Những loài động vật ngủ ít nhất thế giới làm thế nào để sinh tồn?
Những loài động vật ngủ ít nhất thế giới do đặc tính môi trường sống buộc chúng phải luôn trong trạng thái ‘hoạt động’.
Có một việc mà hầu như loài động vật nào cũng thực hiện đó là ngủ, nhưng với những loài động vật ngủ ít nhất thế giới, chúng có cách sinh tồn đặc biệt hơn.
Voi
Theo tạp chí PLOS One, một trong những loài động vật ít ngủ nhất trên Trái đất chính là voi.
Tính trung bình, loài động vật khổng lồ này chỉ ngủ hai giờ một ngày. Điều đặc biệt là bộ não của chúng không bị ảnh hưởng của chứng thiếu ngủ.
“Trong điều kiện nuôi nhốt, voi ngủ khoảng 4-6 giờ, nhưng chúng tôi đã theo dõi giấc ngủ của chúng trong tự nhiên. Những con voi hoang dã chỉ ngủ 2 giờ một ngày, đó là một con số kỷ lục đối với động vật có vú. Đây có lẽ là do kích thước lớn của cơ thể, thêm vào đó, có vẻ rằng voi có những giấc mơ chỉ một lần trong 3-4 ngày” – ông Paul Munger từ Đại học Witwatersrand ở Johannesburg (Nam Phi) cho biết.
Theo ông, giấc ngủ ngắn như vậy khiến cho voi trở thành loài động vật rất thú vị để nghiên cứu. Các nhà sinh học sẽ có thể tìm hiểu làm thế nào để cơ thể đối phó với tác động tiêu cực của việc thiếu ngủ. Những phát hiện này có thể giúp các nhà khoa học tìm ra nguồn gốc của chứng mất ngủ cũng như cách chữa trị.
Voi có thể chỉ ngủ hai giờ một ngày.
Video đang HOT
Đứng ở các vị trí đầu bảng những loài động vật ngủ ít nhất thế giới là cá mập. Dù ngủ đông hay những lúc nhàn rỗi, sinh vật bí ẩn này cũng chỉ ngủ nhẹ. Nguyên nhân chính khiến chúng không thể ngủ sâu là vì mỗi khi hoạt động thở, nước đi qua mang của cá mập, đòi hỏi cơ thể chúng phải làm việc. Cá mập có thể sống trung bình khoảng 25 năm.
Cá mập thường có 5 – 7 nắp mang. Nhiều người cho rằng chúng phải luôn di chuyển để nước lùa vào các mang, đảm bảo sự hô hấp, nếu không sẽ chết do thiếu oxy. Nhưng trên thực tế người ta có thể giữ một con cá mập ở yên một chỗ rất lâu mà nó không hề bị thương tổn gì, miễn là không bị hoảng loạn. Điều này có thể thấy rõ ở các họ hàng của nó lại thường là các loài ít di chuyển, ví dụ như cá đuối.
Những con cá heo cái phải đề phòng vì con của chúng không ngủ trong suốt 30 ngày đầu đời. Điều này nghe có vẻ điên rồ nhưng những con cá con này luôn tràn đầy năng lượng và thích khám phá môi trường xung quanh. Một nghiên cứu mới được công bố gần đây đã chỉ ra khả năng đáng ngạc nhiên của cá heo: Có thể giữ tỉnh táo trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần liên tục mà không cần ngủ.
Đó là do cá heo sở hữu cơ chế ngủ vô cùng đặc biệt. Chúng có thể cho nửa bộ não của mình nghỉ ngơi tại một thời điểm nhất định khi nửa còn lại vẫn tỉnh táo – một quá trình gọi là “Unihemispheric sleep”. Cơ chế ngủ đặc biệt này không chỉ giúp cá heo không chết đuối, mà còn cho phép chúng giữ cảnh giác trước mọi nguy hiểm và thậm chí khuyến khích sự phát triển của não.
Ngoài ra, cá heo sử dụng độc tố của con mồi làm “chất gây nghiện”. Chúng ta biết rằng cá nóc có độc tố mạnh. Rõ ràng cá heo cũng biết điều này nhưng chúng sử dụng nó cho mục đích “phê pha”. Thông thường, độc tố cá nóc gây chết người. Tuy nhiên, với liều lượng nhỏ, nó có thể đóng vai trò như một chất gây nghiện. Đài BBC đã từng quay được một đoạn phim, trong đó những chú cá heo nhẹ nhàng chơi đùa với một con cá nóc trong 20 đến 30 phút, sau đó quanh quẩn không rời và có những hành vi “khác lạ”.
Cá heo sở hữu cơ chế ngủ vô cùng đặc biệt.
Hải mã
Hải mã có thể dành đến 84 giờ để bơi liên tục và khi có cơ hội nghỉ ngơi, chúng sẽ ngủ bằng cách nổi trên mặt nước, nằm theo dọc bờ biển dựa vào vật gì đó ở tư thế thẳng đứng. Chúng có thể dành từ 2 đến 19 giờ để nghỉ ngơi và ngủ từng giấc ngủ ngắn khoảng 3 – 23 phút.
Đôi khi, hải mã sẽ kiếm ăn ở những nơi không có băng hoặc đất gần đó để ngủ trưa. Đó là lý do tại sao chúng có “túi hầu họng” – túi khí trên cổ họng phồng lên như gối! Sau khi các túi này được lấp đầy 50 lít không khí, hải mã có thể ngủ dưới đáy biển, đứng yên trong một vị trí thẳng đứng và giữ an toàn không bị chết đuối nhờ chiếc gối khí di động của chúng.
Chim di trú
Một trong những loại động vật ngủ ít nhất thế giới không thể bỏ qua loài chim di trú. Những loài chim này đã được ghi nhận là bay liên tục nhiều ngày. Khi đến đất liền, những con chim này bắt đầu ngủ giống như hải mãi và ngủ liên tục đến 13 giờ.
Việc kiểm soát sự di cư, xác định thời gian và phản ứng của chim được kiểm soát về mặt di truyền và dường như là một đặc điểm nguyên thủy có ở cả những loài chim không di cư. Khả năng định hướng và tự định hướng trong quá trình di cư là một hiện tượng phức tạp hơn nhiều, có thể bao gồm cả các chương trình nội sinh cũng như nhờ học tập.
Lừa
Kể từ khi được sử dụng để vận chuyển đồ, lừa di chuyển rất nhiều và chỉ ngủ 3 tiếng mỗi ngày. Chúng rất dễ tỉnh ngủ, vì thế bạn đừng mong đợi có thể nhìn thấy chúng ngủ như thế nào.
Lừa, Equus asinus, là một loài động vật có vú thuộc họ Ngựa, một họ thuộc bộ Guốc lẻ. Tổ tiên hoang dã của lừa là lừa hoang châu Phi (E. africanus). Lừa đã được sử dụng như một con vật làm việc ít nhất từ 5.000 năm trước. Hiện có hơn 40 triệu con lừa trên thế giới, chủ yếu là tại các quốc gia kém phát triển, nơi chúng được sử dụng chủ yếu như con vật để kéo và thồ vật. Lừa làm thường gắn liền với những người sống bằng hoặc thấp hơn mức độ tự cung tự cấp. Một số lượng nhỏ lừa được giữ nuôi sinh sản, như vật nuôi tại các nước phát triển.
Kể từ khi được sử dụng để vận chuyển đồ, lừa di chuyển rất nhiều và chỉ ngủ 3 tiếng mỗi ngày.
Hình tượng con lừa được đề cập đến trong văn hóa, tôn giáo, biếm họa và văn học, hình tượng con lừa phổ biến ở văn hóa các nước phương Tây và vùng Trung Đông mà đặc biệt là trong đạo Do Thái giáo và đạo Công giáo. Trong cuộc sống, loài lừa đã phục vụ tận tụy cho loài người hàng ngàn năm. Một mặt, chúng được coi là biểu tượng của sự khiêm nhường, hiền lành và hòa bình nhưng mặt khác, người ta cũng thường nói đến lừa bằng những từ ngữ không mấy thiện cảm như: “Đồ con lừa” hay “làm việc nặng nhọc như một con lừa (donkeywork)” hay là “Thân lừa ưa nặng” kể về câu chuyện một con lừa khi chất chưa đủ nặng trên lưng thì không chịu đi, chỉ khi một gánh nặng đè trên lưng nó mới chịu bước hoặc là sự biểu tượng cho sự vụng về, ngu ngốc, ngang bướng, bướng bỉnh.
"Chết cười" với cảnh hải cẩu và chó hằm hè nhau vì miếng mồi
Chùm ảnh này được nhiếp ảnh gia Alberto Ghizzi Panizza chụp tại bờ biển Taltal (Chile).
Phát hiện ngư dân vừa đi săn về, chú hải cẩu lập tức lên bờ kiếm ăn như mọi khi.
Tuy nhiên, bữa "ăn chực" hôm nay của hải cẩu không được suôn sẻ khi gặp sự cản trở của chó săn.
Theo tiết lộ của nhiếp ảnh gia Alberto Ghizzi Panizza, chú hải cẩu và chó săn lập tức lao vào hằm hè nhau khi cá được ngư dân đưa lên bờ.
"Kẻ tám lạng, người nửa cân" không ai chịu thua ai. Chúng hằm hè nhau chứ không cấu xe nhau.
Trên bờ là địa bàn của chó săn. Tuy nhiên, chú hải cẩu lại không hề tỏ vẻ run sợ hay nhún nhường đối phương.
Cua tím, rồng bay và những động vật kỳ lạ ở Philippines Đất nước nghìn đảo Philippines không chỉ có nền văn hóa truyền thống đầy màu sắc mà còn là môi trường sống của những loài sinh vật độc lạ trên thế giới. Cua tím ở Philippines. Cua tím:Với lớp vỏ màu tím và càng màu đỏ, loài giáp xác đảo Palawan dễ dàng nổi bật nếu đặt cạnh các con cua khác. 4...