Những lời gan ruột trong bất lực của cảnh sát trưởng Điện Capitol
Cảnh sát trưởng Điện Capitol Steven Sund cáo buộc giới chức an ninh Hạ viện và Thượng viện ngăn cản nỗ lực huy động Vệ binh Quốc gia để chặn người biểu tình tràn vào Điện Capitol, theo The Washington Post.
Hai ngày trước khi Quốc hội Mỹ họp để kiểm phiếu đại cử tri, ông Sund lo ngại về quy mô của các cuộc biểu tình ủng hộ Tổng thống Donald Trump.
Để đối phó với kịch bản đám đông biểu tình tràn vào tòa nhà Quốc hội, ông Sund đã yêu cầu giới chức an ninh lưỡng viện cho phép đề nghị đặt Vệ binh Quốc gia vào trạng thái sẵn sàng tác chiến khi cần. Tuy nhiên, ông Sund tiết lộ hôm 10-1 rằng họ đã từ chối.
Trong cuộc phỏng vấn đầu tiên kể từ vụ bạo loạn tại Điện Capitol hôm 6-1, ông Sund – người đã nộp đơn từ chức hôm 7-1 (nhưng chưa có hiệu lực) – khẳng định cấp trên của ông không triển khai những động thái chính thức nhằm huy động Vệ binh Quốc gia, kể cả khi họ nhận được thông tin tình báo rằng đám đông tập trung gần thủ đô Washington để phản đối Quốc hội chứng nhận chiến thắng của ông Joe Biden có thể lớn hơn các cuộc biểu tình trước đó.
Ông Steven Sund. Ảnh: Cảnh sát Capitol
Theo lời kể của ông Sund, quan chức đặc trách an ninh tại Hạ viện Paul Irving nói rằng ông không thoải mái với “viễn cảnh” ban bố tình trạng khẩn cấp trước cuộc biểu tình. Trong khi đó, quan chức đặc trách an ninh tại Thượng viện Michael Stenger đề xuất ông Sund đưa ra yêu cầu “không chính thức”, kêu gọi Vệ binh Quốc gia sẵn sàng can thiệp phòng khi Cảnh sát Capitol cần hỗ trợ.
Ông Irving đến giờ vẫn chưa bình luận về những thông tin trên. Tương tự, ông Stenger cũng khẳng định với một phóng viên đến nhà ông vào ngày 10-1 rằng ông “thực sự không muốn nói về vấn đề này”.
Ông Sund nhấn mạnh ông đã yêu cầu hỗ trợ 6 lần; tất cả đều bị từ chối hoặc trì hoãn trước và trong lúc bạo loạn xảy ra. Riêng ngày 6-1, khi khoảng 8.000 người biểu tình quá khích tràn vào Quốc hội, ông Sund khẳng định họ chỉ mất 15 phút để phá vỡ cánh Tây của Điện Capitol. Lực lượng của ông Sund nhanh chóng bị áp đảo khi chỉ có 1.400 Cảnh sát Capitol làm nhiệm vụ.
“Nếu được Vệ binh Quốc gia hỗ trợ, chúng tôi có thể đã cầm chân đám đông lâu hơn, cho đến khi có lực lượng tiếp viện” – ông Sund nói.
Những người biểu tình quá khích tràn vào Điện Capitol hôm 6-1. Ảnh: Reuters
Đến khoảng 14 giờ (giờ địa phương), khi đám đông tràn vào Điện Capitol, cảnh sát Washington tức tốc triển khai thêm hàng trăm sĩ quan đến viện trợ. Tuy nhiên, con số này là không đủ. 26 phút sau, ông Sund cho biết ông liên lạc Lầu Năm Góc để yêu cầu hỗ trợ.
Tuy nhiên, nhiều quan chức Lầu Năm Góc – trong đó có Trung tướng Walter E. Piatt, trả lời rằng họ không thể thuyết phục Bộ trưởng Lục quân Ryan McCarthy chấp thuận yêu cầu của ông Sund dù “tình hình cấp bách”, bởi họ “không thích hình ảnh Vệ binh Quốc gia đứng trong đội hình cảnh sát với Điện Capitol ở phía sau”.
Bất chấp những yêu cầu hỗ trợ của ông Sund, phải đến 17 giờ 40 phút, thành viên đầu tiên của Vệ binh Quốc gia mới xuất hiện tại Điện Capitol. Khi đó, đã có 4 người thiệt mạng và những diễn biến tồi tệ nhất của cuộc bạo loạn đã chấm dứt từ lâu.
Trong cuộc họp báo tuần trước, các quan chức Lầu Năm Góc nhấn mạnh lực lượng cảnh sát Capitol không yêu cầu Vệ binh Quốc gia chuẩn bị trước và chỉ đưa ra yêu cầu khẩn cấp khi đám đông sắp vào được trụ sở quốc hội. Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, Vệ binh Quốc gia không thể tập hợp lực lượng nhanh như cảnh sát.
Kêu cứu vô vọng!
Ông John Falcicchio, chánh văn phòng của Thị trưởng Washington D.C Muriel E. Bowser, kể lại ông Sund đã kêu gào hỗ trợ trong cuộc điện thoại trực tuyến với sự tham gia của Lầu Năm Góc và giới chức thủ đô. “Ông ấy kêu gào giúp đỡ theo đúng nghĩa đen, hết lần này đến lần khác. Điều này vẫn thiêu đốt tâm trí tôi” – ông Falcicchio kể.
Ông Sund, 55 tuổi, từ chức vào ngày hôm sau, nói với bạn bè rằng ông cảm thấy mình đã khiến đồng nghiệp thất vọng. Giữa cơn tức giận, theo Washington Post, nhiều nhà lập pháp nhanh chóng chấp nhận đơn này. Trước sức ép từ các nghị sĩ, cả hai ông Stenger và Irving cũng từ chức.
Trong cuộc phỏng vấn với Washington Post, ông Sund bảo vệ các sĩ quan của mình, những người mà ông cho là đã chiến đấu quả cảm. Đồng thời, ông vẫn lo ngại cho lễ nhậm chức của ông Joe Biden vào ngày 20-1 tới.
Washington yêu cầu siết an ninh trước thềm lễ nhậm chức
Thị trưởng Washington Bowser yêu cầu Bộ An ninh Nội địa hành động để đảm bảo thủ đô an toàn trước thềm lễ nhậm chức ngày 20/1 của Biden.
"Chúng tôi tin rằng lễ nhậm chức tổng thống lần thứ 59 vào ngày 20/1 sẽ đòi hỏi cách tiếp cận rất khác so với các lễ nhậm chức trước đó do sự hỗn loạn đã xảy ra ở tòa nhà quốc hội gần đây", Thị trưởng Washington Muriel Bowser viết trong thư gửi quyền Bộ trưởng An ninh Nội địa (DHS) Chad Wolf hôm 10/1.
Bà Bowser kêu gọi DHS thực hiện một số hành động cụ thể như kéo dài thời gian kiểm soát an ninh đặc biệt, tuyên bố khu vực có thể xảy ra nguy hiểm và tăng cường phối hợp giữa các cơ quan thực thi pháp luật liên bang.
Thị trưởng Washington gọi cuộc bạo động ở Đồi Capitol ngày 6/1 là "cuộc tấn công khủng bố chưa từng có" và khẳng định các biện pháp siết an ninh bà đưa ra là "cần thiết để thể hiện quyết tâm tập thể trong việc đảm bảo chuyển giao quyền lực theo hiến pháp".
Thị trưởng Washington Muriel Bowser trong cuộc họp báo hôm 5/1. Ảnh: Reuters.
Bowser yêu cầu lãnh đạo DHS kéo dài thời gian siết an ninh đặc biệt ở thủ đô, vốn được ấn định từ 19/1-21/1 thành từ 11/1-24/1. Bà cũng đề nghị Bộ Tư pháp chỉ đạo FBI cung cấp các cuộc họp an ninh hàng ngày từ 11/1-24/1. Thị trưởng Washington còn cho rằng Bộ Nội vụ nên hủy mọi giấy phép tụ tập công cộng đã được chấp thuận trước thềm lễ Nhậm chức cũng như không cấp thêm giấy phép mới.
Quan chức DHS hiện chưa bình luận về thông tin.
Thị trưởng Bowser trước đó cũng nhận định giới chức bang và liên bang đã phản ứng chậm trễ với cuộc bạo loạn ở Đồi Capitol hôm 6/1, khiến 5 người chết và hàng chục người bị thương.
Cảnh sát trưởng phụ trách khu vực Quốc hội Mỹ Steven Sund sau sự việc đã tuyên bố sẽ từ chức. Tuy nhiên, ông giải thích rằng cảnh sát đã lên kế hoạch cho một cuộc biểu tình ôn hòa mà không lường trước được sẽ diễn ra bạo loạn. Ông cho rằng vụ bạo loạn này không giống bất kỳ sự việc nào mà mình từng chứng kiến suốt 30 năm trong ngành hành pháp.
Sau khi xảy ra cuộc bạo loạn, Tổng thống Trump đã bị cáo buộc kích động người ủng hộ và Hạ viện Mỹ cũng tuyên bố tiến hành xem xét bãi nhiệm ông. Trump có khả năng tiếp tục trông cậy vào luật sư Rudy Giuliani bảo vệ ông trước lần xem xét bãi nhiệm thứ hai này.
Hơn 4 giờ bạo loạn ở Đồi Capitol. Video: CNN.
Phó tổng thống Mỹ không nói chuyện với ông Trump từ sau vụ bạo loạn Các nguồn tin của CBS tiết lộ Phó tổng thống Mike Pence không nói chuyện với Tổng thống Donald Trump sau vụ người ủng hộ ông Trump tấn công Điện Capitol đòi hủy kết quả bầu cử. Phó tổng thống Mike Pence trở lại Nhà Trắng vào ngày 8/1, gần 48 tiếng sau khi Điện Capitol bị người ủng hộ của Tổng thống...