Những loại người thường gặp khi đánh rank trong Liên Minh Huyền Thoại
Hãy cùng điểm qua những loại game thủ thường hay gặp nhất khi đánh rank, và liệu rằng bạn sẽ là ai trong số đó?
Những người chịu hợp tác
Số người này chiếm rất ít trong số lượng người đánh rank. Dù có dễ tính nhưng khi không quen biết, không giao tiếp nhiều thì xung đột là điều khó tránh khỏi giữa các người chơi. Tuy nhiên có một số ít người rất biết cách hợp tác cùng đồng đội, không ngại ngần hi sinh lợi ích bản thân vì team.
Họ thường lựa chọn vị trí chưa ai pick hoặc sẽ chủ động chọn vị trí hỗ trợ giúp tâm lí đồng đội thoải mái. Và dĩ nhiên cách thức họ tham gia trận đấu cũng làm mọi người yên tâm thêm phần nào. Tuy vậy phải nhắc lại loại người này chiếm số lượng vô cùng ít trong rank Liên Minh Huyền Thoại.
Những người thích gánh team
Sẽ có 2 loại là có trình độ và không có trình độ.
Có trình độ: Không quá gay gắt trong việc chọn đường cũng như tướng nhưng thường họ sẽ quyết tâm lấy được vị trí top hoặc mid. Đây là 2 vị trí có sự thuận lợi nhất định trong việc ăn mạng và chỉ số, là bàn đạp giúp họ bứt lên để gánh cả đội nếu cần. Loại người nay sẽ có đôi chút ngạo mạn và nóng nảy nhưng thường không tới mức quá đáng vì lòng tự tôn cao.
Không có trình độ: Chả có gì ngoài 2 từ “thảm họa”. Họ thường chọn vị trí mình thích nhưng không hoàn thành được trách nhiệm của vị trí đó. Không bị liệt vào dạng quậy phá nhưng họ là gánh nặng thật sự với đồng đội trong mỗi trận đấu.
Những người tự tin thái quá
Suy nghĩ của họ đơn giản thôi: “Tôi không có lỗi”. Họ là người chơi từ mức khá tới tốt nhưng quá cao ngạo, không bao giờ nhân lỗi về mình dù có mắc sai lầm. Có lẽ bạn đã nghe tới việc top chết đổ tại rừng không gank, bot thọt vì mid không gank, hay AD thua chỉ số vì hỗ trợ không tốt. Có trường hợp là thật nhưng cũng có trường hợp vì loại người trên tạo nên.
Video đang HOT
Loại này không là gánh nặng nhưng dù xanh hay thọt vẫn luôn tự nhận bản thân tốt và hiếm khi chịu tiếp thu ý kiến từ người khác, gây ức chế cho đồng đội khá cao. Đây sẽ là loại người bạn gặp nhiều nhất khi đánh rank.
Troll, Troll everywhere
Không dễ để gặp loại troller tử tế vì họ luôn là người chủ động thích thua. Đơn giản vì không chọn được vị trí, không chọn được champ ưa thích, hoặc vào game feed mất 1, 2 mạng là bắt đầu chán nản. Công việc của troller là khiến đồng đội thua nhanh và chính xác nhất có thể. Khó mà giao tiếp được với loại này vì họ sẽ chửi lại bằng được hoặc mute bạn để tập trung vào việc buff tiền cho quân địch.
Đây là dạng ít gặp nhưng cũng là một vấn nạn mà người chơi rank cảm thấy lo sợ khi tham gia đánh rank.
Theo Playpark
Những kiểu người thường gặp trong game eSports
Vượt qua thể loại nhập vai, các tựa game eSports như Liên Minh Huyền Thoại hay DotA 2 đang thu hút rất nhiều game thủ tham gia. Vậy có khi nào người chơi tự hỏi mình thuộc kiểu fan hâm mộ nào trong cộng đồng thể thao điện tử rộng lớn đó?
Thích gây war
Đây là kiểu fan hâm mộ khiến người ta khó chịu nhất, bởi vì họ sẽ luôn tìm cách gây hấn trong mọi trường hợp. Đối tượng này rất thích la liếm tại các diễn đàn hay fanpage game có đông người chơi như Liên Minh Huyền Thoại hay DotA 2. Luôn rình rập chờ đợi thời cơ để gây war, bất kể người khác đăng tải nội dung gì, từ các pha xử lý tuyệt vời hay một tình huống hài hước thì những kẻ này cũng sẽ tìm cách để dẫn dắt cuộc thảo luận theo hướng tiêu cực. Ngoài ra cũng cần biết rằng những kẻ thích gây war luôn có tính cách cũng như tác phong hành xử khá thất thường. Vì thế, đừng bao giờ thắc mắc vì sao họ có thể phí phạm thời gian của mình cả ngày chỉ để ngồi gõ phím cãi nhau hay xỏ xiên dìm hàng một tựa game mà họ không ưa.
Tự tôn dân tộc quá độ
Dù không phải chính xác hoàn toàn, nhưng nhưng kiểu fan hâm mộ này có thể được nhận diện thông qua quốc kỳ nằm trên ảnh đại diện của họ. Một biểu hiện khác của nhóm fan hâm mộ này tinh thần bài ngoại cực kỳ cao, đối với họ chỉ có đội tuyển nước mình là tuyệt vời nhất. Ngoài ra fan hâm mộ có xu hướng tự tôn dân tộc quá độ cũng sẽ phản ứng kịch liệt nếu đội tuyển quốc gia nhập khẩu vận động viên nước ngoài, nhưng nếu điều đó mang đến thắng lợi thì họ sẽ chấp nhận và bỏ qua sự kỳ thị ban đầu.
Bất mãn với xã hội
Một phần nào đó giống với những kẻ thích gây war, nhưng mục tiêu của những người này đơn giản hơn nhiều, bởi vì họ ghét mọi thứ. Rất dễ để làm nhóm người này cảm thấy khó chịu, từ giọng nói của bình luận viên cho đến thời gian tổ chức một sự kiện eSport, tất cả đều có thể làm cho họ lên cơn bất tử và quay sang chỉ trích thậm tệ tựa game mình đang yêu thích.
Chơi nổi lấy tiếng
Với những fan hâm mộ thích gây sự chú ý này không có gì tốt hơn là sử dụng tiếng mẹ đẻ trong những cuộc tranh luận tại fanpage quốc tế của trò chơi hay trong những buổi streaming tại Twitch. Phong cách "Việt Nam điểm danh" này ngoài việc đem lại khó chịu cho những người chơi khác thì hoàn toàn chẳng gây được chút ấn tượng nào đáng kể.
Nhiệt tình nhưng ngu dốt
Những fan hâm mộ này sẽ cố gắng hành xử như một tay chơi lâu năm và giàu kinh nghiệm khi bàn về chiến thuật, meta game hay phân tích trận đấu. Không may hầu hết những gì mà họ đưa ra chẳng mấy khi chính xác, những kẻ nhiệt tình này thường là ma mới nhưng vì muốn cố gắng đóng góp cho tựa game mình yêu thích nên đã quên đi công thức cơ bản: nhiệt tình ngu dốt = phá hoại.
Tư tưởng cực đoan
Thay vì tận hưởng niềm vui khi theo dõi những trận đấu, loại fan hâm mộ này chỉ chăm chú theo dõi những đội tuyển hay vận động viên eSports mà mình cảm thấy không ưa. Và mỗi khi những người bị liệt vào sổ đen đó thất bại thì đây là niềm vui sướng không thể nào tả nổi đối với những kẻ này. Những fan hâm mộ cực đoan nói trên cũng rất hiếm khi theo dõi toàn bộ một giải đấu lớn, dĩ nhiên trừ khi mục tiêu của họ vào đến trận chung kết.
Ăn theo thời vụ
Trái ngược với những kẻ cực đoan ở trên, fan hâm mộ thời vụ là kiểu cổ động viên nhiệt tình nhất nhưng theo phong cách cả thèm chóng chán. Hôm nay có thể họ xem C9 như thần thánh nhưng qua ngày hôm sau thì SKT1 mới là đội tuyển vĩ đại nhất. Tư tưởng của những người hâm mộ này rất dễ bị dao động, chỉ một pha xử lý đẳng cấp hoặc một danh hiệu vô địch, các đội tuyển sẽ bổ sung cho mình kha khá fan hâm mộ kiểu này.
Mãi mãi một tình yêu
Mãi mãi chỉ hâm mộ duy nhất một game thủ chuyên nghiệp bất kể phong độ, danh tiếng có trồi sụt ra sao hay đội tuyển mà game thủ đó thi đấu có thay đổi như thế nào. Tuy mang ít nhiều tính cực đoan nhưng khác với fan thời vụ, những người chơi này rất xứng đáng để chúng ta bày tỏ ít nhiều sự tôn trọng.
Chiến binh gạo cội
Tham gia từ ngày game mới thử nghiệm và có sự hiểu biết đáng kể về trò chơi mình yêu thích, những fan gạo cội này có thể nói cho bạn biết về đội hình yêu thích của các đội tuyển LMHT trong mùa đầu tiên, hay vị tướng đó đã từng bá đạo như thế nào trước khi bị nerf trong bản DotA 2 mới nhất. Khác với kiểu fan nhiệt tình nhưng ngu dốt, có thể ban đầu những kiến thức của họ có vẻ quá khó để các tay chơi mới tiếp nhận. Nhưng sau cùng, nếu chịu khó lắng nghe tất cả những điều đó đều mang lại lợi ích rất lớn.
Bình thường nhưng chiếm đa số
Đây là kiểu người hâm mộ chiếm số lượng lớn nhất, tuy nhiên sẽ chẳng dễ dàng để nhận ra họ. Bởi vì các fan này hầu như chẳng bao giờ tham gia vào các cuộc tranh luận sôi nổi tại fanpage hay để lại bất kỳ ý kiến cá nhân nào. Dù có sự hiểu biết tương đối về trò chơi mình tham gia, nhưng bản thân họ cũng nhận ra trình độ của mình có giới hạn vì thế ít khi muốn thể hiện. Không quá cuồng nhiệt đến mức trở thành cực đoan, nhưng nếu đã thật sự yêu thích người chơi hay đội tuyển nào đó, kiểu fan bình dân này chính là lực lượng cổ vũ đông đảo nhất.
Theo VNE
Các tiêu chí chọn game ở thời điểm hiện tại Game thủ thường có khá nhiều cách để tìm game mới đáng chơi như dạo qua trang tin, diễn đàn hoặc trực tiếp hỏi bạn bè. Tuy nhiên những bài review hay ý kiến đánh giá trái chiều từ các nguồn trên cũng chỉ mang tính khái quát, thậm chí càng khiến cộng đồng mạng khó quyết định hơn. Tại sao chúng ta...