Những lễ hội thời trang ‘điên rồ’ nhất thế giới
Nếu bạn chỉ mới biết đến “Ngày không mặc áo ngực” hay “Thứ sáu đen” thì trong giới mộ điệu còn nảy sinh thêm nhiều hoạt động “điên rồ” khác nữa.
Tuy chưa phải là ngày hội có bề dày lịch sử lâu dài nhưng những ngày hội hay party liên quan đến thời trang như “ No bra day”, “ Black Friday”, “Pyjama Party”… lại được không ít các tín đồ trong giới mộ điệu đón nhận bởi những điều thú vị thật sự đằng sau hoạt động ấy.
“No bra day”
No Bra Day hay còn gọi là “Ngày không mặc áo ngực”, đây là một ngày hoàn toàn mới mẻ và mới được thành lập vào ngày 9/7/2011. Khác với những ngày lễ khác, “Ngày không mặc áo ngực” năm ngoái chỉ diễn ra trên… các mạng xã hội như Facebook, Tumblr, Twitter…Ngày này phái nữ đặc biệt yêu thích bởi họ có 24 tiếng để “giải phóng” ngực của mình, nhưng hơn hết phái nữ thích sự kiện này bởi vì họ mong rằng qua sự kiện này để nam giới có thể thấu hiểu họ hơn.
“Black Friday”
Hàng triệu người trên khắp đất Mỹ sẽ được mua sắm thả phanh từ nửa đêm đến tối mịt trong ngày hội mua sắm lớn nhất trong năm, có tên gọi Black Friday. Black Friday (Ngày thứ Sáu đen) là lễ hội mua sắm lớn nhất trong năm của người Mỹ, mở màn cho mùa shopping trước Lễ Giáng sinh. Vào ngày thứ Sáu tuần thứ 4 của tháng 11, các cửa hàng, siêu thị trên khắp nước Mỹ sẽ đồng loạt mở cửa sớm, tung khuyến mãi để thu hút người tiêu dùng. Thậm chí, nhiều công ty cũng cho nhân viên nghỉ làm để tham gia. Để có thể sở hữu một món đồ, bạn thậm chí phải quấn chăn ngủ ngoài trời giá lạnh chờ mở cửa hay đủ sức mạnh để tranh giành một món hàng giá rẻ với người khác.
“Pyjama Party”
“Pyjama Party” là một buổi “tiệc ngủ” đặc biệt dành riêng cho các cô gái. Buổi tiệc này có nguồn gốc từ các bạn teen Mỹ vào những năm 90, ngay sau đó lan rộng đi các nước khác. Thời gian diễn ra sẽ bắt đầu từ tối khuya cho đến sáng ngày hôm sau. “Tiệc ngủ” là nơi mà bạn có thể vui chơi, tâm sự thỏa thích với hội bạn thân về mọi chuyện trên đời. Đến với những bữa tiệc thế này thì các áo đầm xinh lung linh sẽ bị loại ra ngay, bạn chỉ được phép mặc đồ ngủ đến dự mà thôi.
Video đang HOT
“Cyber Monday”
Khác với ngày hội Black Friday khi bạn phải trực tiếp đến cửa hàng để mua sắm thì Cyber Monday tượng trưng cho hình thức mua sắm mới, mua sắm online. Các các giao dịch được thực hiện chủ yếu thông qua Internet. Cyber Monday là một cụm từ được dùng để chỉ ngày thứ Hai đầu tiên sau ngày Black Friday ngày khởi động cho mùa mua sắm trên mạng tại Hoa Kỳ giữa dịp Lễ Tạ ơn và Giáng sinh.
Thế nhưng, cũng có những hoạt động thời trang “điên rồ” cũng khiến không ít người cảm thấy e dè như đàn ông đi giày cao gót được tổ chức thường niên tại Toronto hay một nhãn hiệu thời trang mới ở Tây Ban Nha sẽ tặng áo miễn phí cho những ai dám mặc nội y đến mua hàng.
Diện nội y, nhận ngay áo miễn phí
Có lẽ, đây là chiêu trò khá thông minh của nhãn hiệu thời trang Desigual đến từ Tây Ban Nha. Hồi tháng 1/2014. Nhãn hàng này sẽ tặng quần áo miễn phí cho 100 khách hàng đầu tiên ăn mặc “mát mẻ” tới cửa hàng của họ tại Berlin. Hoạt động này được xem là một cách quảng cáo sản phẩm mùa hè cho nhãn hàng. Lời quảng cáo hấp dẫn này đã thu hút rất nhiều người, họ sẵn sàng mặc đồ lót đứng xếp hàng chờ mở cửa trong cái lạnh 6 độ.
“Ngày không quần”
Nếu như có “Ngày không Bra” thì cũng sẽ có “Ngày không quần”. Hoạt động này được một nhóm người Improv Every Where khởi xướng từ năm 2002 tại New York, Mỹ. Nó đã diễn ra ở 59 thành phố, thuộc 27 quốc gia khác nhau trên thế giới. Theo đó, những người tham gia hoạt động này sẽ nói không với quần dài và thay bằng chiếc quần lót bé xinh vô tư đi tàu điện ngầm hay các phương tiện giao thông công cộng. Phong trào này trở thành hiện tượng và được nhiều người hưởng ứng.
“Walk A Mile in Her Shoes”
Walk A Mile in Her Shoes là một câu tục ngữ để chỉ hãy thử xỏ vào đôi giày của người khác đi 1 dặm (1,6km), mới có thể hiểu được nỗi khó khăn của họ. Sự kiện này đã được những người đàn ông ở thành phố Toronto, Canada tiến hành thường niên trong nhiều năm trở lại đây. Hoạt động mang tính xã hội nhằm nâng cao nhận thức của người dân về các vấn đề quyền phụ nữ cũng như bình đẳng giới. Từ thanh niên đến quý ông văn phòng không ngại ngần xuống phố với guốc cao gót dù đôi chân còn vụng về, vấp ngã nhiều. Hình ảnh những người đàn ông loạng choạng bước đi trên những đôi giày cao gót rực rỡ thật sự gây thích thú với nhiều người.
Theo Depplus
"Trung Quốc đủ điên rồ để tấn công nước khác"
Một ngày sau Đối thoại Shangri-La, chính phủ các nước và giới truyền thông quốc tế đồng loạt phê phán những phát biểu ngạo mạn, sai sự thật của tướng Trung Quốc Vương Quán Trung. Chuyên gia Rory Medcalf thuộc Viện Lowy (Úc) cảnh báo Trung Quốc không thật sự mạnh như họ nghĩ.
Bộ trưởng Quốc phòng Úc David Johnston - Ảnh: Reuters
Giải thích lằng nhằng
Bộ trưởng Johnston cho biết Úc không đứng về phía nào trong các tranh chấp trên biển, nhưng chính quyền Canberra sẽ tìm cách thuyết phục Bắc Kinh rằng "có một con đường khác không dẫn tới nguy cơ đối đầu và leo thang căng thẳng trên biển".
Trong cuộc trả lời phỏng vấn Hãng tin Bloomberg tại Đối thoại Shangri-La, ông Johnston cũng tuyên bố hành động đơn phương của Trung Quốc là "vô ích" và "đẩy chúng ta đi sai đường".
Ông cho rằng "nguy cơ tính toán sai" là mối lo ngại với tất cả các nước trong khu vực. Phát ngôn thẳng thắn của Bộ trưởng Johnston là hết sức đáng chú ý bởi Trung Quốc là đối tác thương mại rất quan trọng của Úc.
Bộ trưởng Johnston cho biết chính quyền Canberra sẽ tận dụng mối quan hệ thương mại với Bắc Kinh để thúc đẩy nước này đi theo con đường ngoại giao. "Tôi nghĩ kỹ năng ngoại giao và tương tác quốc tế của Trung Quốc còn kém" - Bộ trưởng Johnston đánh giá.
Trong khi đó, giới truyền thông và chuyên gia quốc tế cũng phê phán mạnh mẽ thái độ của tướng Vương Quán Trung và phái đoàn Trung Quốc tại Shangri-La.
Tạp chí Anh The Economist bình luận: "Quan điểm chung của các đại biểu không đến từ Trung Quốc tại Shangri-La là tướng Vương đã bảo vệ quan điểm của Trung Quốc một cách tệ hại. Lập luận của ông ta cộc cằn và có phần trẻ con khi nói rằng không phải Trung Quốc khiêu khích mà các nước khác làm như vậy".
"Sau đó, tướng Vương không thể trả lời câu hỏi mà các đại biểu đặt ra. Ông ấy nói lằng nhằng, lắp bắp khi cố giải thích đường chín đoạn bí hiểm" - The Economist viết.
Báo này nhận định Trung Quốc thực tế không quan tâm đến việc đuối lý. "Trung Quốc có thể xem Đối thoại Shangri-La là một phần của trật tự thế giới cũ mà nước này không còn cảm thấy cần phải chấp nhận"- The Economist đánh giá.
Chiến thuật đe dọa
Báo Mỹ Wall Street Journal (WSJ) cho rằng việc các quan chức Trung Quốc tỏ ra lớn lối ở Đối thoại Shangri-La cho thấy Bắc Kinh quyết đối đầu với Mỹ.
"Trung Quốc cáo buộc Mỹ và Nhật đe dọa và bá quyền, trong khi tất cả các nước trong khu vực tin rằng Trung Quốc mới là kẻ đe dọa và bá quyền. Thật đáng lo ngại khi chủ nghĩa dân tộc cực đoan tự lừa dối mình lại trỗi dậy ở Trung Quốc" - WSJ viết.
WSJ nhận định việc Trung Quốc không chịu tuân thủ luật pháp quốc tế cho thấy Bắc Kinh muốn thiết lập một trật tự mới tại châu Á - Thái Bình Dương, trong đó nước này đóng vai trò thống trị.
Tuy nhiên, báo này dẫn lời chuyên gia Rory Medcalf thuộc Viện Lowy (Úc) cảnh báo Trung Quốc không thật sự mạnh như nước này nghĩ.
Và những hành vi hiếu chiến của Trung Quốc sẽ chỉ khiến các nước khu vực xích lại gần nhau hơn để đối phó với sự trỗi dậy của Bắc Kinh. Mỹ cũng sẽ càng có cớ để tiếp tục tăng cường sức mạnh quân sự trong khu vực.
Báo Mỹ Epoch Times dẫn lời chuyên gia Richard Fisher thuộc Trung tâm Đánh giá và chiến lược quốc tế (IASC) cho rằng đằng sau những lời lẽ thô lỗ của tướng Vương là những toan tính lạnh lùng.
"Ở Shangri-La, tướng Vương áp dụng chiến thuật đe dọa để làm suy yếu ý chí chính trị của đối thủ. Mục tiêu không phải để cãi lý mà dùng giọng điệu hiếu chiến để đe dọa Tokyo, Washington và các nước trongkhu vực" - chuyên gia Fisher cho biết.
Ông nhận định Bắc Kinh muốn cho các nước châu Á thấy rằng "Trung Quốc đủ điên rồ để tấn công nước khác", do đó các quốc gia này sẽ phải nhượng bộ để Bắc Kinh làm chủ biển Đông.
"Nhưng hiệu quả của chiến thuật này là không rõ ràng, chỉ thể hiện sự hiếu chiến đó sẽ giúp Nhật và Mỹ huy động sự ủng hộ của các nước trong khu vực" - chuyên gia Fisher phân tích.
Theo Tuổi trẻ
Ngày hội Open Day Vinschool Các em sẽ được khám phá thế giới qua "5 cánh cửa": văn hoá, tiếng Anh, thể thao, nghệ thuật và kỹ năng sống. Ngày 1/6, trường Phổ thông liên cấp Vinschool sẽ mở cửa đón học sinh và phụ huynh tới tham quan, tìm hiểu thực tế. Các em có cơ hội tham gia nhiều hoạt động vui học sáng tạo, hấp...