Những ‘kinh nghiệm vàng’ cho người mua xe ôtô đã qua sử dụng
Mua xe ôtô đã qua sử dụng là bài toán kinh tế đáng bàn bởi lợi ích kéo theo không hề nhỏ. Tuy nhiên bên cạnh những lợi thế, ưu điểm đó cũng có khá nhiều bất cập mà người mua phải cân nhắc, tìm hiểu.
Mua xe qua sử dụng đang là xu hướng của nhiều người dùng hiện nay. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam )
Xe ôtô đã qua sử dụng ngày càng hấp dẫn người dùng bởi chi phí rẻ, nhiều lựa chọn… Bên cạnh đó, đại dịch COVID-19 kéo dài gây ảnh hưởng về kinh tế nên người mua càng có xu hướng tìm đến những chiếc xe cũ để trải nghiệm và sử dụng.
Tuy nhiên, mua xe cũ đồng nghĩa với việc sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro về vận hành cũng như độ bền nếu như người mua không tìm hiểu kỹ và dẫn đến bị “hớ” về giá thành so với chất lượng của xe.
Anh Nguyễn Minh Tiến, chủ một gara xe cũ lâu đời tại đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội chia sẻ với độc giả VietnamPlus 5 “quy tắc vàng” khi đi mua xe ôtô đã qua sử dụng.
Kiểm tra thân vỏ
Thông thường, ngoại hình sẽ là điểm mấu chốt để quyết định giá trị của một chiếc xe cũ bởi nếu chiếc xe đã bị đâm đụng thì sẽ giá trị sẽ bị giảm đáng kể.
Trước tiên, khi kiểm tra thân vỏ của xe, người mua phải kiểm tra phần dưới nắp capô bởi phần đầu xe là nơi hay bị đâm đụng. Khi gặp va chạm lớn, phần keo chỉ dính liền ở viền dưới nắp capô hoặc phần đinh tán có thể bị hỏng hoặc mất đi và bộ phận này khó có thể làm lại như cũ. Do đó, khi keo chỉ bị mất hoặc đứt đoạn chứng tỏ xe có thể đã được thay thế hoặc sửa chữa.
Trong chiếc xe này, phần keo chỉ bên dưới nắp capô hầu như không có có thể do xe đã va chạm và sửa chữa nhiều lần. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam )
Bên cạnh đó, khách hàng cũng nên chú ý đến bulông-ốc vít trên xe. Nếu trên xe đang có hàng loạt những con ốc cũ mà lại xuất hiện một vài con ốc mới thì có khả năng phần khung thân vỏ của xe cũng đã có tác động.
Ngoài nắp capô, người mua xe cần chú ý thêm ở những vị trí nhạy cảm trên thân vỏ vì các vị trí đó không chỉ cho biết chiếc xe đó được sử dụng như thế nào mà còn lưu dấu ấn trong các vụ va chạm. Đó là những khe ráp nối các tấm vỏ, các mép gấp ở khung cửa ra vào hay cửa kính hoặc sườn, đường gân của xe.
Sự hao mòn của nội thất
Đi vào bên trong chiếc ôtô, người mua xe cần phải kiểm tra toàn bộ lớp vỏ da bọc. Thông thường, độ hao mòn của da bọc sẽ thể hiện được tuổi đời của xe, xe đi càng ít sử dụng, lớp da ít bị nứt, gãy và bị vết “chân chim” hơn những xe thường xuyên sử dụng.
Video đang HOT
Độ bền của da bọc có thể nói lên được tuổi thọ của chiếc xe. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam )
Nếu là ghế bọc da thì phần đỡ đùi dưới và bên lưng ghế là nơi thường xuyên tiếp xúc sẽ bị bong mặt hoặc rạn nứt khi sử dụng nhiều. Tùy theo chất lượng nội thất mà sự xuống cấp diễn ra nhanh hay chậm. Với những xe đã được bọc lại nội thất thì nệm mút bị nhão là dấu hiệu còn lại để có thể nhận biết. Vôlăng nhẵn bóng ở những vị trí tay cầm, hay lớp bọc da bong tróc cũng là biểu hiện dễ nhận thấy.
Ngoài ra, người mua cũng nên kiểm ra thêm về sơn chữ ở các bộ phận của xe cũng như các thiết bị điện trong xe như đóng, mở cửa, điều chỉnh ghế lái, gạt nước, hệ thống đèn báo,… đến các tiện nghi như điều hoà, hệ thống giải trí để xem còn hoạt động tốt hay không.
Kiểm tra về khả năng vận hành
Dù ngoại hình hay nội thất có xấu hay cũ đến đâu thì cũng vẫn chỉ là “vẻ bề ngoài.” Vấn đề người mua cần xem xét kỹ lưỡng nhất đó là “trái tim” của một chiếc ôtô: Động cơ và hộp số giúp xe vận hành.
Để kiểm tra động cơ, người mua có thể quan sát kỹ ốc mặt máy, bulông, ốc cổ xả xem có dấu hiệu đã bị tháo và siết hay chưa. Nếu có, chứng tỏ động cơ đã qua sửa chữa và cần hỏi rõ đã sửa chữa những gì để biết thêm thông tin.
Người mua xe cũ nên mang xe vào hãng hay các garage để kiểm tra tổng quát sẽ cho ra kết quả xác thực hơn về động cơ xe. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam )
Sau khi đã kiểm tra xe cẩn thận, người mua nên lái thử vài vòng để có cảm nhận rõ ràng nhất về cơ chế và chất lượng hoạt động của chiếc xe. Lưu ý đến việc kiểm tra tiếng động khi phanh xe ở tốc độ 50 km/h và khi vào cua chậm 1 góc 90 độ, hãy tập trung nghe âm thanh và độ rung của chiếc xe. Đặc biệt, khi di chuyển ở tốc độ cao mà xe vẫn chạy êm ái, ổn định, không bị rung lắc thì nên mua.
Ngoài ra, khi xe khởi động, nếu phát hiện ra xe thải khói thì chắc chắn khoang máy động cơ của xe có vấn đề. Bởi chỉ có những chiếc xe có động cơ bị hư hỏng nặng mới thải ra luồng khói bất thường.
Theo anh Tiến, các bước trên chỉ là các thao tác cơ bản và đơn giản. Nếu cẩn thận, khách mua xe cũ nên thuê thợ đi theo khi xem, kiểm tra tình trạng xe một cách cẩn thận.
“Hiện nay, nhiều chủ xe cũng chọn cách mang xe cũ vào hãng hay các garage để kiểm tra tổng quát với chi phí khoảng gần 1 triệu đồng đối với các thương hiệu xe bình dân. Việc này nên là bước cuối cùng trước khi quyết định mua xe cũ. Nếu là các showroom bán xe cũ uy tín họ sẽ sẵn sàng cùng người mua mang xe đi kiểm tra,” anh Tiến chia sẻ.
Kiểm tra dấu hiệu xe bị thuỷ kích, ngập nước
Xe bị thuỷ kích hay gọi là ngập nước gần như là sự cố hỏng hóc lớn nhất đối với mỗi một chiếc xe bởi khi xe đã bị ngập nước thì hầu như mọi bộ phận trên xe sẽ bị hư hại và phải thay mới hoàn toàn. Do vậy, những người đi mua xe cũ trước tiên phải xem xét thật kỹ xem chiếc xe của mình đã có “tiền sử” bị ngập nước hay chưa.
Về việc này, anh Tiến chia sẻ: “Ngoài nhờ những người thân quen, biết kỹ thuật khi chọn xe, người mua cần trang bị thêm một số kiến thức cơ bản để hạn chế tối đa nguy cơ mua phải ôtô cũ từng bị thuỷ kích, tai nạn…”
Ô tô bị ngập sẽ dẫn đến việc hỏng hóc các thiết bị bên trong là rất cao. (Ảnh nguồn: Otofun)
Máy là chi tiết cần kiểm tra đầu tiên khi mua ôtô cũ . Hãy lật nắp capô để “soi” từng chi tiết động cơ, hộp số. Luôn nhớ rằng, những xe đã làm lại máy hoặc hộp số thì những đầu ốc, cạnh ốc ở lốc máy và bên ngoài hộp số sẽ có dấu vết mòn do cờ lê để lại. Tiếp đến, hãy miết nhẹ tay vào các đường keo chỉ ở dưới nắp capô và thân xe xem có còn còn mịn không, các đường keo phải đều không bị gấp, nối.
Bên cạnh đó, người mua cũng nên kiểm tra thêm vị trí dưới sàn xe. Trong trường hợp xe đã trong tình trạng bị ngập cả vào trong khoang lái, nếu chủ xe trước đó không vệ sinh kịp thời thì các phần kim loại cũng như ốc xe bên dưới đó sẽ bị rỉ sét hoặc bị ăn mòn. Các con ốc đó được nếu được thay mới hay có dấu hiệu sửa chữa thì cũng phải nên cân nhắc đến vấn đề xe đã trải qua “đại” tu sửa, hỏng hóc.
Kiểm tra về uy tín, giấy tờ người bán
Đây là vấn đề quan trọng không kém đối với một chiếc xe ôtô đã qua sử dụng như giấy đăng ký, sổ đăng kiểm đầy đủ, sổ bảo hiểm… Nó không chỉ cho biết những người chủ sở hữu trước đó mà còn giúp người mua có thể biết chiếc xe đó có những trang bị, tính năng gì để từ đó kiểm tra và chắc chắn rằng các tính năng đó vẫn hoạt động tốt, đúng với đời xe.
Thông thường, người mua xe đã qua sử dụng sẽ phải bỏ thêm những khoản chi phí (thuế trước bạ, tính theo giá trị xe cũ do cơ quan thuế quy định) để chuyển quyền sở hữu hợp pháp, và số tiền có thể sẽ chênh lệch rất nhiều nếu giấy đăng ký xe ở các địa phương khác nhau.
Bên cạnh đó, nhiều người có kinh nghiệm mua xe cũ thường có thói quen sang tên đổi chủ xe luôn để tránh các vấn đề liên quan đến giấy tờ pháp lý. Nếu giấy tờ sạch, những chiếc xe đã qua sử dụng có thể hoàn thành các thủ tục sang tên rất nhanh, còn nếu giấy tờ có vấn đề như cầm cố ngân hàng, tranh chấp sẽ không thể sang tên đổi chủ được. Vì vậy, người mua phải kiểm tra thật kỹ trước khi mua để tránh việc “tiền mất tật mang”./.
Bỏ túi kinh nghiệm mua xe ôtô giá rẻ dịp cận Tết
Tận dụng những chương trình khuyến mãi, xác định rõ tiêu chí chọn lựa là hai trong số những bí quyết mua xe ôtô mới cho khách hàng dịp giáp Tết Nguyên đán.
Tận dụng khuyến mãi, giảm giá
Cận Tết là thời điểm lý tưởng để mua xe ôtô khi các hãng xe liên tục tung ra các chương trình ưu đãi. Đây cũng là lúc khách hàng có cơ hội để thương lượng giá cả với đại lý bán xe, cũng như đề xuất thêm các mức ưu đãi.
Các gói khuyến mãi đi kèm như phụ tùng bổ sung, các loại thuế, phí cũng nên được khách hàng tìm hiểu kỹ. Bởi, có không ít các đại lý trong nước đã cắt bớt những ưu đãi này để kiếm lời.
Trong cùng một phân khúc giá, khách hàng nên lựa chọn mẫu ôtô sở hữu ưu đãi nhiều hơn. Ảnh: Cartimes
Ngoài ra, người mua nên thực hiện so sánh các mức giảm giá hoặc giá trị quà tặng giữa những chiếc xe có chất lượng tương đương.
Kiểm tra chất lượng xe
Tại Việt Nam, người mua ôtô thường không được kiểm nghiệm chất lượng chiếc xe trước khi mang xe về nhà. Đây là lý do dẫn đến tình trạng ém hàng hoặc làm tăng giá bán xe.
Do đó, đừng ngại yêu cầu người bán mang xe cho bạn lái thử trong bất kỳ thời điểm mua xe nào. Bỏ qua trình tự này, rủi ro gặp phải sau khi nhận xe sẽ chỉ làm mất thời gian và mang bực dọc vào người.
Tham khảo nhiều thương hiệu
Khi mua xe, nhiều khách hàng có tâm lý chỉ tập trung vào một thương hiệu xe theo lịch sử và số đông, mà quên tìm hiểu xem chiếc xe có phù hợp với nhu cầu sử dụng hay không? Vì vậy, bạn nên tham khảo nhiều thương hiệu xe khác nhau để có thể chọn lựa được mẫu xe phù hợp nhất.
Bên cạnh đó, những dịch vụ sau bán hàng của nhà cung cấp cũng là điều mà người mua xe nên quan tâm.
Xác định rõ tiêu chí chọn lựa
Việc đòi hỏi quá nhiều thứ ở một chiếc xe hơi sẽ vô hình gây trở ngại cho việc tìm kiếm và chọn lựa xe của khách hàng. Bởi chẳng có chiếc xe nào thỏa mãn đầy đủ tiện ích, điều kiện mà giá cả lại phù hợp với mong muốn của mọi người
Vì vậy, người mua nên xác định rõ mục tiêu và tiêu chí khi chọn lựa xe để tránh lãng phí thời gian và tiết kiệm tiền bạc.
Tranh thủ sự hỗ trợ của ngân hàng
Dịp cận Tết, nhiều đại lý xe hơi có các chương trình ưu đãi, phối hợp với ngân hàng để hỗ trợ khách hàng vay mua ô tô với thủ tục đơn giản. Vì vậy, đây cũng chính là thời điểm lý tưởng để người mua tranh thủ sự hỗ trợ của ngân hàng để có thể sắm xe "diện" Tết.
Đặt cọc khi mua xe ôtô
Theo quy định tại điều 328 của Bộ luật Dân sự năm 2015, khoản đặt cọc là để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Quy định cũng nêu rõ: "Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác".
Trên thực tế, có nhiều trường hợp đại lý chỉ trả lại số tiền đặt cọc cho khách hàng khi không có xe giao theo hợp đồng đã ký.
Nếu không còn thỏa thuận nào khác ngoài hợp đồng đặt cọc, đại lý bắt buộc phải trả lại số tiền đặt cọc, cộng thêm 1 khoản tiền tương đương với số tiền mà khách hàng đã đặt cọc. Vì vậy, để tránh bị thiệt, bạn cần đọc kỹ các quy định trong biên bản thỏa thuận đặt cọc giữa hai bên, hợp đồng mua bán phải rõ ràng, cụ thể, tránh rắc rối sau này.
8 sai lầm phổ biến khi mua một chiếc xe ôtô mới nhiều người mắc phải Theo thống kê, hầu hết các tài xế thường thay ôtô 6 năm một lần. Với khoảng thời gian gắn bó khá dài như vậy, hãy thu thập thông tin và tìm hiểu thật kĩ để mua được chiếc xe ưng ý và có những trải nghiệm tuyệt vời. Bright Side đã chỉ ra 8 sai lầm phổ biến và tốt hơn hết...