Những loại thuốc “cấm” dùng trong kỳ kinh nguyệt
Để tránh rối loạn kinh nguyệt, xuất huyết quá nhiều, chị em cần lưu ý dùng thuốc khi chuẩn bị và đang trong kỳ kinh.
Sự tổng hợp và cân bằng trao đổi chất của hoóc-môn giới tính nữ có liên quan chặt chẽ tới chu kỳ kinh nguyệt. Do vậy, trong kỳ
nguyệt san, bạn không nên sử dụng thuốc hoóc-môn kích thích chuyện ấy, để tránh bị rối loạn kinh nguyệt.
Thuốc trị viêm nhiễm phụ khoa
Trong kỳ nguyệt san, màng nhầy tử cung xung huyết, miệng tử cung mở rộng, rất dễ bị viêm nhiễm.
Video đang HOT
Thuốc chống đông máu có thể khiến cho nguyệt kinh kéo dài, lượng máu kinh cũng nhiều hơn. Bởi vậy, trong kỳ kinh nguyệt, XX
nên tránh sử dụng thuốc chống đông máu như heparin, coumarin…
Thuốc nhuận tràng dễ dẫn đến xung huyết vùng chậu, nên tránh dùng trong kỳ nguyệt san, các thuốc nhu động dạ dày ruột cũng không nên dùng trong thời gian này.
Thuốc nội tiết
Tổng hợp và cân bằng trao đổi chất của hoóc-môn trong cơ thể có liên quan chặt chẽ tới chu kỳ nguyệt san. Do vậy, trong kỳ nguyệt san không thể sử dụng thuốc kích thích hoóc-môn, để tránh mất cân bằng.
Thuốc cầm máu
Thuốc cầm máu như Andel, vitamin K, có thể giảm tính thấm mao mạch, thúc đẩy sự co lại của mao mạch, sau khi sử dụng khiến cho lượng máu kinh không ra đều và mịn như bình thường.
Thuốc giảm béo
Trong thuốc giảm béo có chứa thành phần ngăn chặn sự thèm ăn, nếu dùng trong kỳ kinh nguyệt, có thể dẫn đến rối loạn nguyệt san, nước tiểu nhiều hoặc bài tiết khó, hoặc xuất hiện tâm lý hoảng loạn, lo âu, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến vô kinh.
Theo Khám phá
Alobacsi giải đáp những điều cần biết về rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì
Khi bước vào độ tuổi dậy thì, những thay đổi về tâm sinh lý khiến các bé gái vô cùng lo lắng.
Đó là lúc bé có những thay đổi về cơ thể cũng như có những rung động đầu đời hoặc có cảm giác với bạn khác giới. Giai đoạn trẻ bước vào tuổi dậy thì được xem là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời. Qua bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có thể hiểu thêm về những thay đổi của cơ thể mình khi bước vào độ tuổi dậy thì, để có cách chăm sóc bản thân tốt nhất.
Chào bác sĩ, em năm nay 18 tuổi, mỗi lần đến kỳ kinh nguyệt là thường bị đau bụng rất khó chịu thậm chí phải nghỉ học. Tình trạng này của em có phải là dấu hiệu bình thường như các bạn khác và có cần đi khám không ạ?
Chào em,
Kinh nguyệt là hiện tượng tự nhiên, xuất hiện hàng tháng ở nữ giới, từ khi đến tuổi dậy thì và đang trong độ tuổi sinh sản. Đau bụng kinh hay còn gọi là thống kinh, có nhiều mức độ khác nhau, có người bị đau nhẹ, có người đau âm ỉ kéo dài trong vài giờ đến vài ngày, hoặc đau thành từng cơn dữ dội...
Về trường hợp của em, năm nay 18 tuổi, mỗi lần đến kỳ kinh nguyệt là thường bị đau bụng rất khó chịu thậm chí phải nghỉ học. Để giảm đau bụng khi hành kinh, em có thể dùng một số biện pháp như chườm nóng dùng khăn nóng chườm vào phần bụng dưới sẽ giúp bớt đau bụng khi tử cung co thắt để đẩy lượng máu kinh ra ngoài.
Hoặc có thể dùng chai nhỏ đựng nước ấm và lăn hoặc ấp vào phần bụng dưới thay cho khăn nóng. Một số bạn nữ thường xoa dầu nóng hoặc dán cao vào phần bụng dưới để giảm đau. Xoa nhẹ và thường xuyên phần bụng dưới khi đang hành kinh... Việc này sẽ giúp cơ bụng không bị co thắt quá đột ngột và sẽ giảm đau hiệu quả.
Ngoài ra, em nên ăn uống đủ chất trong thực đơn hằng ngày. Vào những ngày này, nên nghỉ ngơi và vận động nhẹ nhàng. Nên kiêng các chất kích thích như cà phê, trà, rượu và một số gia vị cay, chua... Tuy nhiên đau bụng kinh dữ dội đôi khi cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lý tại cơ quan sinh sản như lạc nội mạc tử cung, nhân sơ tử cung, u nang buồng trứng.....Do đó nếu tình trạng đau diễn ra liên tục, kéo dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày cũng như sức khỏe của em thì em cần đến bệnh viện chuyên Sản phụ khoa để thăm khám càng sớm càng tốt em nhé.
Thân mến.
Theo Cồng thông tin tư vấn sức khỏe Alobacsi.com
Rắc rối do đặt vòng tránh thai Tác dụng phụ thường gặp nhất khi đặt vòng tránh thai là có những biểu hiện lượng kinh nguyệt quá nhiều, kỳ kinh kéo dài, kỳ kinh nguyệt không theo quy luật. Chào bác sĩ, em năm nay 30 tuổi, đã có một em bé 3 tuổi. Sau khi sinh được 1 năm, em đã đặt vòng tránh thai. Nhưng từ sau khi...