Những lợi ích không ngờ từ hạt lạc
Chúng ta chưa hề biết đến những lợi ích vô cùng quan trọng của lạc, không chỉ tốt cho sức khoẻ mà lạc còn tốt cho cả da và tóc.
Dưới đây là những lợi ích của lạc:
1. Giàu năng lượng
Lạc chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất dinh dưỡng và chất chống oxy hoá. Do đó lạc là nguồn thực phẩm giàu năng lượng.
2. Cholesterol
Lạc giúp làm giảm lượng cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt cho cơ thể. Đồng thời lạc cũng chứa axit béo không bão hoà đơn đặc biêt là axit oleic giúp chống lại bệnh động mạch vành.
3. Phát triển cơ thể
Lạc rất giàu protein. Các axit amin trong protein của lạc rất tốt cho sự phát triển của cơ thể.
4. Chống ung thư dạ dày
Poly-phenolic là chất chống oxy hoá có rất nhiều trong lạc. Axit P-Coumaric trong lạc làm giảm những Nito Amin -chất gây ung thư giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư dạ dày.
5. Chống lại các bệnh về tim mạch, bệnh thần kinh, chứng mất trí, và bệnh truyền nhiễm
Lạc chứa hàm lượng chất chống oxy hoá Poly-phenol và Resveratrol cao có thể ngăn ngừa các bệnh tim mạch, ung thư, bệnh thần kinh, các bệnh truyền nhiễm hoặc bệnh nấm cực kì hiệu quả.
6. Chất chống oxy hoá
Nồng độ chất chống oxy hoá trong lạc cực kì cao. Để tăng cường hiệu quả bạn nên cho lạc vào đun sôi. Lượng chất oxy hoá trong lạc sẽ tăng gấp 2 lần lượng chất oxy hoá chứa trong Biochanin-A và tăng gấp 4 lần lượng oxy hoá trong Genistein. Giúp làm giảm các gốc tự do được sinh ra trong cơ thể.
7. Bảo vệ da
Lượng vitamin E trong lạc giúp duy trì và bảo vệ các tế bào trong màng nhầy và da khỏi các gốc tự do – là nguyên nhân gây tổn hại cho da.
Video đang HOT
8. Cung cấp vitamin
Lạc chứa vitamin B phức hợp, các vitamin như Niacin, Vitamin B2, tiamin, Vitamin B6, Vitamin B9 và axit Pantothenic….
9. Cung cấp khoáng chất
Kali, mangan, đồng, magie, canxi, sắt, selen, lưu huỳnh là những khoáng chất có trong hạt lạc. Những khoáng chất này cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
10. Trị sỏi mật
Chỉ cần ăn một ít lạc hoặc ăn đậu phộng bơ hàng tuần giúp bạn có thể chống lại bệnh sỏi mật. Giảm nguy cơ mắc bệnh chỉ còn 25%.
11. Giảm nguy cơ bị tăng cân
Những phụ nữ ăn lạc ít nhất 2 lần trong 1 tuần ít bị mắc các bệnh béo phì hơn những người không ăn. Nếu bạn ăn đậu phộng bơ được chế biến từ lạc vào mỗi buổi sáng và thêm một vài lát bánh mì sẽ giảm nguy cơ bị mắc các bệnh béo phì.
12. Chống ung thư ruột già
Lạc có thể làm giảm nguy cơ bị ung thư ruột già đặc biệt là ở phụ nữ. Ăn ít nhất 2 thìa đậu phộng bơ (được làm từ lạc và bơ) 2 lần trong một tuần giúp giảm nguy cơ bị ung thư ruột già ở phụ nữ là 58% và nam giới là 27%.
13. Điều chỉnh lượng đường trong máu
Mangan có trong lạc giúp cơ thể hấp thụ canxi, chất béo, trao đổi chất carbohydrate và điều chỉnh lượng đường trong máu.
Ngoài những lợi ích trên, lạc còn có cực kì tốt cho da và tóc:
Lợi ích của lạc với da:
Mangan có trong lạc giúp cơ thể hấp thụ canxi, chất béo, trao đổi chất carbohydrate và điều chỉnh lượng đường trong máu. (Ảnh minh họa)
- Các đặc tình chống viêm của lạc có tác dụng điều trị các bệnh ngoài da như vảy nến, chàm bội nhiễm. Các axit béo trong lạc cũng giúp giảm xưng và đỏ da. Đồng thời trong lạc cũng chứa Vitamin E, kẽm, magie giúp làm sáng da và chống lại các vi khuẩn gây mụn. Hàm lượng protein trong lạc giúp tái tạo tế bào.
- Chất xơ trong lạc giúp loại bỏ các độc tố và chất thải. Ăn lạc thường xuyên giúp bạn loại bỏ các độc tố dư thừa ra khỏi cơ thể mang lại cho bạn một làn da khoẻ mạnh.
- Beta carotene, một chất chống oxy hoá tìm thấy trong lạc rất quan trọng để cho một làn da khoẻ mạnh. Beta carotene được chuyển hoá thành Vitamin A trong cơ thể giúp tăng cường và sửa chữa các tế bào trong cơ thể. Vì vậy lạc giúp chữa lành vết thương và vết bầm rất nhanh.
Lợi ích của lạc với tóc:
- Lạc chưa nhiều axit béo Omega 3 tăng cường sức khoẻ da đầu và nang tóc.
- Arginine – một loại acid amin rất hữu ích có rất nhiều trong lạc giúp bạn điều trị được chứng hói đầu và giúp tóc khoẻ mạnh hơn.
Theo Đời Sống Pháp Luật
Rau mầm nên ăn và không nên ăn
Chỉ nên sử dụng các loại rau mầm đã được nghiên cứu chứng minh là ăn được như rau mầm củ cải trắng, mầm lạc, đậu tương, súp lơ, rau muống...
Ảnh minh họa: Internet
Rau mầm có thể bị nhiễm khuẩn, nhiễm bẩn do quá trình thu hoạch không bảo quản đúng cách, còn có nguy cơ từ lượng phân bón thấm vào rau mầm.
Rau mầm chứa nhiều loại vitamin thiết yếu (vitamin B, C, E...), amino axit và chất xơ cần thiết cho cơ thể với hàm lượng cao. Nhờ giàu vitamin, rau mầm giúp cơ thể tăng sức đề kháng, giữ gìn làn da mịn màng tươi tắn, nguồn vitamin E dồi dào trong rau mầm còn giúp làm chậm quá trình lão hoá và tăng cường sinh lực, gây hưng phấn.
Hàm lượng chất xơ cao sẽ giúp người ăn dễ tiêu hoá, dễ hấp thụ, chuyển hoá các chất phức tạp. Theo nghiên cứu của một số nhà dinh dưỡng học Mỹ, rau mầm thích hợp cho các chế độ ăn kiêng và còn giúp ngăn ngừa các nguy cơ ung thư.
Có thể gây ngộ độc
Hầu hết các loại rau mầm đều phải trồng trong môi trường ấm và đây chính là cơ hội cho các loại vi khuẩn phát triển. Nếu quá trình chăm sóc rau không bảo đảm an toàn thì rau cũng sẽ bị nhiễm khuẩn.
Rau mầm còn có thể bị nhiễm khuẩn, nhiễm bẩn do quá trình thu hoạch không bảo quản đúng cách. Bên cạnh đó, còn có nguy cơ từ lượng phân bón thấm vào rau mầm khi người ta cố tình dùng nó để kéo dài ngày thu hoạch.
Ngoài ra, nguy cơ ngộ độc rau mầm còn có thể đến từ chính đặc tính sinh học của hạt giống. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trong mầm khoai tây và mầm của các loại dưa dây có chứa độc chất là alkaloid solanine. Khi bị ngộ độc với triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, tức ngực, nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Các loại rau mầm họ đậu giàu dưỡng chất, vitamin thúc đẩy quá trình phát triển và chống lão hóa nhưng một số đậu như đậu ván, đậu mèo, đậu kiếm, đậu trứng chim cũng có hàm lượng lớn glucozid sinh axit cyanhydric giống như trong măng và sắn nên ta không nên ăn rau mầm của những loại này.
Những cây măng mọc ở môi trường không có ánh sáng cũng có thể gây ngộ độc vì trong môi trường này độc tố của măng sẽ cao hơn nhiều.
Rau mầm nên ăn và không nên ăn
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trong mầm khoai tây và mầm của các loại dưa dây có chứa độc chất là alkaloid solanine. Khi bị ngộ độc với triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, tức ngực, nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Tuy rau mầm họ đậu được mệnh danh là giàu dưỡng chất, vitamin thúc đẩy quá trình phát triển và chống lão hóa nhưng một số đậu như đậu ván, đậu mèo, đậu kiếm, đậu trứng chim cũng có hàm lượng lớn glucozid sinh axit cyanhydric giống như trong măng và sắn nên ta không nên ăn rau mầm của những loại này.
Chỉ nên sử dụng các loại rau mầm đã được nghiên cứu chứng minh là ăn được như rau mầm củ cải trắng, mầm lạc, đậu tương, súp lơ, rau muống...
Hơn nữa, không nên ăn những cây măng mọc ở môi trường không có ánh sáng vì môi trường này độc tố của măng sẽ cao hơn nhiều. Khi chúng ta sản xuất tự túc rau mầm thì chỉ nên mua những hạt giống biết chắc chắn là ăn được rau mầm, không nên thử nghiệm để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Cách chọn và chế biến
Do thời gian nuôi trồng rất ngắn 5 - 7 ngày nên các hoạt chất bảo quản hạt chưa đủ thời gian tiêu hủy hoặc chính từ đặc tính sinh học của hạt giống.
Một số cơ sở sản xuất rau mầm thường dùng chất kích thích tăng trưởng để ngâm cho hạt nảy mầm nhanh, cho cây mập hoặc hòa chất này vào nước tưới mỗi ngày. Trong trường hợp này rau không có đủ thời gian để giải phóng được các hoá chất tồn dư nên độc hại.
Khi chọn mua rau mầm nên chọn sản phẩm có nguồn gốc, uy tín, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Không mua những hộp rau có màu sắc lạ hay lá đã ngả vàng, thân, lá rau to xanh bất thường và quá bóng mượt hoặc gốc mọc ra rễ mới (điều này chứng tỏ rau có độc tố bảo quản). Rau mua về nên sử dụng ngay nếu cần bảo quản phải để trong hộp nhựa hoặc nilon khô ráo, thoáng khí ở nhiệt độ 4 - 5oC, tối đa 3 - 4 ngày.
Trước khi sử dụng nên rửa thật kỹ nhiều lần dưới vòi nước đang chảy để loại bỏ các nguy cơ, sau đó ngâm thêm trong nước muối loãng 10 - 15 phút để loại bỏ hóa chất. Rau mầm tốt nhất là được nấu chín, hạn chế ăn sống, nhất là đối với người già, trẻ em và người miễn dịch yếu càng không nên ăn sống loại rau này.
Theo Phunu
Những đồ ăn tuyệt đối không dùng với rượu Nhiều loại thực phẩm nếu dùng chung với rượu, bia sẽ làm mất hoặc biến đổi chất dinh dưỡng có trong thực phẩm đó, gây hại cho sức khỏe của bạn. Sầu riêng Nghiên cứu trên được công bố trên tạp chí Hóa học thực phẩm. Đây là lần đầu tiên, tính độc của việc kết hợp sầu riêng và rượu được chứng...