Những lỗi nhỏ cần tránh trong cách sử dụng đồ khiến không gian sống của bạn lộn xộn và thiếu ấm cúng
Ngôi nhà của bạn sẽ ngay lập tức trở nên bừa bộn và thiếu ấm cúng nếu như bạn thường xuyên mắc những lỗi nhỏ được liệt kê trong bài viết dưới đây.
Bạn đã bao giờ nghĩ rằng, đặt nhiều gương trong phòng ngủ có thể làm bạn tăng thêm thời gian dọn dẹp, bóng tối của đèn có thể làm tăng hóa đơn tiền điện…
Có những thứ chúng ta vẫn cho là hữu ích nhưng chính chúng lại khiến bạn cảm thấy mệt mỏi khi luôn bước vào nhà là cảm thấy khó chịu.
Sofa giường được mua sắm với lý do cố gắng tiết kiệm không gian. Tuy nhiên, khách không đến nhà bạn thường xuyên.
Và nằm sofa giường bạn vẫn cảm thấy không gian thiếu sự ấm cúng, ngủ không được ngon giấc vì chất lượng sofa giường không thể bằng chiếc nệm êm ái thông thường.
Sưu tầm túi nilon
Thói quen sưu tầm túi nilon là cách để bạn không vứt bỏ chúng, bảo vệ môi trường nhưng chính việc góp nhặt mà không phân loại có thể biến nhà bạn thành đống rác. Vì thế, hãy mua vài chiếc hộp nhỏ và phân loại túi nilon, tận dụng chúng trong việc lưu trữ đồ hàng ngày. Đồng thời, hãy nghĩ cách hạn chế rác thải trong nhà thay vì sưu tầm và tận dụng lại.
Hộp có thể mang lại sự tiện lợi cho bạn khi cất trữ đồ đạc. Nhưng trong nhà quá nhiều hộp cũng khiến bạn mất nhiều thời gian lãng phí để tìm kiếm thứ gì đó bên trong. Tốt nhất là bạn nên sử dụng số lượng hộp nhất định. Những đồ ít dùng hay không còn dùng nữa, bạn nên thanh lý hoặc cho bớt để ngôi nhà thêm gọn gàng.
Tạo giá treo đồ cỡ lớn
Giá treo đồ quá lớn sẽ khiến bạn dễ dàng mất kiểm soát trong việc treo đồ đạc lên. Hãy đóng chúng với kích cỡ hạn chế nhất có thể để ngôi nhà luôn gọn gàng. Không nên treo đồ đạc quá nhiều bên ngoài, hãy gấp vào các ngăn tủ hoặc giặt chúng khi cảm thấy đã đến lúc.
Không có chỗ cho những đôi giày
Hãy tính toán hợp lý để những đôi giày, đôi dép có chỗ để bên trong, tránh tạo mớ hỗn độn bên ngoài sàn. Bụi bẩn từ giày dép cũng như không gian chứa chúng sẽ thiếu mỹ quan. Bạn tốn thời gian dọn dẹp nhưng cũng sẽ không thể tạo sự sạch sẽ và gọn gàng nếu không có tủ riêng đựng giày.
Một giải pháp tốt chính là đóng thêm kệ ở vị trí phù hợp, tạo sự thống gió cho tủ đựng cũng như đặt thêm gói hoa oải hương khô giúp giảm bớt mùi khó chịu từ giày khi để bên trong.
Những tấm gương khổng lồ
Gương được gắn cho toàn bộ một bức tường nào đó, hoặc lắp đặt toàn bộ cánh tủ quần áo âm tường bằng gương có thể khiến căn phòng nhỏ rộng hơn. Tuy nhiên, điều này có nghĩa là bạn phải dọn dẹp phòng thường xuyên. Nếu phòng có cửa sổ nhiều ánh sáng thì bạn cũng dễ dàng nhìn thấy bụi phủ mờ gương. Vì thế, khi lắp gương quá rộng trong phòng sẽ mang lại nhiều bất cập cho bạn.
Video đang HOT
Màu sắc lối vào quá mờ nhạt
Màu sắc lối vào được sơn với gam màu quá nhạt khiến không gian trở nên tẻ nhạt hơn. Khu vực lối vào nên chú trọng việc chọn màu tươi sáng cũng như giữ sự gọn gàng nhất định cho không gian này.
Móc treo dây
Các loại móc treo bằng kim loại khiến quần áo dễ bị hỏng dáng. Vì thế, hãy thay dần bằng móc bằng gỗ vừa tạo thẩm mỹ cho không gian vừa bảo vệ quần áo gọn đẹp.
Kệ
Sử dụng kệ có thể giúp không gian thông thoáng. Nhưng điều đó không phù hợp với những căn bếp có nhiều bụi, lượng dầu mỡ cũng rất khó làm sạch trên các kệ. Nếu không lau chùi và sắp xếp thường xuyên thì những chiếc kệ dễ trở nên bừa bộn.
Cách tốt nhất chính là đóng tủ với màu tươi sáng giúp không gian rộng thoáng và gọn gàng hơn.
Bàn tiệc
Chiếc bàn được thiết kế linh hoạt, có thể điều chỉnh được kích thước sẽ giúp khách đến nhà có thêm diện tích ngồi. Nhưng khách không thường xuyên đến và chúng lại chiếm nhiều diện tích, trở nên bụi bặm và khó vệ sinh. Hãy lựa chọn các món đồ nội thất đơn giản. Nếu nhà thường xuyên có khách, hãy lựa chọn bàn tròn để nhiều người có thể dùng bữa hơn.
Gương lớn trong phòng tắm
Một chiếc gương lớn trong phòng tắm có thể khiến không gian bị thu hẹp, phản chiếu sự lộn xộn trong phòng tắm. Hay mua gương nhỏ và treo cao để không gian rộng hơn, phòng cũng gọn hơn.
Bóng đèn màu tối
Các mảng tối sáng được hắt qua chụp bóng đèn màu tối sẽ khiến căn phòng già nua và buồn tẻ. Hãy lắp bóng màu ấm với chụp đèn màu sáng, vật liệu hiện đại để không gian thêm ấm cúng và hiện đại hơn.
Cách lựa chọn ánh sáng thông minh mở rộng tối đa diện tích cho những căn bếp hẹp
Căn bếp nhỏ sẽ tiện ích và đẹp hơn nhờ vào cách lựa chọn nội thất, bố trí các khu vực chức năng. Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến vai trò của ánh sáng.
Nhà bếp là nơi mà bạn cần có một lớp ánh sáng chức năng và thẩm mỹ một cách đồng đều. Kết hợp khéo léo cả hai khía cạnh này sẽ mang đến không gian bếp tuy nhỏ mà đẹp. Thực trạng cho thấy, những căn bếp nhỏ có thể là nơi ánh sáng phá vỡ diện mạo tổng thể không gian.
Trong căn bếp nhỏ, mỗi mét vuông diện tích đều vô cùng quan trọng. Bạn có thể tiết kiệm không gian bằng cách sử dụng kệ thông minh, tủ treo tường, các vật dụng bổ sung tùy chỉnh để mang đến diện mạo hoàn toàn mới.
Nhưng làm thế nào để cân bằng không gian trực quan cho căn bếp nhỏ? Câu trả lời chính là chiếu sáng một cách tinh tế để kết nối sắc màu cũng như xua tan sự buồn tẻ và cảm giác tù túng của căn bếp có diện tích khiêm tốn.
Để bắt đầu decor với ánh sáng, bạn cần khéo léo kết hợp giữa hệ thống thông gió tự nhiên với ánh sáng nhân tạo. Tiếp đó, bạn sẽ lựa chọn đèn thả trần, đèn âm tường và đèn treo một cách sáng tạo và hợp lý. Căn bếp sẽ trở nên hoàn hảo trong mắt mọi người ghé thăm và chắc chắn lúc này, chẳng mấy ai quan tâm đến diện tích.
Không gian nấu nướng có diện tích nhỏ vẫn được sắp xếp khéo léo và thông minh nhờ cách tận dụng ánh sáng tự nhiên, khéo sắp đặt ánh sáng nhân tạo.
Chú ý đến hình dáng/kiểu cách của đèn
Hình dáng của đèn luôn là yếu tố quan trọng định hình phong cách của căn bếp. Tùy vào việc bạn lựa chọn bếp theo phong cách nào, bạn sẽ dễ dàng lựa chọn kiểu dáng đèn phù hợp. Một yếu tố cần lưu ý chính là kích thước và độ thả của dây từ phía trần xuống bên dưới.
Với những căn bếp nhỏ, lời khuyên của các chuyên gia nội thất dành cho bạn chính là việc chọn lựa mẫu mã phù hợp với màu sắc. Kiểu dáng đèn nên lựa loại đơn giản, kích thước nhỏ gọn. Kết hợp khéo léo giữa ánh sáng của đèn thả và ánh sáng tự nhiên để có sự cân bằng và ấm cúng.
Chụp đèn thanh mảnh, nhỏ gọn.
Căn bếp nhỏ nên chọn chụp đèn nhỏ để tạo sự cân đối.
Với những góc bếp nhiều ánh sáng tự nhiên có thể sử dụng vẻ đẹp của chất liệu gần gũi với môi trường.
Đèn thả trần nhỏ xinh ấn tượng.
Không gian đẹp tinh tế khi có sự hiện diện của đèn thả trần.
Đèn thả tạo điểm nhấn cho góc bếp nhỏ.
Ưu tiên ánh sáng tự nhiên
Những căn bếp nhỏ sẽ rộng hơn nhiều khi có ánh sáng tự nhiên ngập tràn. Vì thế, các chuyên gia nội thất thường khuyên bạn nên khéo léo kết hợp việc mở rộng khung cửa sổ với đèn âm tường, đèn thả trần. Một khung cửa sổ ngập tràn ánh sáng sẽ mang đến vẻ đẹp tinh tế cũng như cảm hứng ngập tràn dành cho mọi người khi ghé thăm.
Dù ban ngày hay ban đêm, căn bếp nhỏ vẫn được mở rộng tối đa nhờ khung cửa sổ lớn. Ánh sáng ngập tràn từ bên ngoài vào ban ngày hay không khí trong lành vào ban đêm đều là yếu tố tuyệt vời giúp căn bếp dễ chịu hơn, thông thoáng hơn và chắc chắn là tiết kiệm năng lượng tối đa.
Ánh sáng tự nhiên được ưu tiên.
Không gian được kết nối với tường kính.
Góc bếp ngập tràn ánh sáng tự nhiên.
Góc bếp xanh tươi với cây và nắng.
Góc bếp nhìn ra khoảng không gian ngập nắng bên ngoài khung cửa.
Tạo thêm không gian trực quan
Việc chiếu sáng của một căn phòng không chỉ đơn thuần là thêm nguồn sáng chính và phụ. Phân bố ánh sáng trong căn bếp cũng quan trọng như chính nguồn sáng. Vì thế, bạn có thể cân nhắc việc đặt thêm đèn ở những góc thiếu ánh sáng. Không gian bếp sẽ bớt đi sự đơn điệu và buồn tẻ. Căn bếp nên chọn ánh sáng vàng hoặc trắng, thêm gương để tạo sự tương phản, mở rộng không gian tối đa về mặt thị giác.
Lắp đặt đèn ở nơi thiếu sáng.
Căn bếp thêm điểm nhấn từ đèn trang trí.
Đèn được chiếu linh hoạt ở những khu vực thiếu sáng.
Điểm sáng được bố trí khéo léo tạo sự tinh tế cho không gian bếp.
3 phong cách thiết kế nhà ống hàng đầu không nên bỏ lỡ Nếu bạn đang có ý định tìm kiếm và lựa chọn phong cách thiết kế cho mẫu nhà ống của mình thì đừng bỏ qua một trong ba phong cách thiết kế dưới đây. Thiết kế nhà ống tối giản Từ trước đến nay, lối thiết kế tối giản chưa bao giờ lỗi thời trong các thiết kế nhà ở. Thiết kế này...