Những loại thuốc triệt tiêu ham muốn
Giảm ham muốn tình dục, cương cứng, rối loạn xuất tinh, chất nhầy ở âm đạo, một số tác dụng phụ của vài loại thuốc liên quan đến hoạt động tình dục được gọi là “rối loạn tình dục do thuốc”.
Một số thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc hạ huyết áp có thể ảnh hưởng đến hoạt động tình dục. Tuy nhiên cũng đừng lo lắng vì các rối loạn này không thường xuyên vì vậy bạn hãy nên trình bày với bác sĩ.
1. Thuốc điều trị u xơ tiền liệt tuyến lành tính. Trong số các thuốc thuộc nhóm alphabloquant, la tamsulosine ( thường sử dụng ở Pháp) và silodosin có thể ảnh hưởng nhiều đến xuất tinh (lên đến 28% đối với silodosin) và giảm chất lượng hoạt động tình dục. Các chất ức chế 5 alpha-reductase (finasteride, dutasteride) có thể gây rối loạn cương dương, rối loạn xuất tinh và sự ham muốn.
2. Thuốc an thần kinh dùng trong bệnh tâm thần (tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực, mất ngủ, lo âu…). Rối loạn chức năng cương dương ở nam giới, rối loạn ham muốn hoặc giảm chất nhầy âm đạo ở phụ nữ đã được ghi nhận.
Thuốc an thần kinh làm tăng nồng độ prolactin (olanzapine, risperidone, haloperidol, clozapine, thioridazine) gây ra tác dụng phụ trên hoạt động tình dục nhiều hơn (40-60% các trường hợp).
3. Thuốc giảm đau (mức độ 3) ví dụ như Morphin cũng gây những rối loạn tình dục ở các cấp độ khác nhau (giảm ham muốn tình dục ở cả hai giới). Thuốc giảm đau mức độ 2 như Tramadol làm chậm sự xuất tinh.
4. Thuốc chống trầm cảm là nhóm thuốc thường gặp. Tác dụng như là chất ức chế tái nhập serotonin có chọn lọc (citalopram, fluoxétine, fluvoxamine, paroxétine, sertraline…) hoặc ức chế tái nhập của serotonin và noradrenalin (venlafaxine…) có thể gây rối loạn cương dương (có thể gặp 25% ở đàn ông theo một số nghiên cứu), rối loạn xuất tinh và rối loạn cực khoái và ham muốn (gặp cả hai giới).
Một nghiên cứu ở Tây Ban Nha thực hiện trên 1022 người tham gia điều trị bằng các loại thuốc chống trầm cảm cho thấy có 59,1% người có rối loạn tình dục.
5. Thuốc điều trị tăng huyết áp thường gây rối loạn cương dương nhưng không phải tất cả. Chỉ những thuốc lợi tiểu thiazide (dihydrochlorothiazide, bendrofluméthiazide, hydrofluméthiazide, indapamide) thì gây tăng gấp đôi nguy cơ rối loạn chức năng cương dương (17% thay vì 8% với giả dược).
Theo Giáo sư Giuliano thì tăng huyết áp cũng là yếu tố nguy cơ gây rối loạn cương dương và khi điều trị thuốc- cùng với tác dụng phụ của thuốc sẽ làm tăng thêm rối loạn tình dục. Ở đàn ông khi dùng thuốc hạ huyết áp thì rối loạn cương dương xảy ra khoảng 0-25%. Thuốc hạ huyết áp nhóm bêtabloquant sẽ là gia tăng nguy cơ rối loạn ham muốn ở phụ nữ.
Ngoài ra còn gặp với tamoxifen dùng trong điều trị ung thư vú. Giảm ham muốn gặp trong 44% các trường hợp, khoảng 50% các trường hợp đau khi giao hợp kết hợp hoặc không với khô âm đạo (45% các trường hợp). Rối loạn cương dương và ham muốn cũng gặp khi dùng spironolactone để điều trị tăng huyết áp.
Bs Ái Thủy (Theo E Sante)
Video đang HOT
Chứng rối loạn chức năng tình dục ở nữ giới do dùng thuốc
Chứng rối loạn chức năng tình dục ở nữ giới do dùng thuốc. Rối loạn chức năng tình dục của nữ giới rất thường gặp trong đời sống tình dục khiến chị em chán yêu, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
Rối loạn chức năng tình dục (RLCNTD) của nữ giới có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi hay giai đoạn trong cuộc sống của phái nữ (sau khi sinh, thời kỳ cho con bú hay sau mãn kinh...), gây ra sự không thỏa mãn, thậm chí ngại quan hệ tình dục.
RLCNTD ở nữ giới bao gồm các rối loạn:
- Giảm ham muốn tình dục.
- Rối loạn hưng phấn.
- Rối loạn cực khoái.
- Giao hợp đau.
Chức năng tình dục ở nữ giới chỉ được thực hiện khi có sự phối hợp các hoạt động tâm sinh lý của cơ thể. Do đó, những tác động tâm sinh lý cũng sẽ ảnh hưởng đến chức năng tình dục của nữ giới và ở mức độ nghiêm trọng sẽ gây ra RLCNTD.
Nguyên nhân gây ra RLCNTD của nữ giới:
Sinh lý: Các bệnh lý đái tháo đường, tim mạch, viêm khớp, rối loạn đường tiểu... tác động lên sinh lý cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh và gây ra RLCNTD.
Tâm lý: Những căng thẳng về mặt tình cảm, lo lắng trong đời sống cũng sẽ gây ra RLCNTD.
Rối loạn nội tiết tố: Sự mất cân bằng nội tiết tố ở các thời kỳ sau khi sinh, mãn kinh... sẽ gây ra RLCNTD. Sự sụt giảm estrogen trong thời kỳ mãn kinh khiến niêm mạc a^m đa.o trở nên mỏng, khô, kém đàn hồi... gây đau khi giao hợp.
Thuốc: Một số loại thuốc (thuốc huyết áp, thuốc chống động kinh...) khi sử dụng trong một thời gian dài sẽ gây ra RLCNTD.
Thuốc gây rối loạn chức năng tình dục ở nữ giới
Thuốc là một trong những nguyên nhân gây ra RLCNTD của nữ giới. Sau đây là các loại thuốc khi sử dụng trong một thời gian dài, thường gây ra những rối loạn về chức năng tình dục của nữ giới:
Thuốc cao huyết áp:
Các thuốc cao huyết áp do làm giảm lưu lượng máu đến cơ quan sinh du.c nên thường gây ra tác dụng phụ làm suy giảm hoạt động tình dục ở nữ giới (giảm ham muốn hay rối loạn hưng phấn...) như:
- Nhóm thuốc ức chế men chuyển (ACE): Captopril, Enalapril...
- Nhóm thuốc đối kháng canxi: Nifedipin, Amlodipin....
- Nhóm thuốc chẹn: Atenolol, Propanolol...
- Nhóm thuốc chẹn: Prazosin, Doxazosin...
- Nhóm thuốc lợi tiểu Thiazide: Furosemid, Hydrochlorothiazid...
Thuốc giảm mỡ trong máu:
Các thuốc giảm mỡ trong máu như: các thuốc nhóm statin (simvastatin, atorvastatin...) hay các thuốc nhóm fibrat (fenofibrat, clofibrat...) có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu nên cũng làm giảm sự sản sinh các nội tiết tố estrogen và testosterone trong cơ thể (vì cholesterol là nguyên liệu tổng hợp nên các nội tiết tố estrogen, testosterone), gây ra RLCNTD của nữ giới (giảm ham muốn, giao hợp đau...).
Thuốc chống trầm cảm:
Các thuốc chống trầm cảm trong quá trình sử dụng thường gây ra RLCNTD của nữ giới do làm gia tăng nồng độ serotonin (chất dẫn truyền thần kinh gây ức chế hoạt động tình dục) và gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến cơ thể (mệt mỏi, chóng mặt, buồn ngủ...):
- Nhóm thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Amitryptilin, nortryptilin...
- Nhóm thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI): Fluoxetin, paroxetin...
- Nhóm thuốc ức chế men monoamine oxidase (IMAO): phenelzine, isocarboxazid...
Thuốc chống động kinh:
Carbamazepin (Tegretol) là thuốc được sử dụng trong điều trị động kinh khi sử dụng trong một thời gian dài sẽ gây ra RLCNTD của nữ giới (rối loạn hưng phấn hay rối loạn cực khoái...).
Thuốc chống loạn thần:
Khi sử dụng trong một thời gian dài, các thuốc chống loạn thần (Risperidon, chlorpromazine...) thường gây ra tác dụng phụ làm RLCNTD của nữ giới.
Ngoài các thuốc trên, còn có nhiều loại thuốc khác cũng gây ra RLCNTD nữ giới:
- Thuốc kháng histamin (chlorpheniramin, dexchlorpheniramin...).
- Thuốc điều trị viêm loét dạ dày (cimetidin, omeprazol).
- Thuốc giảm đau opioid (hydrocodon, tramadol...).
- Thuốc an thần benzodiazepine (diazepam, clorazepam)...
Vì vậy, nữ giới trong quá trình sử dụng thuốc để điều trị một bệnh lý nào đó, nếu có những RLCNTD ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, cần vượt qua tâm lý ngại ngần, xấu hổ, thông báo cho bác sĩ. Bác sĩ điều trị sẽ có hướng xử lý bằng cách điều chỉnh liều dùng hay thay thế một loại thuốc khác, ít hoặc không gây ra RLCNTD của nữ giới.
Theo Sức khỏe đời sống
Điều trị xuất tinh muộn để không còn phiền toái chăn gối Xuất tinh muộn, không xuất tinh và không đạt cực khoái ở nam giới là một trong hai dạng rối loạn xuất tinh. Rối loạn xuất tinh là một bệnh lý phổ biến ở nam giới, bệnh không những ảnh hưởng đến đời sống tình dục, đến hạnh phúc gia đình mà còn là một trong nhữngnguyên nhân gây vô sinh ở nam...