Những lời nguyền oái oăm trên chính trường thế giới
Nhiều cái chết bất ngờ của những vị chính khách diễn ra theo quy luật, khiến người ta nghĩ đến những lời nguyền.
Nạn nhân của những lời nguyền.
Romanov là gia tộc hoàng gia Nga cuối thế kỷ XIX nhưng đã bị diệt vong bởi một thế lực vô hình được cho là “ lời nguyền quái đản” của Grigori Rasputin.
Chân dung Grigori Rasputin.
Grigori Rasputin (22/1/1869 – 29/12/1916) là một nhân vật lịch sử của Nga. Tự phong cho mình là tu sĩ với thần lực của thượng đế, Rasputin được Nga hoàng Nikolai II và Hoàng hậu Alexandra tôn sùng vì cho rằng ông ta đã chữa được bệnh hiểm nghèo cho con trai duy nhất là Hoàng tử Alexei (vị hoàng tử này bị bệnh loãng máu do di truyền từ Nữ hoàng Victoria của Anh).
Từ nhỏ, Rasputin đã có tài năng phi thường là chữa lành bệnh cho người khác. Tuy nhiên, con người bí ẩn này gặp phải nhiều vu cáo về việc lạm dụng tình dục các trinh nữ. Khi bị trục xuất, ông đã viết cho Nicholas một bức thư vào tháng 12/1916. Theo đó, Rasputin tiên liệu được cái chết của mình.
Ông nói với Nga hoàng, nếu như ông bị ám sát bởi những người quý tộc thì hoàng gia chắc chắn sẽ diệt vong, chế độ quân chủ bị tiêu diệt trong một năm tới: “Anh em sẽ giết anh em”, “nước Nga sẽ chìm trong khủng hoảng suốt 25 năm”…
Và quả thật, lời của Rasputin đã trở thành hiện thực. Chế độ quân chủ của Nga biến mất sau Cách mạng Tháng Mười năm 1917. Gia tộc Romanov hoàng gia bị sát hại dã man một năm sau đó, bao gồm Nicholas II, hoàng hậu, hoàng tử, 4 công chúa, ngự y hoàng gia, đầy tớ, nữ tỳ và thậm chí cả đầu bếp.
Video đang HOT
Người anh hùng giải phóng nô lệ, Tổng thống Lincoln bị ám sát khi còn đang tại nhiệm.
Đây là lời nguyền lý giải cho cái chết của rất nhiều Tổng thống Mỹ trong vòng 120 năm từ năm 1840-1960. Danh xưng Tippecanoe là tên một trận chiến giữa quân đội Mỹ do Tướng William Henry Harrison dẫn đầu với những người dân bản địa mà thủ lĩnh là Tecumseh. Kết quả trong trận chiến ấy, quân của Tecumseh đã thất bại.
Người ta cho rằng để trả thù người anh em của Tecumseh, Tenskwatawa đã đưa ra lời nguyền cho Harrison và các Tổng thống Mỹ sau này: cứ 20 năm một lần, Tổng thống Mỹ nào nhậm chức thì sẽ chết khi đang tại nhiệm.
Nạn nhân đầu tiên của lời nguyền trên chính là William Henry Harrison. Năm 1840, ông nhậm chức tổng thống, sau đó ngay lập tức bị cảm lạnh và qua đời năm 1841.
20 năm sau, Abraham Lincoln đắc cử và ông bị ám sát ở giữa nhiệm kỳ thứ 2 của mình vào năm 1865. Điều tương tự đã xảy đến với James Garfield năm 1881, William McKinley năm 1901 đều bị ám sát. Bên cạnh đó, cố tổng thống Warren Harding đã mất năm 1923 vì đau tim hay Franklin Roosevelt năm 1945 vì xuất huyết não và đột quỵ.
Lời nguyền Tippecanoe chỉ hết linh ứng cho đến đời Tổng thống Ronald Reagan năm 1980. Ông Reagan cũng bị ám sát hụt năm 1981. Hai mươi năm sau, Tổng thống Bush con cũng sống sót trong suốt 2 nhiệm kỳ bắt đầu từ năm 2000.
Nam Mỹ và lời nguyền ung thư với các nhà lãnh đạo
Tổng thống Venezuela Hugo Chavez chết vì căn bệnh ung thư hồi tháng 3 vừa rồi.
Tổng thống Venezuela Hugo Chavez (7/1954-3/2013) giữ cương vị tổng thống từ năm 1999. Ông được nhiều người dân Venezuela yêu mến và ủng hộ. Ông Chavez bị chẩn đoán ung thư từ tháng 6/2011. Sau nhiều lần điều trị và phẫu thuật tại Cuba, ông qua đời hồi tháng 3.
Bà Cristina Fernandez de Kirchner, nữ tổng thống thứ 2 của Argentina cũng tuyên bố bà bị ung thư tuyến giáp hồi tháng 12/2011.
Nữ Tổng thống Brazil Dilma Rousseff là trường hợp thứ 3 mắc bệnh ung thư. Hồi tháng 4/2009, bà tiết lộ bà bị ung thư bạch huyết.
Cựu Tổng thống Brazil Lula là vị tổng thống thứ 35 của Brazil. Ông được mô tả là người đàn ông có tham vọng táo bạo nhưng cũng bị ung thư thanh quản.
Cựu Tổng thống Paraguay Fernando Lugo sinh năm 1951 cũng bị chẩn đoán ung thư hạch vào tháng 8/2010 và được điều trị bằng hóa trị liệu. Ông Lugo tại nhiệm từ năm 2008 đến 2012.
Sau hàng loạt chính khách hàng đầu Nam Mỹ mắc bệnh ung thư, cộng đồng Mỹ Latin nảy ra mối nghi ngờ về một lời nguyền ung thư, nghi ngờ các loại công cụ bí mật được dùng làm tác nhân gây các bệnh ung thư cho các chính khách hàng đầu của khu vực.
Khi còn sống, ông Chavez có lần đổ dồn sự nghi ngờ cho Mỹ về việc liệu nước này có phát triển công nghệ sản xuất vi rút gây bệnh ung thư hay không. Tuy nhiên, cho đến nay giả thiết trên vẫn chưa có bằng chứng xác thực.
Theo xahoi
Trung Quốc chưa đủ "tuổi" thách thức Mỹ - Australia ở Thái Bình Dương
Tạp chí "Học giả ngoại giao" (The Diplomat) của Nhật ngày 23/05 có bài viết nhấn mạnh, muốn nắm được ý đồ của Trung Quốc đối với các Quốc đảo ở Thái Bình Dương, các chính trị gia hãy tìm hiểu "Trung Quốc đang làm gì".
Các quan chức Mỹ từng tuyên bố, hiện Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh ảnh hưởng đối với các Quốc đảo ở khu vực Thái Bình Dương. Gần đây, Thủ tướng Samoa Tuilaepa đã từng biểu thị, đối với các Quốc đảo ở khu vực này thì Trung Quốc là những người bạn tốt hơn Mỹ.
Thế nhưng, các chính trị gia của Mỹ và Australia không thừa nhận điều này, họ cho rằng Trung Quốc không nắm được ưu thế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời luận thuyết cho rằng Trung Quốc có đủ khả năng thách thức địa vị chủ đạo của Mỹ và Australia là không có cơ sở.
Trung Quốc hiện vẫn chưa thể so với Mỹ về vũ khí, trang bị
Trong "Sách trắng quốc phòng 2013", Australia đã từng miêu tả: "Việc một quốc gia châu Á (ám chỉ Trung Quốc) đang dần tăng cường phạm vi ảnh hưởng đối với các Quốc đảo ở Thái Bình Dương đã trở thành một thách thức". Đồng thời, Sách trắng cũng cảnh cáo: "trong tương lai, sự chi viện và giúp đỡ của quốc gia này trở thành một thách thức không nhỏ đối với địa vị của Australia trong khu vực Thái Bình dương".
Muốn nắm được ý đồ của Trung Quốc đối với các Quốc đảo ở Thái Bình Dương, các chính trị gia phải tìm hiểu xem "Trung Quốc đang làm gì" thì mới hiểu được mục đích ẩn giấu đằng sau nó.
Trung Quốc thường thông qua 3 yếu tố để tăng cường tiếp xúc với các Quốc đảo này. Đó là: Thương mại và đầu tư, viện trợ và ngoại giao và cuối cùng là hợp tác quân sự. Qua phân tích 3 yếu tố này, người Nhật nhận thấy luận thuyết cho rằng Trung Quốc đã đủ lực thách thức địa vị của các quốc gia phương Tây là không có cơ sở.
Tuy giao dịch thương mại giữa Trung Quốc với các Quốc đảo Thái Bình Dương tăng lên nhiều lần trong 10 năm qua, tổng kim ngạch giao dịch thương mại ước đạt đến 2 tỷ USD, nhưng cũng chỉ bằng 1/3 của Australia. Về phương diện viện trợ, Trung Quốc cũng chỉ đứng ở vị trí thứ 5, xếp sau Australia, Mỹ, New Zealand và Nhật Bản.
Quân đội Trung Quốc chưa đủ khả năng bành trướng hoạt động trên phạm vi toàn cầu
Bài viết cho biết cụ thể, tính riêng về viện trợ quân sự, Trung Quốc cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp quân trang, vũ khí phi sát thương cho một số Quốc đảo và giúp các quốc gia Fiji, Papua New Guinea và Tonga xây dựng các doanh trại mới. Khoản viện trợ này không thấm vào đâu so với số tiền 183 triệu USD mà Australia đã dành cho hợp tác quốc phòng và bảo đảm an ninh khu vực với các quốc gia nằm trên Thái Bình Dương.
Tạp chí "The Diplomat" cho rằng, động lực thực sự thúc đẩy Trung Quốc gây dựng ảnh hưởng ở đây là vấn đề kinh tế, địa vị chủ đạo của Australia chắc chắn sẽ không bị suy giảm bởi sự cạnh tranh của Trung Quốc.
Theo VNE
Những chính khách "rớt đài" vì rượu Thói nghiện rượu không chừa bất cứ ai, kể cả các chính trị gia đang lên "như diều gặp gió". Rượu cũng là tác nhân khiến không ít các quan chức cấp cao ở nhiều nước phải từ giã sự nghiệp mà họ phải tốn bao công sức mới gây dựng được. Tướng Ralph Baker Một trong những vụ đình đám gần đây...