Những lầm tưởng về giải độc gan
Nhiều người cho rằng sử dụng thực phẩm chức năng giúp giải độc và chữa lành tổn thương gan. Quan điểm này có chính xác?
Gan là hệ thống chính của cơ thể giúp đào thải độc tố, làm sạch máu và chuyển hóa chất dinh dưỡng. Giải độc, nâng cao chức năng gan là thói quen cần được duy trì để cơ thể khỏe mạnh.
Tuy nhiên, theo TS Tinsay Woreta của Đại học Johns Hopkins (Mỹ), những lầm tưởng dưới đây khiến việc giải độc gan không mang lại hiệu quả.
Dùng thực phẩm chức năng sẽ bảo vệ gan?
Nhiều sản phẩm giải độc gan được bày bán quảng cáo trên thị trường. Tuy nhiên, TS Tinsay Woreta cảnh báo nhiều loại không do FDA quản lý và cấp phép. Bà Woreta lo ngại chất lượng của chúng vì chưa được thử nghiệm lâm sàng đầy đủ.
Ngoài ra, sử dụng thực phẩm chức năng sai cách cũng là con dao hai lưỡi gây ảnh hưởng tới gan. Do đó, TS Tinsay Woreta khuyến cáo chúng ta nên cẩn trọng và tìm hiểu đầy đủ về các thực phẩm chức năng, tránh “tiền mất tật mang”.
Để gan hoạt động tốt, chúng ta có thể giải độc qua chế độ ăn uống lành mạnh. Ảnh: Healthline.
Giải độc giúp điều chỉnh những tổn thương gan?
Video đang HOT
Theo TS Woreta, một số người bị tổn thương gan (viêm, xơ…) cho rằng giải độc sẽ giúp lấy lại chức năng cho gan. Nhưng quan niệm này không chính xác. Với những người đã mắc bệnh, làm sạch gan chỉ giúp hạn chế diễn biến nặng, chúng ta cần điều trị bằng các phương pháp được y học khuyến cáo.
Ngoài ra, bạn nên tiêm chủng viêm gan A, B, ngừng uống rượu để gan có cơ hội phục hồi. Đây là cơ quan có khả năng tái tạo và tự chữa lành sau tổn thương. Với bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, cách tốt nhất là giảm cân, loại bỏ mỡ thừa trong cơ thể.
Béo phì không làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan?
TS Woreta khẳng định béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ, nhiều bệnh lý nền nguy hiểm khác cũng xuất phát từ nguyên nhân này. Chất béo, mỡ thừa trong gan có thể gây viêm, hình thành các khối xơ hóa. Xơ gan nếu không điều trị có nguy cơ hình thành khối u ác tính gây ung thư.
Bên cạnh những lầm tưởng trên, chúng ta nên lắng nghe cơ thể. Khi gan có vấn đề, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, ăn không tiêu, vàng da, mụn nhọt, mẩn ngứa…
Ngoài ra, từ 23h đến 5h là thời gian các túi mật, gan, phổi tích cực hoạt động. Độc tố được loại bỏ hiệu quả nhất cho cả 3 bộ phận này khi con người đang chìm vào giấc ngủ sâu. Do đó, nhiều chuyên gia khuyên bạn nên đi ngủ trước 23h.
Bệnh về gan không thể phòng ngừa?
Hiện nay, số ca mắc bệnh về gan tăng nhanh và có xu hướng trẻ hóa. Điều này khiến một số người lầm tưởng xơ gan, viêm gan không thể phòng ngừa. Trái lại, TS Tinsay Woreta cho hay nếu duy trì lối sống lành mạnh, bạn sẽ có lá gan khỏe, cơ thể dẻo dai. Dưới đây là những lời khuyên nhằm tránh các bệnh về gan của TS Tinsay Woreta.
Không sử dụng rượu, bia, chất kích thích: Theo định lượng, nam giới không nên uống nhiều hơn 3 ly rượu/ngày, nữ giới không vượt quá 2 ly/ngày. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ mắc xơ gan, viêm gan, ung thư gan do rượu bia.
Duy trì cân nặng: Chỉ số BMI của người khỏe mạnh ở mức 18-25. Để duy trì con số này, bạn nên ăn uống lành mạnh, hạn chế chất béo, tập thể dục thường xuyên. Lối sống lành mạnh còn giúp hạn chế phát triển bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.
Ngoài ra, bệnh viêm gan do virus có thể lây nhiễm qua các hành vi như sử dụng ma túy, quan hệ tình dục không an toàn. Viêm gan thường phát triển âm thầm trong nhiều năm, nên bạn cần kiểm tra chức năng gan và khám tổng quát thường xuyên.
Bị thanh thép xuyên dọc thân, người phụ nữ sống sót thần kỳ
"Tôi vẫn còn sống ư? Tôi đã bị một thanh thép xuyên qua cơ thể", chị Tương xúc động khi nhớ lại tai nạn hãi hùng ngày hôm đó.
Vào khoảng 8h sáng 27/8, xe cứu thương chở bệnh nhân tới phòng cấp cứu của Bệnh viện Phương Đông thuộc Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Bệnh nhân là một người phụ nữ họ Tương, một nữ công nhân xây dựng, đã bị một thanh thép gỉ dài xiên qua người từ hông phải. Vai phải của chị Tương có một vết rách rõ ràng, quần áo dính đầy máu và trông chị vô cùng đau đớn.
Người phụ nữ họ Tương bị thanh thép đâm xuyên cơ thể.
Theo truyền thông địa phương, chị Tương đã rơi từ độ cao hơn 3m trong quá trình làm việc tại công trường xây dựng, khiến một thanh thép xuyên qua người. Chia sẻ với phóng viên, các công nhân có mặt tại hiện trường nói rằng, máu của chị Tương lúc đó "phun ra như một đài phun nước trước khi anh ta chưa kịp nhận ra chuyện gì đang xảy ra".
Sau đó, các đồng nghiệp của chị Tương nhanh chóng cắt ngắn thanh kim loại rồi đưa chị tới bệnh viện cấp cứu. Bức ảnh chụp X-quang cho thấy, thanh thép đã nhô ra khỏi vai của chị Tương, toàn bộ phần cơ thể bên phải của chị đều bị thanh thép xiên qua chẳng hạn như thành ngực trước, phổi, gan, bụng, xương chậu, mông.
Tuy nhiên, chủ yếu là chị Tương bị tổn thương gan và phổi, cụ thể chị bị tràn khí màng phổi. Chị Tương đã bị chảy máu rất nhiều và trong tình trạng nguy kịch, cần phải phẫu thuật ngay để lấy thanh thép ra.
Thanh thép lấy ra từ cơ thể chị Tương.
Cuối cùng, ca phẫu thuật diễn ra thành công sau 3 tiếng chạy đua với thời gian. Thanh thép khi lấy ra khỏi cơ thể chị Tương khiến mọi người đều phải thốt lên kinh hãi và ai nấy đều nhận định rằng chị còn sống là một kỳ tích. Bởi lẽ thanh thép này dài tới 71 cm, tuy đâm xuyên qua cơ thể chị Tương nhưng may mắn thay lại không đâm trúng các cơ quan quan trọng và mạch máu chính.
Chị Tương đang điều trị tại bệnh viện.
Bác sĩ Li Jia, giám đốc bệnh viện, nói với Đài truyền hình Quảng Đông: " Ca phẫu thuật diễn ra suôn sẻ. Cô ấy thật may mắn khi tránh được các mạch máu lớn ở phổi và ngực".
Hiện chị Tương đang trong tình trạng ổn định, hồi phục rất tốt tại bệnh viện.
"Khi nhiễm COVID-19, tôi không bao giờ có kết quả xét nghiệm dương tính, tại sao vậy?" Một bác sĩ bị lây COVID-19 từ người nhà, nhưng thật kỳ lạ, bác sĩ này xét nghiệm đi xét nghiệm lại vẫn là âm tính, kể cả lúc có triệu chứng. Vậy chúng ta nên nghĩ thế nào và bác sĩ này nói gì về việc xét nghiệm? Vào giữa tháng 6, bệnh viện nơi tôi làm việc trở nên bận rộn...