Những làng nghề truyền thống Nam bộ nức tiếng gần xa
Làng nghề làm nước mắm Phú Quốc, nghề làm bánh Tráng Mỹ Lồng Bến Tre hay nghề gác kèo ong Cà Mau,… là những nghề truyền thống Nam bộ nức tiếng gần xa mà nếu có dịp bạn nhất định phải ghé thăm để trải nghiệm những điều thú vị tại những nơi này.
Làng nghề truyền thống Nam bộ đầu tiên phải kể đến là làng nghề làm nước mắm ở Phú Quốc. Làng nghề này đã hình thành từ khoảng 200 năm trước, và đến nay các sản phẩm nước mắm ở đây vẫn giữ được vị trí trong lòng người dân cũng như các tín đồ ẩm thực Việt Nam ở khắp mọi miền.
Làng nghề truyền thống Nam bộ đầu tiên phải kể đến là làng nghề làm nước mắm ở Phú Quốc.
Tuy có lịch sử lâu đời, nhưng phải đến tháng 5 năm 2021 nó mới được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo thống kê hiện nay Phú Quốc có khoảng 60 nhà thùng nước mắm tập trung ở phường Dương Đông và An Thái. Đây cũng là một trong những điểm tham quan lý tưởng dành cho các du khách mỗi khi có dịp du lịch Phú Quốc.
Tháng 5 năm 2021 nó mới được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nước mắm Phú Quốc được ưa chuộng là bởi quy trình chế biến theo kiểu truyền thống hoàn toàn tự nhiên nên có độ đạm cao, vị mắm không quá mặn mà có vị dịu ngọt và còn đặc biệt còn thơm mùi cá cơm Sọc Tiêu, một loại hải sản chỉ có ở đảo ngọc.
Nước mắm Phú Quốc được ưa chuộng là bởi quy trình chế biến theo kiểu truyền thống hoàn toàn tự nhiên.
Từ Bắc chí Nam không khó để bạn bắt gặp một làng nghề làm muối, nhưng một trong những nơi có diện tích sản xuất muối lớn nhất Việt Nam thì phải kể đến làng nghề làm muối ở Bạc Liêu. Đặc biệt, làng nghề truyền thống Nam bộ này cũng đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2020.
Làng nghề làm muối ở Bạc Liêu là một trong những làng có diện tích sản xuất nhiều nhất.
Với điều kiện tự nhiên của địa phương cùng bề dày lich sử hơn 100 năm trong nghề, những hạt muối được làm ra ở đây luôn sở hữu hương vị rất riêng, mặn đậm đà mà không có vị đắng hay chát; hạt khô và sạch không lẫn tạp chất thế nên luôn được đánh giá rất cao.
Nghề làm muối ở đây cũng đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2020.
Video đang HOT
Nhưng cái nghề này cũng lắm nhọc nhằn vì nó phụ thuộc rất nhiều thời tiết. Trời nắng nóng thì diêm dân được mùa, nhưng nếu như có mưa dông thì mọi công sức sẽ đổ sông đổ bể. Nếu có dịp du lịch miền Tây, bạn hãy ghé thăm những cánh đồng muối này, đảm bảo là bạn sẽ có những trải nghiệm cực đáng nhớ tại đây.
Làng nghề bánh pía Sóc Trăng
Có lẽ với các tín đồ ẩm thực Việt Nam mà nhất là khu vực miền Nam đều khá quen thuộc với món bánh pía, một loại đặc sản Sóc Trăng thơm ngon hấp dẫn. Món bánh này được sản xuất tập trung tại làng nghề ở các xã An Hiệp, Thuận Hòa thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng.
Có lẽ với các tín đồ ẩm thực Việt Nam mà nhất là khu vực miền Nam đều khá quen thuộc với món bánh pía.
Món bánh này thực chất có nguồn gốc từ người Hoa, nhưng từ khi du nhập đến Việt Nam vào thế kỷ 16 nó cũng ít nhiều có sự thay đổi để phù hợp với khẩu vị của người Việt. Đến năm 2020, làng nghề truyền thống Nam bộ này chính thức công nhận trong danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Làng nghề truyền thống Nam bộ này chính thức công nhận trong danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Một làng nghề truyền thống Nam bộ tiếp theo là làng nghề muối ba khía ở Cà Mau. Dù trải qua biết bao khó khăn, nhưng người dân miền đấy mũi vẫn giữ được cái nghề ấy và được biến tấu thêm nhiều cách làm mới mẻ để tạo nên thương hiệu đặc sản cho nền ẩm thực Cà Mau.
Một làng nghề truyền thống Nam bộ tiếp theo là làng nghề muối ba khía ở Cà Mau.
Hiện nay, nghề muối ba khía tập trung ở khá nhiều huyện của Cà Mau nhưng nổi tiếng nhất ba khía Rạch Gốc ở huyện Ngọc Hiển, bởi ba khía ở đây có gạch vàng, thịt chắc và thơm ngon hơn hẳn những vùng khác. Từ món ba khía muối, người ta có thể dùng để ăn trực tiếp hoặc dùng làm gia vị để chế biến nên vô vàn những món ăn hấp dẫn khác.
Từ món ba khía muối, người ta có thể dùng trực tiếp hoặc dùng làm gia vị để chế biến những món ăn hấp dẫn khác.
Chỉ cần có một chén ba khía muối đơn giản thêm chút rau sống và ăn kèm với chén cơm nóng cũng đủ thấy ngon rồi. Vậy nên nếu có cơ hội du lịch Cà Mau, bạn nhất định phải món đặc sản nức tiếng này nhé.
Làng nghề gác kèo ong Cà Mau
Thêm một làng nghề truyền thống Nam bộ được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc tỉnh Cà Mau nữa là nghề gác kèo ong. Theo người dân ở đây thì gác kèo ong hình thành từ nửa cuối thế kỷ thứ 19 và gắn liền với cánh rừng tràm U Minh Hạ.
Thêm một làng nghề truyền thống Nam bộ được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là nghề gác kèo ong.
Nghề này đòi hỏi người gác kèo phải có kinh nghiệm lâu năm cùng kỹ thuật và một bí quyết gia truyền. Họ phải biết cách thức gác kèo bằng gỗ tràm, cau hoặc bình bát sao cho hợp lý, đúng hướng nắng hướng gió mới có thể dẫn dụ ong về làm tổ.
Theo người dân ở đây thì gác kèo ong hình thành từ nửa cuối thế kỷ thứ 19.
Ngoài ra, còn phải biết cách lấy mật để tránh bị ong đốt và có thể lấy được lượng mật ong tối đa. Tuy vất vả và lắm khó khăn nhưng bù lại mật ong U Minh Hạ luôn được ưa chuộng bởi chất lượng hảo hạng cùng màu vàng óng ả và thơm mùi hoa tràm đặc trưng khó lẫn.
Nghề làm bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc
Tuy cách xa nhau khoảng chừng 30 cây số nhưng nghề làm bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc dường như luôn đi cùng nhau mỗi khi có ai đó nhắc đến các món đặc sản Bến Tre. Chẳng ai biết làng nghề truyền thống Nam bộ này chính xác hình thành từ khi nào mà chỉ ước lượng được rằng nó có từ hơn 100 năm trước.
Nghề làm bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc.
Trước đây, nghề làm bánh tráng ở Bến Tre thường chỉ hoạt động nhiều vào những dịp giáp Tết, nhưng giờ đây nó đã trở thành mặt hàng có giá trị tiêu dùng không chỉ trong nước mà còn được xuất khẩu ra nước ngoài. Thế nên, nếu bạn muốn thưởng thức món đặc sản mộc mạc này thì có thể dễ dàng tìm mua vào bất cứ thời điểm nào trong năm.
Chẳng ai biết làng nghề truyền thống Nam bộ này chính xác hình thành từ khi nào mà chỉ ước lượng được rằng nó có từ hơn 100 năm trước.
Bánh tráng Mỹ Lồng nổi tiếng với ba loại là bánh tráng đặc biệt với sữa, dừa và trứng gà; bánh tráng dừa không sữa và bánh tráng sữa không dừa. Còn bánh phồng Sơn Đốc thì được làm từ nếp dẻo và dừa, ngoài ra còn có một số loại bánh khác như bánh phồng chuối, bánh phồng mít,… Mà món bánh nào cũng ngon và có hương vị hấp dẫn riêng để thực khách lựa chọn theo khẩu vị và sở thích của mình.
Nếu có dịp du lịch miền Tây và ghé thăm những miền đất đáng mến này bạn nhất định phải đến khám phá những làng nghề truyền thống để có thể tìm hiểu thêm về cuộc sống và con người nơi này. Đảm bảo là bạn sẽ có những kỷ niệm vô cùng đáng nhớ cho chuyến đi của mình đấy!
Ai về Nhơn Phúc...
Nằm cách TP Quy Nhơn hơn 30 km, xã Nhơn Phúc, TX An Nhơn có nhiều di tích văn hóa, tâm linh mang đậm nét cổ xưa và các làng nghề truyền thống lâu đời, có thể là một "điểm đến" thú vị để bạn trải nghiệm, thư giãn dịp cuối tuần.
Thôn An Thái là nơi có nhiều di tích văn hóa, tâm linh cổ kính để bạn tìm hiểu. Di tích Chùa Bà (hay Ngũ bang Hội quán), nơi thờ Thiên Hậu thánh mẫu, xây cách nay gần 150 năm bởi cộng đồng người Hoa thuộc 4 bang: Phúc Kiến, Triều Châu, Hải Nam, Quảng Đông và những người Minh Hương tân thuộc từng định cư tại đây chung tay dựng nên. Xưa kia người địa phương thường tổ chức Lễ hội Đổ Giàn tại Ngũ bang Hội quán để lưu giữ cầu quốc thái dân an, làm giàu thêm cho nền văn hóa vốn đã đa dạng nơi đây.
Di tích Chùa Bà (hay Ngũ bang Hội quán) được xây dựng cách nay gần 150 năm đang được đề nghị công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh.
Gần đó là chùa Bà Hỏa (hay chùa Bà Sau) được dân làng An Thái xây dựng vào cuối thế kỷ XVIII sau một vụ hỏa hoạn lớn. Cách đó không xa mấy là một ngôi chùa có lối kiến trúc cổ xưa khác là chùa An Hòa (hay còn gọi là chùa Bà Trước) tạo lập năm 1760, do lớp người cựu thuộc Minh Hương chủ yếu từ các họ Lâm, Trịnh, Quách sống tại Trang An Hòa (một địa danh thuộc xã Nhơn Phúc thời đó) đóng góp xây dựng. Ngôi chùa này là một di tích lịch sử gắn liền với việc khẩn hoang lập làng. Trước cổng chùa còn nền móng, bức bình phong, hai trụ biểu được đắp hoa văn, khảm mẻ công phu đặt hai tượng kỳ lân toát lên sự uy nghi.
Miếu Quan Thánh (hay Chùa Ông) với nét kiến trúc độc đáo được gìn giữ đến nay.
Di tích khác là miếu Quan Thánh (người dân gọi là Chùa Ông) khai sơn năm 1919 do nhân dân thuộc Trang Xuân Quang (địa danh thuộc xã Nhơn Phúc lúc bấy giờ) và tập thể người Hoa dòng Minh Hương tân thuộc, chủ yếu họ Tạ, họ Thái, họ Diệp quyên góp xây dựng thờ Quan Công.
Đến thôn Thái Thuận, ngang qua ngôi đình Thái Thuận còn nguyên dấu tích cổng đình xưa cũ với nền móng được xây bằng đá ong, cánh cổng gỗ còn giữ nguyên nét cổ kính, trước cổng đình có cây me cổ thụ tỏa bóng cây . Ngôi đình được người dân trùng tu lại, nhưng cổng đình, tường rào vẫn giữ lại nguyên vẹn dấu tích xưa.
Vườn cây kơnia cổ thụ tại thôn Hòa Mỹ là điểm check-in hấp dẫn du khách khi đến Nhơn Phúc.
Khi đến Nhơn Phúc bạn đừng quên về thôn Hòa Mỹ, nơi nhiều năm qua người dân ở đây cùng nhau giữ được 26 cây kơnia (cây cầy) cả trăm năm tuổi - một loại cây mang đặc trưng của vùng Tây Nguyên - nhưng lại đâm chồi, nảy lộc và sừng sững trên đất Nhơn Phúc. Có những cây kơnia cổ thụ lớn phải 4 người ôm mới xuể, bộ rễ cây chằng chịt bò trên đất, gốc cây có nhiều hốc hang đẹp mắt. Giờ đây với người dân thôn Hòa Mỹ, đây là "báu vật" của thôn cùng chung tay bảo vệ cây.
Chùa An Hòa (hay chùa Bà Trước) khai sơn năm 1760 là một di tích lịch sử gắn liền với việc khai hoang lập làng, với phong trào chàng Lía, phong trào nông dân khởi nghĩa thế kỷ XVIII.
Chiều xuống, ghé qua bãi bồi dọc sông Côn tại thôn An Thái, hình ảnh những vỉ bánh tráng, vỉ bún với sắc trắng vàng bắt mắt được xếp ngay ngắn phơi dọc bờ sông khiến bạn phải ghi lại những khung hình đẹp của một làng nghề. Dừng chân tại đây, phóng tầm mắt là cả một khung cảnh làng quê yên bình, xa xa những dãy nhà nằm uốn lượn quanh những con đường làng được tráng nhựa phẳng phiu, đồng lúa xanh bạt ngàn rì rào trong gió, lũy tre làng in bóng dưới lòng sông; hít một hơi gió nồng nàn căng tràn trong lồng ngực, tự thấy lòng thanh thãn đến lạ.
Một ngày dạo chơi Nhơn Phúc, ngoài check-in nhiều danh thắng đẹp, bạn còn có thể thưởng thức các món ăn được lưu truyền từ xưa đến nay, như: Bún Song Thằn, tàu hũ, tàu sa... và cảm nhận những nét đặc trưng rất riêng của vùng đất này.
Chàng trai Nam Bộ bỏ việc ra Bắc 'săn' nụ cười trẻ em Phạm Xuân Quý mang theo máy ảnh, máy in mini bắt đầu hành trình xuyên Việt, đây cũng là lần thứ 7 anh trở lại miền núi phía Bắc. Sau hơn một năm dịch Covid-19 ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống, Phạm Xuân Quý chợt nhận ra cần trân trọng tuổi trẻ, ra ngoài trải nghiệm nhiều hơn, thay vì bị bó...