Những loại bánh dân dã ở Bắc Giang
Bánh gio Đa Mai; Bánh đa Kế; Bánh đúc Đồng Quan; Bánh vắt vai Lục Ngạn; Bánh hút Lục Ngạn là những loại bánh dân dã ở Bắc Giang.
Bánh hút Lục Ngạn.
Bánh gio Đa Mai
Bánh gio Đa Mai (phường Đa Mai, thành phố Bắc Giang) được làm từ gạo nếp cái hoa vàng ngâm trong nước tro đốt từ cây dền gai và vỏ bưởi phơi khô, sau đó hòa nước vôi trong với tỷ lệ hợp lý. Bánh được gói bằng lá dong, luộc trong 5 – 6 giờ. Khi chín, bánh gio Đa Mai có màu hổ phách, chấm cùng mật tạo vị ngọt thanh mát, dễ ăn và có lợi cho đường tiêu hóa.
Bánh đa Kế
Video đang HOT
Bánh đa Kế (phường Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang) có kích thước lớn hơn các loại bánh đa thông thường. Nguyên liệu để làm nên những chiếc bánh đa ngon là bột được xay từ gạo ngon trộn với gấc chín. Để làm bánh, người ta rải một lớp bột mỏng lên phên tre, rắc vừng và lạc giã dập lên mặt bánh và phơi khô. Khi ăn, người ta nướng bánh đa Kế trên bếp than hoa sao cho bánh chín đều và thơm.
Bánh đúc Đồng Quan
Làng Đồng Quan (huyện Yên Dũng, Bắc Giang) có nghề nấu bánh đúc lâu đời. Để nấu được những tấm bánh trắng ngần, khi cầm không dính tay, người ta phải chọn loại gạo tẻ ngon, ngâm rồi xay thành bột và hòa cùng nước vôi trong; trước khi đổ bột vào nồi, cần tráng qua một lớp mỡ, sau đó quấy đều tay cho bột không bị vón cục hay khê, bén. Cuối cùng, bắc ra và rắc lạc luộc, dừa xát mỏng lên trên. Khi bánh nguội, người ta đổ bánh ra mẹt lót lá chuối tươi và cắt thành từng miếng nhỏ để thưởng thức cùng tương bần.
Bánh vắt vai Lục Ngạn
Cũng giống như bánh chưng, bánh tét của người Kinh, bánh vắt vai được đồng bào dân tộc Cao Lan ở huyện Lục Ngạn làm để dâng cúng tổ tiên trong dịp lễ tết. Bánh được chế biến qua nhiều khâu xay bột nếp, luộc lá ngải cứu trong nước vôi trong để khử vị đắng, nghiền nhỏ và trộn cùng bột nếp để làm vỏ. Nhân bánh gồm đậu xanh xào đường. Sau khi nướng lá chuối non cho dậy mùi, người ta gói bánh và luộc khoảng 2 tiếng cho bánh chín rồi thưởng thức.
Bánh hút Lục Ngạn
Bánh hút là đặc sản của vùng Lục Ngạn, được làm từ bột gạo nếp, rau cải canh và mật mía. Sau khi rửa sạch, giã nhỏ rau, người ta vắt lấy nước, nhào với bột gạo nếp rồi nặn như bánh trôi. Bánh được rán trong chảo dầu nóng cho chín vàng rồi thả vào nồi mật mía đun nhỏ lửa bên cạnh để tự hút mật vào bên trong (vì vậy mới có tên “bánh hút”). Cuối cùng là vớt bánh rồi lăn qua một lớp bột gạo nếp để mật không chảy ra ngoài.
Bánh đa Kế, quà quê vùng Kinh Bắc
Mỗi khi đi xa, chợt nghe được bài hát "Về quê" của cố nhạc sĩ Phó Đức Phương với những ca từ: "Ơi quê hương ta bánh đa, bánh đúc. Nơi thảo thơm đồng xanh trái ngọt...", những người con đất Kinh Bắc lại cảm thấy nhớ quê, nhớ món bánh đa mẹ vẫn mua làm quà mỗi buổi chợ phiên.
Nhớ hồi đó, vừa thấy bóng mẹ về đầu ngõ, mấy chị em chạy ùa ra níu túi, dò tìm những món quà quê còn nóng hổi. Ngày ấy, chiếc bánh đa của làng Dĩnh Kế, nay là phường Dĩnh Kế, TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, là một món quà quê bình dị, vừa túi tiền nên các mẹ, các bà đi chợ hay mua.
Chiếc bánh đa Kế vừa mới ra lò thơm lừng mùi vừng, mùi lạc cùng mùi bột gạo chín trên ánh lửa than hoa. Vui sướng cầm chiếc bánh to như miệng nón trên tay, mấy đứa tranh nhau bẻ ăn luôn để cảm nhận cái giòn tan khi miếng bánh dần vỡ vụn trong miệng.
Khi lớn hơn một chút, đi học cấp 2, cấp 3, bọn học sinh chúng tôi khi làm cỗ dịp tết Trung thu ở trường đã chọn chiếc bánh đa to nhất để treo lên cành tre làm mặt trăng. Cả lớp vui sướng khi được các cô đi chấm cỗ khen biết cách sáng tạo chiếc bánh đa Kế quê mình.
Chẳng biết từ bao giờ người làng Dĩnh Kế đã có nghề làm bánh đa. Những cái mốc 10 đời, 15 đời hay áng chừng vài trăm năm... mà người làm bánh làng Kế kể cho tôi nghe có lẽ chỉ là tương đối. Chỉ biết rằng trên đất nước Việt Nam có rất nhiều làng bánh đa ở Lạng Sơn, Nam Định, Bình Thuận... nhưng bánh đa Kế là một món đặc sản khác biệt, mang hồn quê Kinh Bắc không lẫn vào đâu.
Bánh đa Kế nướng khéo trên than hoa mới ra được chiếc bánh giòn, thơm
Để tạo ra chiếc bánh đa Kế to, giòn, thơm phức thì người làng Kế luôn giữ cho mình bí quyết riêng mà họ bảo là "gia truyền". Bánh đa Kế được làm hoàn toàn thủ công qua rất nhiều quy trình như: xay bột gạo, tráng bánh, rắc vừng, rắc lạc, phơi bánh trên giàn ra trời nắng, rồi nướng bánh bằng than hoa. Trong đó, cách nướng bánh là bí kíp, một "chứng chỉ" khéo tay của những cô gái đất Kế.
Ngày nay, mỗi chuyến xe ngược xuôi qua đất Bắc Giang, người phương xa thường mua về làm quà cho bạn bè, người thân chiếc bánh đa Kế.
Với người lớn, chiếc bánh đa Kế từ lâu đã trở thành một món ẩm thực khai vị tuyệt vời trong mỗi bữa tiệc. Thật tuyệt vời khi được ngồi cùng bạn bè nhâm nhi cốc bia mát lạnh, ăn kèm miếng bánh đa Kế giòn tan chấm tương ớt. Không chỉ ở Bắc Giang mà giờ đây vào nhiều quán bia hơi, quán nhậu ở nhiều tỉnh, thành phía Bắc, ta luôn thấy món bánh đa Kế trên thực đơn.
Quà vặt tại nhà: Cách làm bánh đúc nóng đơn giản của mẹ đảm Bát bánh đúc nóng thơm ngon tưởng như chỉ có trong các hàng quà vặt thì nay bạn đã có thể tự làm ở nhà theo cách rất đơn giản dưới đây. NGUYÊN LIỆU A/ Nguyên liệu phần bột bánh đúc - 150 gr bột gạo; - 90gr bột năng; - 60 gr bột bắp - 90ml dầu hành phi - 1500 ml...