Những lãnh đạo thế giới không muốn Trump thất cử

Theo dõi VGT trên

Nếu Trump phải rời Nhà Trắng đầu năm sau, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Thủ tướng Israel hay lãnh đạo Triều Tiên có thể là những người tiếc nuối nhất.

Joe Biden cùng những người ủng hộ cũng như một số quốc gia có lẽ sẽ ăn mừng khi một nhiệm kỳ tổng thống khó đoán và hỗn loạn nhất trong lịch sử Mỹ hiện đại kết thúc, nhưng cũng có những lãnh đạo không có chung cảm giác đó, theo bình luận viên Marc Champion của Bloomberg.

Với người đứng đầu một số nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Triều Tiên hay Israel, vốn được hưởng những thành quả tích cực trong 4 năm nhiệm kỳ của Trump, việc ông phải rời Nhà Trắng sẽ đẩy họ vào tình thế đối mặt với nhiều thách thức ngay lập tức.

Những lãnh đạo thế giới không muốn Trump thất cử - Hình 1

Tổng thống Donald Trump (phải) và Chủ tịch Kim Jong-un tại hội nghị thượng đỉnh ở Singapore, hồi tháng 6/2018. Ảnh: AFP.

Không quốc gia nào có mối quan hệ với Mỹ thay đổi dưới thời Trump đáng kể như Triều Tiên. Từ những lời đe dọa và lăng mạ lẫn nhau, mối quan hệ Washington – Bình Nhưỡng đã phát triển thành theo hướng không ai nghĩ tới. Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Trump đã ba lần họp thượng đỉnh và trao đổi hàng chục bức thư, cho thấy mối quan hệ “tuyệt vời đầy bí ẩn” giữa họ.

Tuy nhiên, quan hệ cá nhân tốt đẹp Trump – Kim, vốn được coi là bước ngoặt trong cách tiếp cận của Mỹ với Triều Tiên, vẫn không thể thuyết phục được Bình Nhưỡng phi hạt nhân hóa. Trong cuộc duyệt binh hôm 10/10, Triều Tiên phô diễn một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) lớn chưa từng thấy, dường như có khả năng mang theo nhiều đầu đạn hạt nhân, khiến mối đe dọa với Mỹ tăng lên nhiều lần.

Ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden từng tuyên bố nếu đắc cử, ông sẽ không gặp lãnh đạo Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng không đáp ứng những điều kiện tiên quyết liên quan tới phi hạt nhân hóa.

Tuyên bố cứng rắn của ông khiến khả năng nước Mỹ dưới thời Biden nhanh chóng dỡ bỏ lệnh trừng phạt với Triều Tiên ít có cơ hội xảy ra, giới chuyên gia nhận định. Trong bối cảnh kinh tế Triều Tiên đang rơi vào cuộc suy thoái tồi tệ nhất hai thập kỷ do Covid-19, đây thực sự là một tin xấu.

Kịch bản Trump thất cử cũng sẽ là một tin rất không vui với Arab Saudi, quốc gia được Trump chọn làm điểm công du đầu tiên sau khi nhậm chức đầu năm 2017. Chân dung ông chủ Nhà Trắng khi đó còn được chiếu nổi bật lên mặt tiền của khách sạn nơi phái đoàn Mỹ lưu trú.

Thái tử Arab Saudi Mohammed bin Salman đã thu được hàng loạt lợi ích quan trọng kể từ khi Trump lên nắm quyền, mà trên hết là việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân 2015 với Iran, “kình địch” của Arab Saudi ở Trung Đông.

Tổng thống Trump cũng thể hiện sự ủng hộ cá nhân đối với Thái tử Arab Saudi Mohammed bin Salman và phủ quyết các lệnh trừng phạt của quốc hội khi ông này bị cáo buộc đứng sau vụ ám sát nhà báo Jamal Khashoggi, người thường xuyên chỉ trích Riyadh.

Tuy nhiên, Arab Saudi cũng có những nỗi thất vọng đối với chính quyền Mỹ, đặc biệt là việc Tổng thống Trump hồi năm 2019 không tung đòn đáp trả sau khi các cơ sở dầu khí ở phía đông Arab Saudi bị tấn công và Washington quy cho Tehran đứng sau sự việc.

Video đang HOT

Các lãnh đạo Arab Saudi cho biết họ tự tin có thể thích nghi với tình hình mới nếu Joe Biden đắc cử tổng thống Mỹ. Dù vậy, việc Trump ra đi nhiều khả năng sẽ khiến mối quan tâm truyền thống của Mỹ về vấn đề nhân quyền với Arab Saudi được nhen nhóm trở lại và mở ra cánh cửa hồi sinh thỏa thuận hạt nhân Iran.

Những lãnh đạo thế giới không muốn Trump thất cử - Hình 2

Trump (phải) bắt tay Erdogan tại Nhà Trắng hồi tháng 11/2019. Ảnh: AFP.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cũng là một trong những lãnh đạo thế giới được Trump ưu ái nhất. Trump không ủng hộ việc áp đặt lệnh trừng phạt với Thổ Nhĩ Kỳ sau khi nước này mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga, dù Ankara là một thành viên NATO.

Mối quan hệ cá nhân giữa họ đã giúp Erdogan thuyết phục Trump rút binh sĩ Mỹ khỏi những vùng đất do người Kurd kiểm soát ở phía bắc Syria để Thổ Nhĩ Kỳ có thể điều quân tới các khu vực này.

Trump đưa ra quyết định trên mà không tham vấn với Lầu Năm Góc hay các đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến chống phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Syria, bao gồm Anh, Pháp và cả dân quân người Kurd, lực lượng mà Thổ Nhĩ Kỳ coi là khủng bố.

Với những lệnh trừng phạt đang sẵn sàng giáng xuống và việc Biden từng kêu gọi Mỹ ủng hộ các đảng đối lập ở Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Erdogan có lẽ sẽ là người mất nhiều nhất nếu Trump rời Nhà Trắng.

Với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Trump dường như là một đối thủ “khó chơi”, khi ông thể hiện quan điểm cứng rắn với Bắc Kinh hơn rất nhiều tổng thống Mỹ khác. Ông tung các đòn áp thuế với hàng hóa Trung Quốc, làm nóng cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung và có những động thái nhằm ngăn nước này tiếp cận với các công nghệ quan trọng của Mỹ.

Tuy nhiên, nhiều quan chức Trung Quốc nói rằng nếu cân nhắc thiệt hơn về lợi ích và so sánh với Biden, họ vẫn muốn Trump ở lại Nhà Trắng.

Trong nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Trump đã làm lung lay hệ thống liên minh hậu Thế chiến II mà Trung Quốc coi là rào cản đối với tham vọng địa chính trị của họ. Ông cũng làm suy yếu vị thế quốc tế của Mỹ bằng cách loại bỏ nhiều chính sách cũ để theo đổi phương châm “Nước Mỹ trên hết”, tạo cơ hội cho Trung Quốc lấp vào chỗ trống lãnh đạo ở hàng loạt lĩnh vực khác nhau, từ thương mại đến biến đổi khí hậu.

Mối quan ngại của Bắc Kinh là nếu Biden đắc cử, ông sẽ tìm cách xây dựng một mặt trận quốc tế phối hợp chặt chẽ hơn nhằm đối phó với Trung Quốc, trong khi vẫn duy trì áp lực về thương mại và công nghệ.

Dù vậy, Bắc Kinh vẫn có khả năng hưởng lợi từ một mối quan hệ ít cảm tính hơn với Washington nếu Trump thất cử. “Mọi người có thực sự muốn nhìn thấy Trung Quốc và Mỹ bước vào Chiến tranh Lạnh không?”, Zhu Feng, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Nam Kinh, Trung Quốc, đặt câu hỏi.

Cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016 đã khiến Washington tiến hành một cuộc điều tra toàn diện, nhưng rốt cuộc việc Trump tái đắc cử vẫn mang lại lợi ích cho Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Từ khi lên nắm quyền, Trump thường xuyên hoài nghi về giá trị của NATO, thậm chí cả vị thế của các đồng minh như Đức, làm suy yếu một liên minh xuyên Đại Tây Dương lâu nay luôn đối đầu với Nga.

Có rất nhiều lý do để giới quan sát tin rằng xu thế này sẽ tiếp diễn nếu Trump tái đắc cử. Tuy nhiên, Tổng thống Nga đến nay vẫn chỉ đảm bảo được rất ít lợi ích mà ông mong muốn, từ việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đến tiến bộ về kiểm soát vũ khí.

Giới chức Nga nhận thấy viễn cảnh quan hệ Mỹ – Nga tan băng rất ít có khả năng xảy ra và triển vọng này càng thấp hơn nếu Biden lên làm tổng thống.

Những lãnh đạo thế giới không muốn Trump thất cử - Hình 3

Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và người đồng cấp Brazil Jair Bolsonaro tại Nhà Trắng hồi tháng 3/2019. Ảnh: AFP.

Với Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro, Trump là một “tri kỷ chính trị”. Khi các cuộc thăm dò dư luận Mỹ nghiêng về phía Biden, Bolsonaro đang ngày càng lo lắng cho tương lai mối quan hệ giữa ông với Nhà Trắng, theo một quan chức chính quyền Brazil am hiểu vấn đề.

Từ khi lên nắm quyền hồi năm 2019, Bolsonaro đã thay đổi truyền thống theo đuổi một chính sách đối ngoại trung dung đã tồn tại hàng thập kỷ của Brazil để ngả dần sang Mỹ và các đồng minh. Đổi lại, Trump dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu thịt bò tươi từ Brazil, ủng hộ nước này gia nhập Tổ chức Hợp tác và Phát triển, đồng thời ký những thỏa thuận hợp tác quốc phòng, khám phá không gian.

Ngoại trưởng Brazil Ernesto Araujo nhấn mạnh nước này sẽ không gặp bất kỳ vấn đề gì với chính quyền Biden, nhưng những chính sách về môi trường của Tổng thống Bolsonaro sẽ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ. Biden từng cảnh báo rằng Brazil sẽ đối diện với những hậu quả kinh tế nặng nề nếu không ngăn chặn nạn phá rừng Amazon.

Trump đã không ít lần phá vỡ những tiền lệ của Mỹ nhằm thúc đẩy chương trình nghị sự theo chủ nghĩa dân tộc mà Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu theo đuổi, công nhận chủ quyền của Israel đối với cao nguyên Golan và chuyển đại sứ quán Mỹ về Jerusalem. Kế hoạch sáp nhập các phần của Bờ Tây đã bị Israel gác lại, nhưng hoàn toàn có thể được hồi sinh nếu Trump tái đắc cử.

Thành quả thực sự quan trọng đến vào tháng 9, khi Trump làm trung gian cho những thỏa thuận bình thường hóa quan hệ giữa Israel với Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Bahrain. Tuy nhiên, cái giá đi kèm với đó là việc sự ủng hộ lưỡng đảng đối với Israel trong quốc hội Mỹ đang xói mòn.

Nhiều quan chức Israel lo ngại đất nước họ sẽ phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ hơn dưới chính quyền Biden cũng như khả năng Mỹ quay lại thỏa thuận hạt nhân Iran.

Nếu giành chiến thắng, ông Biden sẽ không 'nương tay' với Thổ Nhĩ Kỳ

Mối quan hệ đồng minh Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ toàn diện khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngày càng tới gần.

Theo tờ Svenska Dagbladet (SvD) của Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ coi chiến thắng tiềm năng của ứng cử viên Tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden trong cuộc bầu cử Mỹ là một "mối đe dọa hiện hữu", vì ông Biden không giống như Tổng thống đương nhiệm Donald Trump, ông không thể tự hào về mối quan hệ tốt đẹp với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và cũng chỉ trích các chính sách của Ankara.

"Ông Biden sẽ thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn với Hy Lạp và cũng tích cực lên án việc Thổ Nhĩ Kỳ can thiệp vào công việc của các nước khác", SvD nhận định.

Quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ không phải lúc nào cũng suôn sẻ, nhưng Tổng thống Trump lại thích đồng nghiệp Recep Tayyip Erdogan. "Tôi khá thân với ông Erdogan, mặc dù nhiều người cho rằng tôi không nên có một mối quan hệ như vậy, bởi vì mọi người đều nói: Erdogan là một người tồi tệ. Nhưng, bạn biết đấy, tôi có thể làm được", SvD trích lời của nhà lãnh đạo Mỹ.

Nếu giành chiến thắng, ông Biden sẽ không 'nương tay' với Thổ Nhĩ Kỳ - Hình 1

Nếu giành chiến thắng, ông Biden sẽ không 'nương tay' với Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh: Reuters)

Trước đó, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ vốn không ưa cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama vì quyết định hợp tác với người Kurd ở Syria trong cuộc chiến chống lại tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS).

Sau cuộc bầu cử năm 2015, khi đảng của ông Erdogan mất đa số nghị viện và Đảng Dân chủ Nhân dân người Kurd đạt được thành công đáng kể, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã kết thúc các cuộc đàm phán hòa bình với Đảng Công nhân Kurdistan (PKK) và phát động cuộc chiến chống lại đảng này với mục đích tiêu diệt khủng bố. Đồng thời, ông Erdogan liên minh với đảng Phong trào dân tộc (MHP), đặt cược vào một chính sách hiếu chiến.

Trong khi đó, sau cuộc đảo chính thất bại vào năm 2016, ông Erdogan cũng phát động một cuộc tấn công vào quyền tự do ngôn luận và thực hiện các cuộc thanh trừng lớn trong giới quân sự và quan chức, đàn áp tất cả những người chỉ trích ông cũng như thay thế họ bằng những người trung thành. Do đó, quân đội, vốn từng chống lại các hoạt động quá phù phiếm ở nước ngoài, đã trở thành công cụ phục tùng nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo SvD, điều này dẫn đến thực tế là chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ mà cách đây 10 năm có thể được mô tả bằng cụm từ "không có vấn đề gì với các nước láng giềng", giờ đã bao gồm hành động quân sự ở một số quốc gia. Hiện tại, binh lính Thổ Nhĩ Kỳ đang hiện diện ở Syria, Iraq, Síp, Đông Địa Trung Hải, Libya, Qatar và Somalia. Ngoài ra, còn có các cựu phiến quân Syria bảo vệ lợi ích của Ankara ở Libya và Azerbaijan với tư cách lính đánh thuê.

Tuy nhiên, Tổng thống Trump dường như không có bất cứ điều gì chống lại Thổ Nhĩ Kỳ. Ngược lại, vào năm 2019, chính ông Trump là người cho phép Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào lãnh thổ Đông Bắc Syria, nơi do đồng minh của Mỹ kiểm soát trong cuộc chiến chống IS - người Kurd.

Việc Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống tên lửa S-400 của Nga cũng không làm phức tạp thêm mối quan hệ giữa hai nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ - Mỹ. Mặc dù Quốc hội Mỹ đã cố gắng áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Ankara liên quan đến thỏa thuận này, nhưng nhà lãnh đạo Mỹ đã phản đối động thái này, cho dù đích thân ông đã ký dự luật về các biện pháp trừng phạt đối với những người mua vũ khí của Nga.

Nhưng nếu ông Joe Biden trở thành Tổng thống Mỹ, động lực của quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ có thể thay đổi đáng kể. Trước đó, ứng cử viên Tổng thống đảng Dân chủ đã nhận được rất nhiều sự chú ý của Thổ Nhĩ Kỳ sau khi chỉ trích sự cai trị độc đoán của Tổng thống Erdogan và các hoạt động của Thổ Nhĩ Kỳ ở Đông Địa Trung Hải.

"Ông Joe Biden rất quan tâm đến cuộc xung đột ở Síp, bắt đầu từ cuộc xâm lược của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1974. Năm 2014, trong nhiệm kỳ phó tổng thống, ông Biden đã đến thăm hòn đảo này để cố gắng thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình giữa các bên. Ngoài ra, ứng cử viên tổng thống đã củng cố mối quan hệ chặt chẽ với Hy Lạp, và tuyên bố rằng ông sẽ tăng cường quan hệ với Athens nếu giành chiến thắng. Trong các tuyên bố, ông Biden cũng nói rằng ông sẽ phản ứng với hành vi "trái với luật pháp quốc tế" của Ankara", SvD viết.

Theo đó, thái độ này đã khiến Thổ Nhĩ Kỳ lo ngại. Tờ Daily Sabah của Thổ Nhĩ Kỳ đã mô tả ông Biden là "một mối đe dọa hiện hữu". Hơn nữa, khi cuộc bầu cử tổng thống đến gần, vị thế của ông Biden bắt đầu có ảnh hưởng trực tiếp đến đường lối chính trị của Mỹ. Cụ thể, vào tuần trước, ông Biden đã chỉ trích cách tiếp cận của Thổ Nhĩ Kỳ đối với xung đột Nagorno-Karabakh và cáo buộc chính quyền Trump bị động trước tình hình giao tranh căng thẳng. Đồng thời chỉ ra rằng nước này nên đứng ngoài cuộc xung đột. Sau đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng chỉ trích sự can thiệp của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc xung đột ở Nagorno-Karabakh có thể dẫn đến gia tăng rủi ro cho khu vực.

SvD cho rằng, có thể đây là sự kiên nhẫn của Mỹ đối với chủ nghĩa bành trướng của Thổ Nhĩ Kỳ sắp bùng phát, nhưng Ankara không quá lo lắng. Đặc biệt, Thổ Nhĩ Kỳ gần đây đã cử tàu nghiên cứu Oruc Reis đến vùng biển tranh chấp phía gần đảo Meis (mà phía Hy Lạp gọi là Kastellorizo) ở Đông Địa Trung Hải để tìm kiếm khí đốt. Ngoài ra, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ dường như đã thử nghiệm S-400 của Nga.

Trước đó, thành viên Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Bob Menendez đại diện cho bang New Jersey cho biết: "Tình bạn của ông Trump với Erdogan là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Mỹ". "Câu hỏi duy nhất là mối đe dọa này sẽ tồn tại trong bao lâu", tờ báo của Thụy Điển đặt câu hỏi.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chồng tổ chức hiếp dâm tập thể đối với vợ, lãnh án 20 năm tùChồng tổ chức hiếp dâm tập thể đối với vợ, lãnh án 20 năm tù
07:29:22 22/12/2024
Ông Trump đe dọa giành lại quyền kiểm soát Kênh đào PanamaÔng Trump đe dọa giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama
04:56:46 23/12/2024
Ông Trump 'ra tay' trước khi nhậm chứcÔng Trump 'ra tay' trước khi nhậm chức
07:44:20 22/12/2024
Số tù nhân ở nhà tù Guantanamo giảm còn 27Số tù nhân ở nhà tù Guantanamo giảm còn 27
06:41:57 22/12/2024
Chờ ông Trump giải bài toán tinh gọn NASAChờ ông Trump giải bài toán tinh gọn NASA
09:36:27 23/12/2024
Kế hoạch 'giải cứu' TikTokKế hoạch 'giải cứu' TikTok
07:38:31 23/12/2024
Các thành phố Đức tăng cường an ninh tại chợ Giáng sinh sau vụ lao xe kinh hoàngCác thành phố Đức tăng cường an ninh tại chợ Giáng sinh sau vụ lao xe kinh hoàng
18:18:01 22/12/2024
Syria hậu Assad: Bàn cờ địa chính trị giữa Israel và Thổ Nhĩ KỳSyria hậu Assad: Bàn cờ địa chính trị giữa Israel và Thổ Nhĩ Kỳ
21:14:33 22/12/2024

Tin đang nóng

Bị Trấn Thành công khai "cảnh cáo", 1 đàn em liền đáp trả gây chú ýBị Trấn Thành công khai "cảnh cáo", 1 đàn em liền đáp trả gây chú ý
07:51:25 23/12/2024
Mỹ nhân chỉ đóng 1 tập phim nhưng được khen đẹp nhất nhì Tây Du Ký 1986: Đời tư sóng gió, U70 độc thân, là "bà trùm" kinh doanhMỹ nhân chỉ đóng 1 tập phim nhưng được khen đẹp nhất nhì Tây Du Ký 1986: Đời tư sóng gió, U70 độc thân, là "bà trùm" kinh doanh
05:56:00 23/12/2024
Chuyện cảm động về "nàng công chúa" 50 tuổi mặc váy mỗi ngày: Bị chê cười nhưng vẫn không ngại sống thật với chính mìnhChuyện cảm động về "nàng công chúa" 50 tuổi mặc váy mỗi ngày: Bị chê cười nhưng vẫn không ngại sống thật với chính mình
06:50:35 23/12/2024
Ngày giỗ bố, tôi làm 7 mâm cỗ nhưng không anh chị nào đến, khi biết lý do thì tôi chỉ muốn đuổi vợ điNgày giỗ bố, tôi làm 7 mâm cỗ nhưng không anh chị nào đến, khi biết lý do thì tôi chỉ muốn đuổi vợ đi
08:10:56 23/12/2024
Nữ chính Cửu Trọng Tử bị Triệu Vy mắng thẳng mặt đạo đức giả, dính vào ồn ào hoả hoạn khiến 2 người mất mạngNữ chính Cửu Trọng Tử bị Triệu Vy mắng thẳng mặt đạo đức giả, dính vào ồn ào hoả hoạn khiến 2 người mất mạng
07:47:13 23/12/2024
Lên truyền hình kể khổ chuyện hôn nhân, cặp vợ chồng "nữ thần không tuổi" bị mỉa mai: Khổ thế sao không ly hôn cho rồiLên truyền hình kể khổ chuyện hôn nhân, cặp vợ chồng "nữ thần không tuổi" bị mỉa mai: Khổ thế sao không ly hôn cho rồi
07:27:52 23/12/2024
Vụ ô tô lao vào nhà tông tử vong bé 17 tháng tuổi: Người dân bàng hoàng kể lại khoảnh khắc người mẹ hoảng loạn ôm con lao ra ngoàiVụ ô tô lao vào nhà tông tử vong bé 17 tháng tuổi: Người dân bàng hoàng kể lại khoảnh khắc người mẹ hoảng loạn ôm con lao ra ngoài
09:50:28 23/12/2024
Nữ NSƯT giải nghệ sang Mỹ: "Tôi nói với chồng rằng, muốn vui vẻ ở đâu cũng được"Nữ NSƯT giải nghệ sang Mỹ: "Tôi nói với chồng rằng, muốn vui vẻ ở đâu cũng được"
07:36:57 23/12/2024

Tin mới nhất

Đánh giá về các lực lượng thân Iran sau chính biến tại Syria

Đánh giá về các lực lượng thân Iran sau chính biến tại Syria

11:55:22 23/12/2024
Học giả Ali Akbar Dareini tại Tehran đánh giá, hiện tại Tehran đã mất đi một đồng minh chiến lược ở Syria sau khi chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ và điều đó sẽ tác động đến ảnh hưởng của nước này trong khu vực về ngắn hạ...
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024

Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024

11:52:45 23/12/2024
Để thúc đẩy cân bằng kinh tế xã hội, Chính phủ Malaysia cũng triển khai Kế hoạch chuyển đổi kinh tế Bumiputera, với mục tiêu thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng Bumiputera vào nền kinh tế.
Hành lang Lobito sẽ thay đổi cách vận chuyển khoáng sản trên thế giới?

Hành lang Lobito sẽ thay đổi cách vận chuyển khoáng sản trên thế giới?

11:51:22 23/12/2024
Hành lang này cũng sẽ thúc đẩy dòng chảy thương mại khoáng sản sang phía Tây, qua Đại Tây Dương, thay vì tập trung vào hướng Đông qua cảng Dar es Salaam của Tanzania như trước đây.
Thủ lĩnh lực lượng HTS ở Syria cam kết không can thiệp vào Liban

Thủ lĩnh lực lượng HTS ở Syria cam kết không can thiệp vào Liban

11:46:55 23/12/2024
Ông Sharaa cam kết Syria sẽ duy trì "khoảng cách cân bằng" với tất cả các phe phái tại Liban, đồng thời thừa nhận rằng Syria từng là "nguồn gốc của nỗi sợ hãi và lo âu" cho người dân Liban.
Lợi thế vượt trội về ống phóng tên lửa của Mỹ đang xói mòn trước Trung Quốc

Lợi thế vượt trội về ống phóng tên lửa của Mỹ đang xói mòn trước Trung Quốc

09:42:11 23/12/2024
Trung Quốc đang thu hẹp khoảng cách về số ống phóng tên lửa với Hải quân Mỹ trong bối cảnh lợi thế lâu nay về năng lực bệ phóng thẳng của đối phương đang giảm sút.
Tàu của nước nào sẽ cập cảng Ream của Campuchia đầu tiên?

Tàu của nước nào sẽ cập cảng Ream của Campuchia đầu tiên?

09:39:16 23/12/2024
Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen thông tin về kế hoạch tiếp nhận các tàu đầu tiên tại cảng Ream ở Sihanoukville.
Tổng thống Biden phê duyệt thêm 571 triệu USD viện trợ quân sự Đài Loan

Tổng thống Biden phê duyệt thêm 571 triệu USD viện trợ quân sự Đài Loan

09:24:59 23/12/2024
Đài Loan tiếp tục được Mỹ phê duyệt viện trợ quân sự, vài ngày sau khi nhận 38 xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams từ Mỹ.
7 người Trung Quốc bị bắt vì đột nhập đảo Guam khi Mỹ thử tên lửa

7 người Trung Quốc bị bắt vì đột nhập đảo Guam khi Mỹ thử tên lửa

09:18:37 23/12/2024
Cơ quan Hải quan và Kiểm dịch Guam cho hay ít nhất 4 trong số 7 người bị bắt từ ngày 10-11.12 được phát hiện tại khu vực lân cận một cơ sở quân sự .
Ông Trump kiện chính phủ Mỹ về việc thanh lý vật liệu xây tường biên giới

Ông Trump kiện chính phủ Mỹ về việc thanh lý vật liệu xây tường biên giới

09:13:46 23/12/2024
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump kiến nghị tòa án can thiệp việc chính phủ nước này đã bán các vật liệu xây dựng bức tường biên giới với Mexico vốn không sử dụng đến.
Tin đồn 'ông Putin cho con trai đến Ukraine chiến đấu' có chính xác?

Tin đồn 'ông Putin cho con trai đến Ukraine chiến đấu' có chính xác?

09:10:01 23/12/2024
Một số bài viết trên mạng xã hội những ngày qua lan truyền hình ảnh kèm thông tin Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cho con trai ra tiền tuyến trong chiến sự Ukraine.
Hạ viện thông qua dự luật chi tiêu, chính phủ Mỹ thoát nguy cơ đóng cửa

Hạ viện thông qua dự luật chi tiêu, chính phủ Mỹ thoát nguy cơ đóng cửa

08:15:55 23/12/2024
Hạ viện Mỹ ngày 20.12 thông qua luật chi tiêu tạm thời nhằm ngăn chặn việc chính phủ đóng cửa, chỉ vài giờ trước thời hạn chính phủ Mỹ phải đóng cửa.
Giáng sinh mang phong vị mùa Hè ở Nam Phi

Giáng sinh mang phong vị mùa Hè ở Nam Phi

08:06:53 23/12/2024
Điều đó có nghĩa là thay vì một Giáng sinh tràn ngập tuyết trắng, những chiếc áo len xanh đỏ hay ly chocolate nóng, người dân ở Nam Phi đón Giáng sinh vô cùng khác biệt với thời tiết ấm áp, trong những bộ quần áo thoải mái và tiệc thịt ...

Có thể bạn quan tâm

Quá hot, phim Disney+ 'Moving' được 'đặc cách' chiếu trên đài MBC

Quá hot, phim Disney+ 'Moving' được 'đặc cách' chiếu trên đài MBC

Hậu trường phim

12:33:31 23/12/2024
MBC mới đây đã lên lịch phát sóng cho Moving. Hai tập đầu tiên sẽ phát sóng vào ngày 22/12 lúc 10 giờ tối (theo giờ địa phương), tiếp theo là các tập 3 đến 5 vào ngày 23/12
Vợ Duy Mạnh gây choáng khi khoe tậu nhà ở trung tâm phố cổ, người đứng tên trên sổ đỏ mới gây chú ý

Vợ Duy Mạnh gây choáng khi khoe tậu nhà ở trung tâm phố cổ, người đứng tên trên sổ đỏ mới gây chú ý

Sao thể thao

12:01:49 23/12/2024
Tối 23/12, nàng WAG Nguyễn Quỳnh Anh - bà xã hậu vệ ĐT Việt Nam Đỗ Duy Mạnh thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng khi đăng tải dòng trạng thái ngày sinh nhật tuổi 28.
4 bộ đồ các anh con trai cứ nghĩ là đẹp nhưng chị em nào cũng chê!

4 bộ đồ các anh con trai cứ nghĩ là đẹp nhưng chị em nào cũng chê!

Thời trang

11:35:46 23/12/2024
Sự khác biệt giữa nam giới biết ăn mặc và không biết ăn mặc thực sự rất lớn. Có một vài set đồ mà các anh cứ nghĩ rằng ổn, nhưng thực chất lại không ổn trong mắt các chị em một chút nào.
Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/12/2024: Mão khó khăn, Tỵ phát triển

Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/12/2024: Mão khó khăn, Tỵ phát triển

Trắc nghiệm

11:35:10 23/12/2024
Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/12/2024, Mão cần xác định rõ các mục tiêu, Tỵ hãy tin tưởng vào bản thân.ử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/12/2024
Diệu Nhi lần đầu tiết lộ lý do yêu Anh Tú Atus

Diệu Nhi lần đầu tiết lộ lý do yêu Anh Tú Atus

Tv show

11:31:22 23/12/2024
Trong tập 2 của Người yêu tôi đỉnh nhất , Diệu Nhi chia sẻ đầy thú vị về tiêu chuẩn của mình khi lựa chọn bạn đời. Cô tiết lộ lý do yêu Anh Tú Atus vì anh mang vẻ đẹp giống ba mình.
Nữ ca sĩ có thời trang mùa đông rất trẻ trung, sang trọng dù toàn diện đồ tối màu

Nữ ca sĩ có thời trang mùa đông rất trẻ trung, sang trọng dù toàn diện đồ tối màu

Phong cách sao

11:28:47 23/12/2024
Văn Mai Hương làm mới style mùa lạnh với áo trench coat màu xanh rêu. Sự kết hợp giữa mẫu áo này và quần jeans xanh đã tạo nên bộ trang phục trẻ trung, năng động. Đôi giày sneaker trắng rất phù hợp với outfit.
Sao Hàn 23/12: Mỹ nhân Hàn vượt mặt Phạm Băng Băng, chiếm sóng ở Trung Quốc

Sao Hàn 23/12: Mỹ nhân Hàn vượt mặt Phạm Băng Băng, chiếm sóng ở Trung Quốc

Sao châu á

11:27:57 23/12/2024
Mỹ nhân Hàn vượt mặt Phạm Băng Băng, chiếm sóng với hơn 1,8 tỷ lượt xem trên các nền tảng mạng xã hội Trung Quốc.
Sao Việt bị gọi sai tên trên thảm đỏ: Người giận dỗi, người im lặng cho qua

Sao Việt bị gọi sai tên trên thảm đỏ: Người giận dỗi, người im lặng cho qua

Sao việt

11:24:10 23/12/2024
Có không ít sao Việt vướng phải sự cố không mong muốn là bị MC gọi sai tên tại khu vực thảm đỏ, tuy nhiên, cách phản ứng của họ lại rất khác nhau.
Điều trị cười hở lợi bằng niềng răng

Điều trị cười hở lợi bằng niềng răng

Sức khỏe

11:16:48 23/12/2024
Đây chỉ là mức giá tham khảo, chi phí niềng răng cụ thể sẽ tùy thuộc vào trung tâm nha khoa mà người bệnh chọn lựa. Thêm vào đó, tùy vào tình trạng phức tạp của mỗi người mà giá niềng răng cũng sẽ có sự chênh lệch.
Cách tạo độ phồng cho tóc tại nhà

Cách tạo độ phồng cho tóc tại nhà

Làm đẹp

11:14:08 23/12/2024
Cách làm mặt nạ mật ong và dầu dừa rất đơn giản. Trộn mật ong và dầu dừa theo tỉ lệ 1:1, sau đó thoa đều hỗn hợp lên tóc. Dùng khăn trùm tóc lại và ủ tóc trong khoảng 20 phút, xả sạch tóc với nước mát và để khô tự nhiên.
Chiêm ngưỡng nhà thờ Bác Trạch sở hữu kiến trúc độc đáo, đẹp tựa trời Âu

Chiêm ngưỡng nhà thờ Bác Trạch sở hữu kiến trúc độc đáo, đẹp tựa trời Âu

Sáng tạo

11:03:34 23/12/2024
Nhà thờ Bác Trạch (Thái Bình) được nhận xét là một trong những công trình kiến trúc độc đáo, đậm chất châu Âu, địa điểm lý tưởng check-in của du khách mùa Noel.