Những lệnh cấm bi hài trước Asiad 17
Các VĐV không được mang thuốc bổ đi biếu, không vào các trang mạng xã hội, trong khi HLV phải đi học thêm tiếng Anh.
Các VĐV sẽ phải tập trung hết mình cho những giải đấu lớn trong năm nay. Ảnh: Kỳ Lân.
Trong năm 2014, thể thao Việt Nam hướng đến hai sự kiện lớn là Olympic trẻ thế giới tại Nam Kinh (Trung Quốc) và sau đó là Asiad 17 tại Incheon (Hàn Quốc). Đây cũng là hai giải đấu quan trọng để kiểm tra phong độ các VĐV cũng như lực lượng kế cận trẻ cho SEA Games 28 tại Singapore.
Áp lực thành tích không hề nhỏ cho các VĐV khi đoàn Việt Nam phải “đem chuông đi đánh xứ người”. Nhiều môn võ xảy ra tình trạng bị xử ép khiến các VĐV thường thua thiệt mỗi khi thi đấu. Trong cuộc họp báo cáo kế hoạch các môn trước hai giải đấu lớn nhất trong năm tại Đà Nẵng, Tổng thư ký Liên đoàn teakwondo Việt Nam Vũ Xuân Thành cho biết hạn chế lớn nhất nằm ở chính các HLV. Nhiều vị thầy hiện nay rất kém ngoại ngữ. Mỗi khi VĐV bị thổi ép hay xảy ra tranh cãi, HLV lại mù tịt tiếng Anh nên không thể đưa ra phản biện trước tổ trọng tài điều hành trận đấu.
Vì lý do này, ông Thành yêu cầu các HLV phải sớm bồi dưỡng tiếng Anh trước khi Asiad 17 diễn ra. Trong thời gian tới, lãnh đạo Tổng cục Thể dục thể thao hay lãnh đạo Liên đoàn sẽ chỉ lựa chọn các HLV quản lý đội tuyển, đội trẻ phải biết ngoại ngữ để tránh vết xe đổ trước đó.
Ở khía cạnh khác, Giám đốc Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Đà Nẵng Nguyễn Hồng Sơn cho biết các VĐV Việt Nam vẫn lười uống thuốc hỗ trợ, thực phẩm dinh dưỡng dù được cấp phát đều đặn. Ông Sơn chia sẻ trong cuộc họp: “Tôi thấy các HLV quản lý chưa nghiêm học trò về việc ăn uống cho đến chuyện thuốc dinh dưỡng hàng ngày. Có VĐV còn không chịu uống đem thuốc nhà nước cấp đi tặng người thân. HLV phải theo sát bữa ăn đến chuyện uống thuốc của thành viên trong đội. Không thể có chuyện thuốc bổ để tăng cường sức khỏe cho VĐV lại thành thuốc biếu như thông tin tôi biết”.
Riêng Chủ tịch Hiệp hội thể thao dưới nước Việt Nam Đinh Việt Hùng lại cho biết các VĐV trẻ thời điểm này quá mải mê dùng các trang xã hội nên thiếu tập trung vào chuyên môn. Kể cả chuyện VĐV thừa mỡ thiếu cơ là chuyện không thể chấp nhận. Ngoài việc xem lại giáo án, kế hoạch tập luyện từ HLV đến VĐV, ông Hùng cho rằng lãnh đạo các bộ môn nên yêu cầu các thành viên trong đội không dùng các trang xã hội trong thời gian chuẩn bị Asiad hay Olympic trẻ. Đó là hình thức tránh đi áp lực và tập trung vào cải thiện thành tích nhằm có được huy chương tại hai giải đấu lớn nhất châu lục và thế giới trong năm 2014.
Video đang HOT
Theo VNE
Lời tỏ tình bằng cây xương rồng
Hằng thích hoa như nhiều phụ nữ khác, tuy nhiên với hoa xương rồng lại là một tình yêu đặc biệt. Loài hoa đó như một niềm tin cho chị và cả người bạn đời của mình thêm động lực để vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc đời còn nhiều dông bão...
Nhiều điểm chung bất ngờ
Vợ chồng Đỗ Đức Hùng và Nguyễn Thị Thu Hằng - Ảnh do nhân vật cung cấp
Vận động viên bắn súng Đỗ Đức Hùng không ngờ cây xương rồng mua trên đường đi học về là lời tỏ tình dễ thương tặng vợ mình, cùng là một VĐV bắn súng quân đội môn súng trường hơi di động Nguyễn Thị Thu Hằng.
Hùng và Hằng cùng tuổi, cùng ở Q.Tây Hồ (Hà Nội), cùng tập bắn súng khi đang học cấp 3, ngày ngày đều phải đạp xe qua cầu Chương Dương đến thao trường tại huyện Gia Lâm. Cả hai cùng nhập ngũ vào ngày 2.5.2005, cùng một ngày năm 2007 chính thức ghi tên vào lực lượng chuyên nghiệp.
Những năm 1999-2000, Hùng và Hằng đều một buổi đến trường, một buổi đạp xe đi tập bắn súng thế nhưng chẳng ai thèm nói chuyện với ai.
Cuối năm 2000, khi cả hai đều tốt nghiệp cấp III, có nhiều thời gian cho bộ môn bắn súng hơn, cả hai chạm mặt nhau nhiều hơn, đành nói chuyện cho vui ai ngờ yêu nhau lúc nào không hay.
Hùng thích Hằng vì cô thật thà. Hằng mến Hùng vì tính anh thẳng thắn. Một buổi trưa năm học lớp 12, trời mưa tầm tã, Hùng tan học nhưng không về nhà ngay, anh rẽ vào cửa hàng hoa và chọn một chậu xương rồng đến tận nhà đưa cho Hằng. Anh không nói gì, chỉ bảo Hằng mang về ngắm... chơi. Cô gái đỏ bừng mặt mang chậu hoa để trên bàn.
"Tôi thấy sự bối rối trong mắt Hùng. Biết thừa anh thích mình rồi. Chắc lúc đó anh bảo tính mình khô khan như cây xương rồng nhưng bền bì, kiên trì, sẽ tán đổ tôi bằng được", Hằng cười, nói riêng với chúng tôi.
3 năm làm bạn của nhau, trước đêm trung thu năm 2003, Hùng tỏ tình và Hằng đồng ý. Họ đều không nhớ người kia nói gì trong đêm đặc biệt đó, chỉ biết là sau đó Hùng nắm tay Hằng rất chặt. Một ngày đẹp trời năm 2008, họ cưới nhau. Ngày cưới cũng là kỷ niệm gần 10 năm trời quen mặt và gần 6 năm cho tình yêu.
Em rửa bát đi, thế giới để anh lo
2 thiên thần nhỏ, Gia Hiếu, Minh Chi là 2 món quà tuyệt vời nhất mà họ dành tặng nhau vào ngày kỷ niệm 5 năm ngày cưới.
Cả hai thiên thần đã quen với thao trường từ trong bụng mẹ, lớn lên cùng những gian nan, vất vả của cuộc đời cha mẹ, những VĐV quân đội.
Ngày cha mẹ lên trường bắn nhiều hơn ở nhà. Các con ở với ông bà nhiều hơn được ngồi trong lòng cha mẹ. Cha thi đấu trong nước thì mẹ thi đấu nước ngoài. Có khi cả hai cha mẹ cùng không ở Việt Nam, ông bà nội ăn cùng con, đi học cùng con, ngủ cùng con.
Nguyễn Thị Thu Hằng (giữa) nhận HCB bắn súng tại ASIAD 2010 - Ảnh do nhân vật cung cấp
Hùng và Hằng đều nhớ nhất năm 2010, cả hai cùng tham gia ASIAD tại Quảng Châu, khi đó, Gia Hiếu mới được 10 tháng, cháu phải cai sữa mẹ sớm, nuôi bằng sữa bột trong 20 ngày. Lúc đầu Hiếu khóc rất nhiều, sau đó quen hơi bà và ít khóc đòi mẹ hơn. Hằng gọi điện về, nghe tiếng con khóc ngằn ngặt trong điện thoại thì như ngồi trên đống lửa. Thương nhớ con bao nhiêu, Hằng dành cả tâm trí vào thi đấu.
Năm đó, Hằng được HCB, lên quân hàm Đại úy, hơn chồng một bậc. Thành công này đến nay còn được Hùng nhắc lại mỗi lần cả nhà kể về kỷ niệm thi đấu. "Gì thì gì, cũng phải phấn đấu để không thua vợ được", Hùng nói vui.
Cùng tuổi, cùng ngành nghề, cùng đơn vị, cùng một mái nhà, cuộc sống gai đình không tránh khỏi những lúc va chạm, bất đồng quan điểm nhưng cả Hùng và Hằng đều hiểu, mái ấm họ đang có không gì đánh đổi. Hai con lớn khôn, đã biết đứng ra làm trọng tài phân xử mỗi khi bố mẹ to tiếng. Bố mẹ căng thẳng, Gia Hiếu níu tay mẹ, còn Minh Chi kéo vai bố, thể là cả nhà đều cười.
Đàn ông nhưng Hùng đảm đang, khéo léo có khi hơn vợ. Ngày vợ đi tập huấn, thi đấu một mình anh nấu ăn, giặt quần áo, chăm con. Biết vợ mệt, anh bảo vợ cứ ngồi chơi với con, để mình anh xoay sở với việc nhà.
Trong nháy mắt, cơm đã dẻo, canh đã ngọt. Hùng bảo Hằng cứ yên tâm với bộ môn bắn súng, chăm sóc các con cho tốt, các vấn đề khác của cuộc sống, để anh lo.
Cuộc sống căng thẳng khiến Hằng không phải lúc nào cũng giữ được sự dịu dàng, bình tĩnh như những ngày họ mới quen nhau, nhưng Hùng hiểu và thông cảm được đó là điều không ai mong muốn.
Theo VNE
Nhà vô địch Taekwondo và vai diễn "Hùng Chợ Lớn" Bụi đời Chợ Lớn là một bộ phim nổi đình nổi đám... trên mạng với sự có mặt của diễn viên võ thuật Johny Trí Nguyễn. Ngoài ra một nhà cựu vô địch taekwondo cũng tham gia bộ phim này. Đó là võ sỹ Long Điền trong vai Hùng Chợ Lớn. Võ sỹ taekwondo Long Điền trong một cảnh phim Lý Liên Kiệt...