Những lưu ý cho bệnh nhân tiểu đường trong ngày Tết
Để phòng tránh những trục trặc không đáng có, đảm bảo niềm vui đón xuân của bản thân và gia đình, sự chủ động của người bệnh đái tháo đường đóng vai trò rất quan trọng.
Tuân thủ nghiêm túc chỉ dẫn điều trị của bác sỹ
Thực hiện đúng chỉ dẫn điều trị của bác sỹ, không tự ý thay đổi phác đồ điều trị, nếu có bất thường hay thay đổi, cần tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi thực hiện
Trong trường hợp quên uống thuốc thì lần uống hoặc tiêm insulin tiếp theo không được uống hoặc tiêm insulin dồn liều. Người bệnh nên tự kiểm tra đường huyết để có hướng xử trí thích hợp. Nếu đường huyết biến động không tốt (đường huyết tăng cao) thì nên tham khảo ý kiến bác sỹ điều trị trước khi uống hoặc tiêm insulin.
Trong trường hợp đi chơi, người bệnh nên luôn mang thuốc theo mình và uống thuốc, tiêm insulin đúng các thời gian quen thuộc hàng ngày.
Ăn uống
Ngày tết có rất nhiều bánh trái, hoa quả ngọt rất ngon nhưng người bệnh cần hạn chế tối đa ăn các món ăn, hoa quả này. Bệnh nhân có thể ăn nhiều những món ăn, hoa quả có chỉ số đường huyết thấp.
Video đang HOT
Nên hạn chế uống rượu vì rượu có thể làm lu mờ các triệu chứng hạ đường huyết, có thể gây nhầm lẫn trong xử trí của những người thân xung quanh vì vậy có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Mặc khác, rượu ngăn cản gan tổng hợp glycogen (dạng dự trữ đường của cơ thể) nên người bệnh dễ bị hạ đường huyết.
Nếu người bệnh muốn uống rượu thì nên tham vấn bác sỹ điều trị, tùy theo thể trạng và tình trạng bệnh, bác sỹ sẽ cho biết bệnh nhân nên hoặc không nên uống, nên uống loại rượu nào.
Nêu duy trì ăn đúng bữa, không nên bỏ bữa. Nên ăn them rau xanh để hạn chế khả năng gây tăng đường huyết của các món ăn ngày tết.
Người bệnh nên chủ động mang theo thực phẩm dành cho người đái tháo đường như: sữa, bánh, ngũ cốc dành cho người đái tháo đường để có thể ăn khi đến bữa mà bữa ăn chưa được chuẩn bị sẵn hoặc đang di chuyển trên đường.
Ngày tết người bệnh vẫn nên duy trì thói quen đi bộ buổi tối (ít nhất 30 phút), nếu không đi tập được thì có thể thay thế bằng các công việc chân tay, dọn dẹp trong nhà, tránh ngồi nhiều xem tivi, tiếp khách, ăn uống.
Không nên tham gia các hoạt động thể thao, vui chơi ngày tết có cường độ cao mà không có sự chuẩn bị trước vì người bệnh, đặc biệt bệnh nhân tiêm insulin có nguy cơ hạ đường huyết trong và sau khi kết thúc tập luyện.
Những bệnh nhân có bệnh lý tim mạch, bệnh lý mắt không nên tham dự các trò chơi cảm giác mạnh.
Theo PLXH
Bài thuốc chữa bệnh từ cây mía
Trong dân gian Trung Quốc còn lưu truyền tập tục ngày Tết đến, họ hàng bà con tặng mía với ý nghĩa từng đốt từng đốt cao lên, năm nay tốt hơn năm trước.
Các danh y cho rằng: "Mía ngọt mát, thanh nhiệt, điều hoà chức năng dạ dày, nhuận tràng, giã rượu, hạn chế giun đũa, tan đờm, tăng chất dịch, dùng chữa sốt cao, kiết lị do nóng trong, trị ho do nhiệt, ợ hơi, lợi cho hầu họng, mạnh gân cốt, trừ phong, dưỡng huyết, đại bổ âm tì". Trên lâm sàng, Đông y thường dùng mía để điều trị các chứng khô miệng lưỡi, tân dịch thiếu, táo bón, rối loạn tiêu hoá, nôn mửa ợ hơi, khó tiểu tiện, sốt cao. Vì vậy mía được mệnh danh là "phục mạch thang" tự nhiên. Qua đó, có thể thấy tác dụng thanh nhiệt, tiêu cơm, giải độc của mía, đã được người xưa biết đến từ lâu.
Y học hiện đại qua nghiên cứu cho biết trong mía giàu prôtêin, lipit, canxi, phốtpho, sắt, vitamin, đặc biệt là hàm lượng đường khoảng 18%. Thành phần đường trong mía gồm 3 loại: xacarô, glucô và glucôza dễ được cơ thể hấp thụ, có tác dụng phòng bệnh đái tháo đường, bệnh về răng và phòng ngừa lipit máu tăng. Loại gỉ mật còn có tác dụng hạn chế tế bào ung thư.
Mía dáng - loại mía cây to có màu vàng, thân mềm và thơm ăn rất tốt
Các bài thuốc chữa bệnh bằng mía:
- Ho do hư nhiệt: Mía vừa đủ dùng cắt vụn, đổ gạo dính vào nấu chè ăn mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng - chiều, mỗi lần 1 bát.
- Buồn nôn do thai nghén: Nước mía 1 cốc, nước gừng tươi 1 thìa, ngày uống vài lần.
- Táo bón: Nước mía, mật ong mỗi thứ 1 cốc nhỏ, trộn đều uống lúc đói, ngày 2 lần vào buổi sáng, buổi chiều.
- Khó tiểu tiện: Mía rửa sạch, thái vụn, râu ngô, xa tiền thảo, sắc uống ngày 2 lần (sáng, chiều).
- Sốt phiền khát: Mía, củ năn vừa đủ dùng: rửa sạch, thái vụn, sắc uống thay nước chè.
- Viêm dạ dày mạn tính: Nước mía 1 cốc, nước gừng một ít, trộn đều, ngày uống hai lần.
- Trẻ em ra mồ hôi trộm: Ăn mía hoặc uống nước mía vài lần trong ngày.
Ngoài ra, trong dân gian có bài thuốc từ cây mía để chữa các chứng sốt cuồng, sốt mê man... Lúc nhỏ, một lần tôi bị sốt cao nằm mê man. Mẹ tôi đào 2 con trùn khoang cổ, làm sạch. Bà chẻ khúc mía váng (còn gọi là mía dáng - loại mía cây to có màu vàng, thân mềm và thơm ăn rất tốt), bỏ trùn vào giữa hai mảnh khúc mía, lấy dây buộc lại hai đầu và nướng trên than hồng, khi vỏ mía vừa cháy sém thì mang ra vắt (ép) nước cho tôi uống, lát sau là hạ sốt. Hiện nay, mía váng ít thấy người trồng.
(Theo Nông nghiệp Việt Nam)
Cà phê có thể giúp phòng tránh ung thư đầu và cổ Theo Hiệp hội ung thư Nhật Bản, nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trung tâm ung thư Aichi-ken cho thấy những người uống nhiều càphê có nguy cơ mắc ung thư đầu và cổ giảm xuống. Nhóm các nhà khoa học trên đã tiến hành điều tra thói quen sinh hoạt của 916 người mắc ung thư đầu và cổ, ung...