Nhật Bản phái tàu công vụ bảo vệ nghị sĩ ra đảo Senkaku
Ngoài 6 nghị sĩ còn có hơn 30 chính khách, nhà hoạt động chính trị Nhật Bản, quan chức quận Okinawa, thủ đô Tokyo và các thành viên hiệp hội nghề cá, các tổ chức xã hội Nhật Bản, tổng cộng trên 120 người với 14 chiếc tàu cá tham gia.
Tờ Bắc Kinh buổi sáng hôm nay 11/6 đưa tin, hôm qua 10/6 một phái đoàn nghị sĩ Nhật Bản đã ra khu vực đảo Senkaku đang có tranh chấp với Trung Quốc trên biển Hoa Đông với tên gọi đảo Điếu Ngư để thị sát, khẳng định chủ quyền.
6 nghị sĩ Nhật Bản đã có mặt, chụp ảnh, tham gia hoạt động điều tra tài nguyên nghề cá tại vùng biển xung quanh đảo Senkaku, đồng thời gham gia thi câu cá – một hoạt động được tổ chức bởi các nhân sĩ Nhật Bản kêu gọi bảo vệ chủ quyền của Tokyo đối với nhóm đảo này.
6 nghị sĩ Nhật Bản ra đảo Senkaku (ảnh: Kyodo News)
Video đang HOT
Ngoài 6 nghị sĩ còn có hơn 30 chính khách, nhà hoạt động chính trị Nhật Bản, quan chức quận Okinawa, thủ đô Tokyo và các thành viên hiệp hội nghề cá, các tổ chức xã hội Nhật Bản, tổng cộng trên 120 người với 14 chiếc tàu cá tham gia.
Giới truyền thông nhà nước Trung Quốc cho hay, lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã phái tàu công vụ đi cùng để đảm bảo an toàn cho phái đoàn nghị sĩ Nhật Bản ra Senkaku.
Chuyến thị sát và triển khai cuộc thi câu cá trên biển Hoa Đông gần đảo Senkaku được khởi động bởi một cựu quan chức Nhật Bản, cựu Tư lệnh không quân thuộc Cục Phòng vệ Nhật Bản và tổ chức “Cố lên Nhật Bản” do ông làm hội trưởng khởi động.
Máy bay Cục phòng vệ Nhật Bản xua đuổi tàu Ngư chính 201 khi tàu này tiến gần khu vực nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư (ảnh: Hoàn Cầu thời báo)
Phản ứng về động thái này của phía Nhật Bản, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc – Lưu Vị Dân nhắc lại lập trường, đảo Điếu Ngư là một bộ phận lãnh thổ “không thể tranh cãi” của Trung Quốc và Bắc Kinh kiên quyết phản đối hành vi xâm phạm chủ quyền Trung Quốc của phía Nhật bản.
Senkaku/Điếu Ngư là nhóm đảo trên biển Hoa Đông vốn tồn tại tranh chấp chủ quyền giữa Tokyo và Bắc Kinh lâu nay vẫn là tiêu điểm gây sóng gió trong quan hệ song phương giữa hai cường quốc Đông Á. Trong khi chính quyền Tokyo đang tổ chức quyên góp tiền mua lại đảo Senkaku thì phía Trung Quốc phái tàu Ngư chính tuần tra thường xuyên hơn tại khu vực này.
Theo GDVN
Quân khu miền đông Nga nhận tên lửa S-400
Bộ Quốc phòng Nga ngày 9.6 thông báo Quân khu miền đông của nước này vừa nhận một trung đoàn hệ thống tên lửa phòng không S-400, theo RIA-Novosti.
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga - Ảnh: 9abc.net
Ngoài Quân khu miền đông, Nga hiện có 2 trung đoàn tên lửa S-400 ở khu vực Moscow và một trung đoàn tương tự ở Hạm đội Baltic.
Từ nay tới năm 2020, Nga sẽ có 28 trung đoàn tên lửa S-400, mỗi trung đoàn gồm 2 tiểu đoàn, chủ yếu được triển khai ở khu vực biển và biên giới.
S-400 Triumph là hệ thống tên lửa đất đối không tầm bắn từ trung đên xa, co khả năng tiêu diệt hiệu quả bất kỳ mục tiêu nào trên không, trong đó có máy bay không người lái, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trong phạm vi 400 km cùng độ cao 30 km.
Bộ Quốc phòng Nga thông báo vẫn chưa có kế hoạch xuất khẩu S-400 và hệ thống tên lửa này chỉ được sản xuất cho lực lượng vũ trang Nga.
Theo Thanh Niên
Đài Loan trang bị tên lửa có tầm bắn tới Trung Quốc Truyền thông Đài Loan khẳng định các tên lửa này có thể được dùng để tấn công căn cứ quân sự của Trung Quốc khi chiến tranh nổ ra. AFP dẫn lời một tờ báo địa phương đưa tin ngày 28/5 cho hay, lần đầu tiên Đài Loan đưa vào sử dụng tên lửa tầm xa có khả năng bay đến các căn...