Những kỷ lục mới trong lĩnh vực ghép tay và ghép tạng của Việt Nam

Theo dõi VGT trên

Năm 2020, Việt Nam vừa ghi dấu ấn mới trên bản đồ y khoa thế giới khi thực hiện thành công ca ghép tay từ người cho sống đầu tiên và hàng loạt ca ghép tạng đặc biệt khác do bác sỹ Việt Nam thực hiện.

Những kỷ lục mới trong lĩnh vực ghép tay và ghép tạng của Việt Nam - Hình 1

Bệnh nhân may mắn được ghép chi thể là anh Phạm Văn Vương ở Hà Nội. (Ảnh: T.G/Vietnamplus)

Năm 2020, Việt Nam vừa ghi dấu ấn mới trên bản đồ y khoa thế giới khi thực hiện thành công ca ghép tay từ người cho sống đầu tiên trên thế giới.

Ca ghép tay do các bác sỹ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thực hiện.

Cũng trong năm 2020, hàng loạt ca ghép tạng đặc biệt khác đã được các bác sỹ Việt Nam thực hiện. Đó là ca ghép ruột trên người từ người cho sống đầu tiên ở Việt Nam – một trong những tạng ghép được cho là khó nhất trong lĩnh vực ghép tạng.

Đó còn là những kỷ lục ghép thành công 23 tạng gồm: 3 tim, 4 gan, 16 thận trong 13 ngày của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức; ghép thành công 5 gan trong một tuần của các bác sỹ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108…

Cơ hội cho những bệnh nhân không may mất tay, chân

Ngày 21/1, bệnh nhân Phạm Văn Vương đã được phẫu thuật ghép 1/3 dưới cẳng tay và bàn tay lấy từ người cho sống. Ca phẫu thuật do trực tiếp Giáo sư-Tiến sỹ Nguyễn Thế Hoàng, Phó Giám đốc bệnh viện, cùng các bác sỹ Khoa Chi trên và Vi phẫu thuật thuộc viện Viện Chấn thương chỉnh hình của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, thực hiện.

Giáo sư-Tiến sỹ Nguyễn Thế Hoàng từng là người Việt Nam đầu tiên và là người châu Á thứ tư được nhận giải thưởng khoa học danh giá của Cộng hòa Liên bang Đức.

Giáo sư Nguyễn Thế Hoàng đã từ chối nhiều lời mời hấp dẫn ở lại Đức để trở về Việt Nam cống hiến. Với những gì học hỏi được từ nền y tế phát triển, sau khi về nước, bác sỹ Hoàng luôn nỗ lực, sáng tạo trong công việc chuyên môn để đem đến những điều tốt nhất cho sức khỏe bệnh nhân; đồng thời làm nên những điều kỳ diệu cho y học nước nhà.

Sau 8 giờ, ca ghép cẳng tay và bàn tay mới từ người hiến sống cho một nam bệnh nhân đã thành công. Tất cả các cấu trúc giải phẫu đã phục hồi và bàn tay ghép đồng loại được tưới máu đầy đủ giống như tay bên lành và dần dần hồi phục, thích ứng với cơ thể mới, cử động và cầm nắm đồ vật chỉ sau một tháng ghép.

Giáo sư Nguyễn Thế Hoàng cho biết để có thể thực hiện ca phẫu thuật này bệnh viện đã có 3 năm chuẩn bị các cơ sở pháp lý, khoa học và những thủ tục cần thiết liên quan đến vấn đề y đức, điều trị sau ghép…

Đánh giá về ca ghép, Giáo sư-Tiến sỹ Phạm Gia Khánh, Chủ tịch Hội ghép tạng Việt Nam, cho biết: “Đây là một ca ghép tuyệt vời. Kỹ thuật ghép chân, tay đứt rời rất phức tạp, các nước tiên tiến đi trước chúng ta hàng chục năm nhưng cũng chưa bao giờ thực hiện được ca ghép chi thể từ người cho sống vì hiếm có cơ hội chấn thương đứt rời chân, tay mà vẫn đủ điều kiện để ghép lại. Muốn ghép cũng không ghép được vì nếu như không chuẩn bị đầy đủ về kỹ thuật, không quyết tâm thì không thể chớp được cơ hội ghép chân, tay cho người bệnh từ chân, tay đã buộc phải bỏ đi của người khác.”

Theo Giáo sư-Tiến sỹ Mai Hồng Bàng, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, trên thế giới từ năm 1998 đến nay chỉ có khoảng 89 ca ghép chân, tay trên thế giới được thông báo trong y văn quốc tế. Các trường hợp được ghép đều lấy nguồn từ người cho chết não.

Video đang HOT

Tại các nước Đông Nam Á, đến nay chưa có một ca ghép chân, tay đồng loại nào được thông báo trong y văn thế giới. Đây là ca đầu tiên trên thế giới được tiến hành ngay tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Tiếp nối thành công của ca ghép tay người cho sống đầu tiên trên thế giới, ngày 16/9 vừa qua, các bác sỹ của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp tục ghi dấu ấn là cơ sở y tế đầu tiên tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á ghép thành công đồng thời hai cẳng tay cho một bệnh nhân nam 18 tuổi. Hiện tất cả các vết thương của người thanh niên này đều đã liền sẹo, chi ghép sống tốt.

Những “trận đánh” lớn

Lịch sử ngành ghép tạng Việt Nam được đánh dấu bằng sự kiện ca ghép thận cho bệnh nhân Vũ Mạnh Đoan (40 tuổi) bị suy thận giai đoạn cuối vào ngày 4/6/1992 ở Bệnh viện Quân y 103 từ người hiến là em trai ruột, 28 tuổi.

Đến nay, sau hơn 28 năm, kỹ thuật ghép tạng của Việt Nam đã tiệm cận với thế giới. Mỗi năm, ngành ghép tạng Việt Nam lại xác lập thêm được nhiều thành tựu mới, khẳng định bước tiến vượt bậc trong kỹ thuật chuyên sâu.

Năm 2020 được đánh dấu bằng những kỷ lục đặc biệt của các trung tâm ghép tạng lớn tại Việt Nam như Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Học viện Quân y, Bệnh viện Trung ương Huế…

Đó là kỷ lục ghép tạng của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, trong 13 ngày (từ ngày 30/8 đến ngày 12/9 vừa qua), các bác sỹ đã thực hiện tới 23 ca ghép tạng, gồm 3 tim, 4 gan và 16 thận. Trong đó, 15 tạng từ người cho chết não.

Các bác sỹ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cũng đã cán mốc 1.000 ca ghép thận bằng ca thẫu thuật thay thận cho bệnh nhân Đ.X.T, 49 tuổi, ở Hà Nội vào ngày 28/9 vừa qua. Ca ghép thận cho bệnh nhân được tiến hành trong 3 giờ đồng hồ. Chỉ 10 ngày sau phẫu thuật, người bệnh hoàn toàn ổn định, tỉnh táo, ăn uống bình thường và có thể xuất viện, trở lại cuộc sống thường ngày.

Những kỷ lục mới trong lĩnh vực ghép tay và ghép tạng của Việt Nam - Hình 2

Bệnh nhân hồi phục sức khỏe sau ghép thận. (Ảnh: PV/Vietnamplus)

Tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, ngày 16/9 vừa qua các bác sỹ đã thực hiện thành công ca lấy, ghép đa mô tạng thứ tư. Các bác sỹ đã ghép hai phổi cho một bệnh nhân được chẩn đoán xơ phổi nguyên phát; ghép gan cho một bệnh nhân suy gan cấp trên nền xơ gan do nhiễm virus viêm gan B; ghép hai thận cho hai bệnh nhân bị suy thận mạn tính giai đoạn cuối. Đồng thời, bệnh viện cũng đã ghép hai cẳng bàn tay cho một bệnh nhân bị cụt cẳng tay cả hai bên do tai nạn chất nổ.

Ngoài ra, Bệnh viện còn phối hợp với Trung tâm Điều phối Quốc gia lấy và ghép tim cho một bệnh nhân bị viêm cơ tim thể dãn giai đoạn cuối tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

Giáo sư-Tiến sỹ Mai Hồng Bàng cho biết đây thực sự là một “trận đánh” lớn. Sau 24 giờ chuẩn bị khẩn trương và trong suốt hơn 10 giờ tiến hành phẫu thuật, Ban Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã chỉ đạo sâu sát quyết liệt, huy động hơn 150 bác sỹ, điều dưỡng, dược sỹ, kỹ thuật viên, nhân viên của bệnh viện cùng với sự tham gia với 12 bàn mổ được phối hợp hoạt động đồng thời.

Liên tiếp trong 2 ngày (ngày 27-28/10 vừa qua), Học viện Quân y đã thành công 2 ca ghép ruột, đánh dấu Việt Nam đã chinh phục thành công kỹ thuật ghép ruột – một trong những tạng ghép được cho là khó nhất trong lĩnh vực ghép tạng.

Cũng trong năm 2020, Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện thành công ca tách dính hai bé song sinh Trúc Nhi-Diệu Nhi, giúp hai bé có thể độc lập đi trên đôi chân của mình. Hai bé gái song sinh này chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương, Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 7/6/2019, với tứ chi đầy đủ, 2 cơ quan sinh dục, nhưng chung một hậu môn.

Hai bé được theo dõi và điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố đến ngày 15/7 vừa qua, được phẫu thuật tách rời. Tham gia ca phẫu thuật là 93 y, bác sỹ cùng chuyên gia từ các bệnh viện: Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Chợ Rẫy, Chấn thương chỉnh hình, Mắt thành phố Hồ Chí Minh; Xuyên Á, Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.

Các bác sỹ cho biết hai bé có thể phải trải qua 4 cuộc phẫu thuật trong thời gian tiếp theo và được Bệnh viện Nhi đồng thành phố tiếp tục theo dõi đến khi tròn 18 tuổi.

Đến nay, Việt Nam đã có 19 trung tâm ghép tạng và đạt được những tiến bộ vượt bậc cả về kỹ thuật lấy, ghép mô, tạng. Việt Nam đang dần làm chủ được kỹ thuật lấy, ghép mô, tạng trong đó nhiều tạng được coi là khó lĩnh vực ghép tạng.

Sự thành công của việc ghép tạng mở ra triển vọng điều trị cho những người bệnh có các tạng bị suy giai đoạn cuối; mang lại những hy vọng, cùng cơ hội lớn vượt qua các căn bệnh hiểm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho các bệnh nhân./.

Những kỳ tích mang tên Việt Nam trong kỹ thuật vi phẫu

Năm 28 tuổi, Nguyễn Mạnh Hùng đã bật khóc thật lớn khi được đứng trên đôi bàn chân khỏe mạnh sau những năm tháng bị kỳ thị với đôi chân cong như rễ cây.

Một năm sau, Phạm Văn Vương cũng không thể nghĩ, bàn tay trái bị máy cán nghiền nát bốn năm trước lại được tái sinh nhờ bàn tay ghép từ một người hiến sống. Kỹ thuật vi phẫu và đôi bàn tay tuyệt vời của những bác sĩ đang mang lại cuộc sống mới cho họ.

Những kỳ tích mang tên Việt Nam trong kỹ thuật vi phẫu - Hình 1

Ca ghép chi thể đầu tiên từ người cho sống đã thành công.

Cuộc đời như được sinh ra thêm một lần nữa nhờ kỹ thuật vi phẫu

Chỉ vào đôi chân thẳng của mình, Nguyễn Mạnh Hùng (30 tuổi, Nam Định) hạnh phúc khoe, hai năm qua, em đã có được một đôi chân bình thường như mơ ước. Và tình yêu cũng đã đến với em sau nhiều năm tháng bị kỳ thị. Tất cả như một giấc mơ, kể từ sau khi em được sinh ra đời.

Ngày chào đời, H đã có một đôi chân khác biệt. Càng lớn lên, đôi chân của cậu càng bị uốn cong nặng nề hơn, giống như rễ cây. H cũng đã có cơ hội được các chuyên gia phẫu thuật chỉnh hình của Mỹ khám và hội chẩn, nhưng họ cũng lắc đầu và nói "Không thể chữa được". H cứ nghĩ cuộc đời mình khép lại từ đó, an phận với nghề sửa chữa điện tại quê nhà.

Những kỳ tích mang tên Việt Nam trong kỹ thuật vi phẫu - Hình 2

Hai chân cong như rễ cây của bệnh nhân.

Nhưng cuộc đời đã tạo ra một bước ngoặt rất lớn với Hùng sau khi bị tai nạn khiến đôi chân bị gẫy hở phức tạp vào tháng 4-2018, phải đi cấp cứu tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

GS, TSKH, TTND Nguyễn Thế Hoàng, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 chia sẻ, khi nhìn thấy đôi chân của Hùng, các bác sĩ chuyên ngành đều rất kinh ngạc vì một dị dạng phức tạp đến kỳ lạ và khó tin mà suốt cả hơn 30 năm làm nghề, họ chưa bao giờ nhìn thấy.

Mà trong đó, những tổn thương kỳ lạ của H là chiều dài xương hai bên khác biệt, toàn bộ hệ thống xương khớp ở vùng đùi, cẳng chân và bàn chân đều bị biến dạng cong vẹo và phức tạp theo nhiều chiều, nhiều hướng khác nhau,xương bị thưa loãng nặng.. Thách thức đặt ra, nếu không chữa khỏi, sẽ phải cắt bỏ cả hai chi.

Những kỳ tích mang tên Việt Nam trong kỹ thuật vi phẫu - Hình 3

"Hoàng tử ếch" đã có cuộc sống mới.

Thế nhưng, các bác sĩ vẫn quyết định mang lại cuộc sống mới cho "hoàng tử ếch" bằng một kế hoạch tỉ mỉ, chính xác các phương pháp can thiệp. Sau tám tháng điều trị và trải qua ba lần phẫu thuật, hai chân của bệnh nhân đã hoàn toàn bằng nhau. Và sau hai năm, H đã có một cuộc sống mới trên đôi chân vững vàng của mình và chuẩn bị đón hạnh phúc riêng của mình.

Sau kỳ tích đó, năm 2020, các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 lại lập nên kỳ tích mới gây tiếng vang với thế giới, đi vào lịch sử ghép chi thể và vi phẫu thuật thế giới khi thực hiện thành công ca ghep chi thê đâu tiên tư ngươi cho sông.

Bệnh nhân được ghép là anh Phạm Văn Vương, 31 tuổi (Thanh Trì, Hà Nội). Cách đó bốn năm, anh Vương bị tai nạn do máy đột dập khiến toàn bộ 1/3 dưới cẳng tay và bàn tay trái gây dập nát, biến dạng hoàn toàn, buộc phải cắt cụt 1/3 dưới cẳng tay.

Cánh tay được ghép cho anh là từ một người không may bị tai nạn lao động phải cắt bỏ một tay, nhưng chức năng 1/3 dưới cẳng tay vẫn còn hoạt động tốt. Dù phải đối mặt với nhiều thách thức do phân chi thể từ canh tay đến cẳng tay của chi thể chuẩn bị cắt cụt đang bị hoai tư và bội nhiễm thứ phát, nguy cơ nhiễm trùng rất cao, nhưng Giam đôc Bênh viên - GS, TS, TTND Mai Hông Bang cung toan thê Ban Giám đốc bệnh viện và kíp phẫu thuật trong phiên hôi chân đăc biêt trước mổ, đa quyêt đinh se thực hiện ca mổ "ghep ban tay mơi" cho anh Vương.

Sau tám giơ, ca mổ "ghép cẳng tay và bàn tay mới" từ người hiến sống cho anh Phạm Văn Vương thanh công. Tất cả các cấu trúc giải phẫu đã phục hồi và bàn tay ghép đồng loại được tưới máu đầy đủ giống như tay bên lành. Ngay sau mổ, anh Vương đã có thể tự vận động nhúc nhích được các ngón tay của bàn tay ghép.

Trồng lại chi thể đứt rời ứng dụng kỹ thuật vi phẫu la một ky thuât rât kho, phưc tap, la đinh cao cua phâu thuât tao hinh va vi phâu thuât mach mau thân kinh. Cho đến nay, mặc dù đã có hàng chục nghìn ca trồng lại chi thể đứt rời tự thân được thực hiện thành công trên thế giới, tuy nhiên ghép chi thể đồng loại lại khó khăn và thách thức hơn rất nhiều, đây la ky thuât phưc tap đoi hoi ngươi cho - ngươi nhân phai tương thich tư nhom mau đên hê thông miên dich va sau phâu thuât sư dung thuôc chông thai ghep thât phu hơp, chăt che, cân trong hơn ghep nhiêu mô, tang khac.

Những kỳ tích mang tên Việt Nam trong kỹ thuật vi phẫu - Hình 4

Bệnh nhân được tái sinh đôi bàn tay lành lặn nhờ tay hiến từ người cho sống.

Dấu ấn vi phẫu "made in Việt Nam"

Thành công của ca ghép chi thể từ người cho sống đanh dâu môt bươc ngoăt tiêu biêu cua y hoc Viêt Nam trên ban đô y hoc ghep chi thê va vi phâu thê giơi. Đây là ca ghép chi thể đâu tiên tai khu vực Đông Nam Á, đồng thời cũng là ca ghép chi thể đầu tiên trên thế giới lấy từ người cho sống.

GS, TS Mai Hồng Bàng tự hào nói, thành công này mở ra hướng điều trị mới trong tương lai, không chỉ ghép chi thể từ người hiến chết não mà còn từ người sống cho những người bệnh không may bị mất đi chi thể. Điều này cũng đánh dấu kỹ thuật vi phẫu của Việt Nam đã bước một bước tiến dài kể từ sau khi các bác sĩ phẫu thuật tạo hình Hoa Kỳ, dẫn đầu bởi bác sĩ Craig Merrel đã tình nguyện đến Việt Nam và bắt đầu chương trình điều trị cho các bệnh nhân cần sự can thiệp của vi phẫu thuật. Bác sĩ Craig cùng các đồng nghiệp đã giới thiệu các kỹ thuật cao trong ngành đến các chuyên gia hàng đầu của Việt Nam thời ấy. Từ năm 1991 đến nay, các bác sĩ tai Bênh viên Trung ương Quân đội 108 đã thực hiện phẫu thuật vi phẫu thành công cho hang ngan ca bệnh phức tạp, với tỷ lệ thành công trung bình hơn 95%.

Cung vơi sư phat triên chuyên sâu, năm 2005 khoa Phâu thuât chi trên va vi phâu thuât đươc thanh lâp dươi sư lanh đao cua GS, TS Nguyên Viêt Tiên (nguyên Pho Giam đôc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) cung GS, TSKH Nguyên Thê Hoang đươc đao tao bai ban tai Cộng hòa liên bang Đưc vê vi phâu thuât.

GS, TS Nguyễn Thế Hoàng cho biết, trên thế giới, vi phẫu luôn là kỹ thuật khó thực hiện, đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ, chuẩn xác của đội ngũ bác sĩ và chưa bao giờ vi phẫu bảo đảm thành công 100%. Hiện nay, Việt Nam là một trong số ít các nước có thể thực hiện thành công hàng trăm ca vi phẫu phức tạp với tỷ lệ phục hồi hơn 97%.

Tai môt hôi thao vi phâu thuât mới đây nhất tại Hà Nội, GS Jheng Feng Jeng - Tô chưc Operation Smile khẳng định: "Chúng tôi đã đi nhiều nơi, phối hợp với tổ chức Operation Smile chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ cho các quốc gia khác nhau trên thế giới trong kỹ thuật vi phẫu, nhưng Việt Nam là nơi học hỏi và phát triển kỹ thuật này nhanh và hiệu quả nhất. Các bạn đã làm được những điều kỳ diệu. Kỹ thuật của các bạn có thể sánh ngang với các quốc gia phát triển hiện nay".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Mua thuốc trên mạng bôi chữa ngứa, thanh niên nhiễm nấm đầy người
19:08:54 10/11/2024
Loại ung thư nhiều người mắc nhất ở Việt Nam
20:39:36 10/11/2024
Sụt cân nhiều, đau cột sống thắt lưng cảnh giác với ung thư đại tràng giai đoạn muộn di căn
18:07:29 10/11/2024
Cá mòi giàu omega-3 nhưng ai không nên ăn?
18:10:01 10/11/2024
Người phụ nữ 39 tuổi ở Phú Thọ bị đột quỵ sau 5 ngày đau đầu
18:14:31 10/11/2024
Con bị suy tuyến thượng thận do thói quen nhiều người lớn hay mắc phải
10:47:39 10/11/2024
3 điều cần tránh khi ăn trứng vịt lộn
11:20:07 09/11/2024
Cách dùng thuốc hạ sốt cho trẻ
18:21:05 10/11/2024

Tin đang nóng

Chi Dân và Andrea bị điều tra vì nghi liên quan ma túy
17:49:39 10/11/2024
Kết luận giám định chữ ký trong vụ tranh chấp thừa kế của cố NSƯT Vũ Linh
22:01:58 10/11/2024
Nhóm nghệ sĩ nổi tiếng showbiz Việt chung tiền mua biệt thự ở nước ngoài để tận hưởng
18:07:36 10/11/2024
Trúc Nhân ngã "sấp mặt", bị nói "không ra gì"
20:28:06 10/11/2024
Quang Linh Vlogs tự tay "hủy hoại hình tượng", hơn 2 triệu người bất ngờ
20:10:45 10/11/2024
"Búp bê cổ trang" đẹp nhất màn ảnh lộ bằng chứng chung sống với Vương Hạc Đệ?
19:44:21 10/11/2024
Lan Ngọc bị netizen kém duyên réo tên trong ồn ào chấn động của Chi Dân
18:12:39 10/11/2024
Hoa hậu Lương Thùy Linh học tiến sĩ ở tuổi 24
22:05:14 10/11/2024

Tin mới nhất

Bỏ ăn sáng, chuyện gì xảy ra với cơ thể?

21:02:14 10/11/2024
Bỏ bữa sẽ gây ra tình trạng giảm mạnh lượng đường, từ đó kích hoạt giải phóng các hormone có thể gây ra chứng đau nửa đầu và đau đầu.

Lợi ích sức khỏe của trái cây màu đỏ

21:01:06 10/11/2024
Trái cây màu đỏ có lượng chất xơ lớn giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường từ thức ăn, cân bằng lượng đường trong máu và ngăn ngừa kháng insulin và tiểu đường.

Cẩn trọng khi đau ngực, khó thở

20:53:20 10/11/2024
Ngoài ra, bệnh thân chung động mạch vành trái thường có tỷ lệ tử vong và biến cố tim mạch rất cao nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời.

Những người không nên ăn nhiều cá

20:49:19 10/11/2024
Nhiều người gặp tình trạng dị ứng với hải sản, do cơ thể phản ứng với các protein có trong cá. Nếu đã từng bị dị ứng với hải sản, bạn nên tránh hoặc hạn chế ăn cá để ngăn ngừa nguy cơ dị ứng tái phát, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏ...

Việt Nam có 'vua của các loại hạt', vừa tốt cho tim mạch vừa tốt cho bà bầu

20:46:17 10/11/2024
Hạt óc chó có thể giúp kiểm soát đường huyết nhờ vào hàm lượng chất xơ và chất béo lành mạnh. Chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu, ngăn ngừa tăng đột biến lượng đường trong máu sau khi ăn.

Thực hư ăn muối i-ốt gây ung thư tuyến giáp

20:43:45 10/11/2024
Kết quả tổng điều tra dinh dưỡng của Bệnh viện Nội tiết Trung ương và Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2019-2020, cho thấy Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp bệnh nhân thừa i-ốt.

Hoạt chất chống ung thư trong vỏ táo của nhóm nghiên cứu trường đại học

20:41:22 10/11/2024
Các dẫn xuất este hóa của AU cũng có khả năng gây độc tế bào ung thư, do có sự phóng thích electron trên nguyên tử nitơ và của vòng benzen, đây là yếu tố quan trọng gây nên hoạt tính sinh học này.

Giảm cân nên ăn mấy quả trứng mỗi ngày?

20:36:56 10/11/2024
Protein trong trứng là loại protein tốt và chứa các axit amin thiết yếu cần thiết cho cơ thể con người, có thể cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể và phục hồi các mô.

Uống nước ép táo tự làm có an toàn không?

20:31:49 10/11/2024
Uống nước ép táo có tác dụng bảo vệ các chất dẫn truyền thần kinh của não, một trong những chất đó là acetylcholine, một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer.

5 bí quyết sống lâu hơn khi bị suy tim

20:29:52 10/11/2024
Tổn thương thận hoặc gan là do lưu lượng máu giảm và tích tụ chất lỏng trong các cơ quan trong cơ thể. Khi chức năng bơm máu của tim không được bình thường, cơ thể sẽ cố gắng đối phó bằng cách tăng lượng dịch trong máu.

7 dấu hiệu vào buổi sáng cảnh báo gan không khỏe

20:25:08 10/11/2024
Nếu thường xuyên thấy xuất hiện những dấu hiệu này khi thức dậy vào buổi sáng, bạn cần nhanh chóng đi khám gan càng sớm càng tốt.

Lạnh đến mấy cũng nên mở cửa sổ 5 thời điểm này để tốt cho sức khỏe

20:20:59 10/11/2024
Mền ấm và ẩm là món ưa thích của bọ ve. Đặc biệt, nó dính đầy mồ hôi của con người. Chỉ cần hơi ẩm, cộng với nhiệt độ và độ ẩm hoàn hảo là môi trường thích hợp nhất cho bọ ve sinh tồn.

Có thể bạn quan tâm

Xếp hạng may mắn của 12 cung hoàng đạo 11/11/2024: Song Tử và Bảo Bình có vận may tốt

Trắc nghiệm

23:24:45 10/11/2024
Xếp hạng may mắn 12 cung hoàng đạo hôm nay 11/11. Đâu là con cung hoàng đạo may mắn nhất hôm nay? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây. Xếp hạng may mắn nhất: Cung Song Tử và Bảo Bình - 9/10

Andrea Aybar trước khi bị nghi sử dụng ma túy: Sự nghiệp le lói, ồn ào đời tư

Sao việt

23:01:26 10/11/2024
Trước khi bị tạm giữ vì nghi liên quan đến ma túy, người mẫu Andrea Aybar liên tiếp vướng ồn ào, tai tiếng trong đời tư lẫn sự nghiệp.

'Bom sex' Mạc Tiểu Kỳ: Sở hữu 2 bằng thạc sĩ, không ngại khoe thân đóng phim

Sao châu á

22:44:50 10/11/2024
Bom sex Mạc Tiểu Kỳ sở hữu thành tích học tập nổi trội với 2 tấm bằng thạc sĩ. Dù vậy, cô theo đuổi phong cách khoe thân, nổi loạn khi hoạt động showbiz.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: "Điện ảnh chưa làm khán giả yêu lịch sử Việt"

Hậu trường phim

22:32:50 10/11/2024
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều thẳng thắn nói tại hội thảo: Các nhà làm phim có một nỗi sợ mơ hồ với đề tài lịch sử. Chúng ta còn hạn chế trong nghệ thuật, tư duy và quản lý .

Hà Anh Tuấn: "Thời chung trường, tôi không nghĩ Uyên Linh sẽ thành ca sĩ"

Nhạc việt

22:29:49 10/11/2024
Đêm nhạc The Vocalist của Uyên Linh diễn ra tại Nhà hát Hòa bình (TPHCM), thu hút 2.000 khán giả tham dự. Đây là dự án âm nhạc lớn nhất từ trước đến nay của nữ ca sĩ, nhân dịp kỷ niệm 14 năm ca hát.

Hạnh phúc đáng ngưỡng mộ của mỹ nhân 4 con Gal Gadot

Sao âu mỹ

21:57:15 10/11/2024
Gal Gadot vừa chia sẻ bức ảnh gia đình ngọt ngào cùng chồng và 4 con gái. Ở tuổi 39, mỹ nhân gốc Israel tự hào khi vừa có hạnh phúc viên mãn và sự nghiệp lẫy lừng tại Hollywood.

Harrison Ford đối đầu Anthony Mackie trong 'Captain America: Brave New World'

Phim âu mỹ

21:52:03 10/11/2024
Hãng Marvel vừa tung ra trailer thứ 2 của bom tấn Captain America: Brave New World hé lộ thân phận của nhiều nhân vật, đặc biệt là phản diện mới - Red Hulk do tài tử Harrison Ford thủ vai.

Rap Việt lại gây ồn ào vì hát nhiều hơn rap, lộ chuyện thiên vị rapper nữ?

Tv show

21:10:52 10/11/2024
Việc Shayda tiến thẳng vào vòng trong trong khi YP - người đã thực hiện đúng yêu cầu bài thi lại phải dừng chân khiến cư dân mạng dậy sóng.

Bận rộn thi Hoa hậu Quốc tế, Thanh Thủy không quên làm điều này để da dẻ luôn căng mịn

Làm đẹp

21:03:33 10/11/2024
Gương mặt hồng hào, căng bóng sẽ giúp Thanh Thủy tỏa sáng trong mọi khoảnh khắc, từ những buổi họp báo đến những sự kiện quan trọng.

3 loại dầu ăn 'cực hại sức khỏe', nhiều người vẫn vô tình sử dụng mà không hay

Thế giới

20:33:59 10/11/2024
Nhiều cơ sở sản xuất dầu tự chiết xuất nhỏ lẻ, không rõ nguồn gốc thường sử dụng các thiết bị cũ kỹ, không được vệ sinh thường xuyên. Điều này dẫn đến tình trạng dầu bị lẫn tạp chất, cặn bã, thậm chí là nấm mốc và aflatoxin.

Nữ thần tượng Gen Z nhận 6 đề cử Grammy 2025, sánh ngang với Taylor Swift

Nhạc quốc tế

20:24:02 10/11/2024
Được coi là hiện tượng nổi bật nhất mùa hè năm 2024 cùng bản hit Espresso, Sabrina Carpenter trở thành một trong những ứng cử viên sáng giá của Lễ trao giải Grammy 2025.