cuối mùa. Vì vào thời điểm đó thời tiết không thuận lợi, sâu bệnh phát triển nhiều, người trồng phải sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích sinh trưởng với liều lượng vượt mức an toàn và dùng đến cận ngày thu hoạch.
Không nên chọn những trái quá lớn, những quả da xanh bóng, có vết nứt, bị dập nát hoặc những quả có các vết lấm tấm trên cuống và không chọn quả có mùi, vị khác thường. Nên chọn quả còn tươi, nguyên vẹn, không bị trầy xước, màu sắc tự nhiên, cảm giác quả phải nặng tay, giòn chắc.
Không mua hoa quả đã gọt vỏ và cắt sẵn, hoa quả ngâm trong nước vì ngoài nguồn nước ngâm không đảm bảo vệ sinh hoặc có thể bị hòa lẫn các chất độc hại để cho hoa quả nhanh chín, giữ vẻ trắng, giòn hấp dẫn người mua. Cảnh giác với các quả nhìn còn xanh tươi nhưng bên trong ruột đã hỏng do dùng thuốc bảo quản.
Sau khi mua về không nên bổ ra hoặc vắt nước ngay, phải rửa sạch hoa quả dưới vòi nước để loại bỏ phần nào các hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật bám trên bề mặt sau đó mới mang vắt. Nếu ăn thì phải gọt sạch vỏ trước khi ăn, không ăn khi quả có màu sắc, mùi vị bất thường.
"Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, nên sử dụng rau xanh và hoa quả từ 400 đến 600 gram/ngày/người trưởng thành, trong đó hoa quả là 100-200 gram/người/ngày. Vì vậy, không chỉ thường xuyên sử dụng cam mà cần ăn đa dạng các loại hoa quả hàng ngày. Bởi vì không có một loại thực phẩm nào là hoàn hảo (trừ sữa mẹ trong 6 tháng đầu) về các chất dinh dưỡng và có đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết theo nhu cầu của cơ thể", bác sĩ Nguyễn Văn Tiến cho biết thêm.
Bổ sung dầu cá có thể giảm nguy cơ ung thư vú Mọi người thường dùng thực phẩm bổ sung để cải thiện sức khỏe đường ruột, nhưng nghiên cứu mới của các nhà khoa học đến từ Đại học Y khoa Wake Forest (Mỹ) cho biết, có một loại thực phẩm bổ sung phổ biến có thể làm thay đổi hệ vi sinh ở vú và giảm nguy cơ ung thư - đó là...