Những kiểu rước dâu kỳ lạ nhất Việt Nam
Không cần tới những chiếc xe rước dâu tiền tỉ, các phương tiện vận chuyển bình dân nhất đều có thể khiến cô dâu, chú rể lẫn hai họ vui “ngất trời” và tự hào về đám cưới không đụng hàng của mình.
Rước dâu bằng xe trâu
Cư dân mạng đã từng trầm trồ thích thú với một đám cưới ở Nghệ An, chú rể rước nàng về dinh trên một chiếc xe trâu được trang hoàng “hoành tráng”.
Được biết, cô dâu và chú rể ở cùng xã, cách nhau chỉ khoảng 5 phút đi bộ nên nếu thuê ôtô làm xe hoa thì thật “chẳng bõ công lên xe”. Chính vì vậy, chú rể đã nghĩ ra chiêu rước dâu độc đáo này vì muốn đem lại niềm vui bất ngờ cho bà xã.
Rước dâu bằng cả đàn voi
Cuối năm 2012, một đám cưới ở Đắk Lắk tổ chức theo nghi lễ truyền thống của đồng bào địa phương với dàn “xe” rước dâu là 20 chú voi nhà lừng lững. Đoàn xe rước dâu độc đáo này diễu phố gần nhà gái. Sau đó chú rể tiếp tục đón dâu về nhà tại Buôn Ma Thuột bằng ôtô.
Theo như thông tin được cư dân mạng lan truyền, cha của cô dâu là một “ông trùm” sở hữu rất nhiều voi. Trước đó, chị gái của cô dâu cũng đã từng được rước dâu bằng cả một đội hình voi y chang.
Rộn ràng đám cưới rước dâu bằng xe công nông, máy cày
Một năm sau đám cưới xe trâu, người dân xứ Nghệ lại được dịp xôn xao về màn rước dâu độc đáo khác. Lần này, chú rể đã tự chế chiếc công nông thành xe hoa rực rỡ với bóng bay, hoa hồng, hình trái tim kết bằng lá dừa.
Bằng ý tưởng này, chú rể đã khiến cô dâu hạnh phúc tột cùng xen lẫn tự hào khi bước lên xe hoa đầy sáng tạo. Theo sau hộ tống cô dâu chú rể là 11 chiếc xe công nông khác chở hai họ và bạn bè, được trang hoàng lộng lẫy và dán chữ “song hỷ” trên đầu xe.
Trong khi đó, một chú rể ở Đồng Nai lại chọn máy cày làm phương tiện cưới vợ. Theo chia sẻ của cô dâu chú rể thì lựa chọn máy cày vừa độc đáo, vừa là để thể hiện sự gắn bó, trân trọng những dụng cụ nhà nông hiện có của hai bên gia đình.
Hồi cuối tháng 10.2012, một cặp cô dâu chú rể ở ngoại thành Hà Nội cũng gây “choáng” với màn rước dâu bằng xe điện và 5 chiếc công nông hộ tống, mà chú rể chính là tài xế xe hoa.
Xe cải tiến “rẽ” nước lũ đón nàng về dinh
Video đang HOT
Đám cưới trời khô ráo thì thật hoàn hảo, đám cưới trời mưa, mùa lũ mới thật là vất vả cho cả người trong cuộc lẫn khách mời. Tuy nhiên, không vì thế mà đám cưới giữa biển nước thiếu đi sự lãng mạn.
Năm 2008, trận mưa lớn kéo dài nhiều ngày biến nhiều khu vực thủ đô Hà Nội thành sông. Vì thế, chú rể của những đám cưới trong những ngày này không còn lựa chọn nào khác ngoài cách rước nàng dâu của mình trên những phương tiện cơ động như xe cải tiến, thuyền sắt hay là bè mảng.
Mùa lũ năm 2010, giữa biển nước mênh mông, một anh lính hải quân ở Hà Tĩnh lãnh trách nhiệm cõng cô dâu về dinh thay cho xe hoa, đám cưới của anh vì thế mà tạo ra nhiều cảm xúc đáng nhớ và thi vị hơn.
Rước dâu tập thể bằng xích lô
Ngày 20.8.2011, tại Hà Nội, 100 cặp cô dâu chú rể đã cùng nhau thực hiện màn cầu hôn tập thể trong chương trình “tình yêu và thử thách”. Chương trình được bắt đầu bằng chuyến rước cô dâu chú rể bằng xích lô từ khách sạn, qua đường Yên Phụ, xuống dốc Hàng Than, đến Lương Văn Can, qua Bà Triệu, Nguyễn Du và cuối cùng là tập trung ở công viên Thống Nhất.
Rước dâu bằng xe bán tải
Cuối năm 2012, một đoàn rước dâu “hầm hố” gồm 32 xe bán tải Triton được trang trí bằng hoa và bóng bay diễu hành từ Võng Thị, đi vòng quanh Hà Nội và dừng lại tại Trung tâm Thúy Nga Plaza đã khiến nhiều người đi đường phải trầm trồ không ngớt.
Không chỉ ở Việt Nam, trên thế giới cũng có những màn rước dâu độc đáo và phong cách ấn tượng.
Ngày 25.11.2012, một đám cưới tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc đã có màn rước dâu nhẹ nhàng bằng xe đạp, vừa thể hiện sự lãng mạn của tình yêu tuổi teen, vừa để bảo vệ môi trường
Ngày 31.3.2013, tại Singapore, chú rể Haikal Husin (29 tuổi) khiến người dân và ngay chính cả cô dâu rất đỗi ngạc nhiên khi đón dâu bằng xe trộn bê tông. Cả đoàn xe dâu gồm 14 chiếc xe trộn bê tông nối đuôi nhau trên nền nhạc Speak Softly Love.
Hồi cuối tháng 2 vừa qua, cặp vợ chồng Hầu Minh Tu và Đới Vân (Trung Quốc) đã từng bị đánh giá là chơi trội khi thực hiện màn rước dâu bằng 6 chiếc xe tang có gắn chữ “song hỷ” đỏ trên đầu xe.
Tháng 4.2012, cô dâu Jenny Klochko (28 tuổi) đã tự mình “đưa dâu” trên chuyến xe bus số 407 tại thị trấn Sutton (London). Được biết Jenny là phóng viên tự do gốc Ukraine, làm việc cho BBC. Jenny chia sẻ cô làm vậy vì muốn những người không được mời cũng có cơ hội nhìn thấy cô dâu, giống như ở quê nhà cô, người ta thường đi bộ đến nơi cử hành hôn lễ.
Cô dâu Heidi Underwood (32 tuổi) và Simon Underwood (36 tuổi) đến từ Carlisle (Anh) đã quyết định ghi dấu ngày trọng đại của mình bằng cách biến chiếc xe xúc đất thành xe hoa.
Theo ihay
Chiến trường phim trường!
Khốc liệt vô cùng! Hiểm ác vô cùng! Có mưu mô, có sự vô văn hóa, có sự trả thù hèn hạ và tàn khốc. Của những người trong cuộc trên phim trường, đẩy nhau vào trận chiến. Trận chiến của những người nhân danh văn hóa làm nghệ thuật. Những con người biết nhau hoặc không biết nhau. Có thù hận ganh ghét nhau từ trước hoặc mâu thuẫn nảy sinh trên phim trường, có khi lớn lao to tát, có khi rất nhỏ nhặt nhưng cũng đủ để họ hành nhau. Tơi bời! ầy máu, nước mắt, tủi nhục, đớn đau, ê chề hoặc hả hê mãn nguyện kiểu tiểu nhân đắc chí.
ể có một cảnh quay phim, cả ê kíp làm việc rất vất vả và căng thẳng, như bác sỹ trên bàn mổ, như thí sinh trong giờ thi cử, như người lính trước giờ nổ súng. Im lặng, ngột ngạt, căng thẳng đến vỡ tim, toát mồ hôi. Chỉ cần một người làm không tròn bổn phận của mình là vỡ trận, trôi lịch, lạc phơ. Giống như một mắt xích trong một cái xích đang chạy trơn tru. Nhưng không phải lúc nào ê kíp cũng muôn người như một, đồng lòng đồng sức. Có khi vỡ trận có khi phải quay đi quay lại vì những chuyện không đâu, giời ơi đất hỡi, vô hình thôi mà hậu quả vô cùng nặng nề. Từ những xung đột mâu thuẫn cá nhân, từ cái tôi ích kỷ đớn hèn của những người xung trận.
Diễn viên hành diễn viên
Không ưa nhau, đố kỵ nhau từ lâu hoặc mới toanh, đây là dịp họ trả đũa, hành nhau khi có dịp diễn chung trong một cảnh quay. Trả thù bằng cách cố tình dìm hàng nhau, cố tình diễn hỏng trong một cảnh quay, khiến cho bạn diễn khốn khổ. Khi nào thấy đủ mới buông tha nhau. Giống như hiện tượng hát song ca ấy. Không cẩn thận sẽ hát chênh nhạc, lạc tone là coi như hỏng.
Thông thường diễn cùng nhau, bạn diễn phải hiểu ý nhau tung hứng, nếu không sẽ lạc nhau, độc thoại ngay lập tức. Với chiêu trò này, các diễn viên tha hồ quần nhau tơi tả, cho đến khi, đạo diễn phải can thiệp một cách gần như thô bạo mới chấm dứt. Hậu quả là cả đoàn phải gánh chịu hệ lụy, phải lao động vất vả hơn, làm việc nhiều hơn, tốn kém thời gian. Nếu có cảnh bạo lực thì không còn là diễn nữa mà họ thực sự bạo lực nhau như giang hồ. Nếu là cảnh âu yếm tình cảm, thì đúng là họ làm nhục nhau trong im lặng ê chề. ể rồi kết thúc phim diễn viên nọ nói xấu diễn viên kia, rằng diễn dở tệ, lần sau nhất định không chịu đóng chung nữa.
Có trường hợp diễn viên ghét nhau ra mặt và thỏa thuận không thèm diễn cùng với kẻ thù của mình.
Ví như, lợi dụng những mâu thuẫn ngầm của Củng Lợi và Chương Tử Di, đạo diễn phim "Hồi ức của geisa" đã mời họ diễn chung trong phim này với những xung đột của hai geisa. Kết quả, hai ngôi sao đó đã thực sự diễn như thật. Từ nỗi niềm ở đời thực họ đã bê vào màn bạc để có hai vai diễn quá xuất thần thành công. Chuyện này mãi về sau mới được tiết lộ. Ai cũng ngầm khen ý đồ độc đáo thông minh của đạo diễn. Về sau hai diễn viên này vẫn luôn duy trì trạng thái "bằng mặt nhưng không bằng lòng" với nhau. Chuyện các nữ diễn viên thừa nhận tài năng và nhan sắc của nhau, hơi bị hiếm! Ở đời thường và trong nghệ thuật cũng vậy mà thôi!
ạo diễn hành diễn viên
Chẳng phải lúc nào đạo diễn và diễn viên cũng "cơm lành canh ngọt". Có khi ghét nhau từ trước nhưng do yêu cầu của nhà sản xuất nên vẫn phải nín nhịn muối mặt mời diễn viên đó vào phim. Có khi phát sinh mâu thuẫn trong lúc quay. Thế là diễn viên tha hồ bị đạo diễn hành, diễn đi diễn lại một cảnh quay, có khi rất đơn giản. Một hành động, lặp đi lặp lại trong môi trường bình thường đã mệt đã chán, huống chi dưới ánh đèn quay với áp lực của tất cả ê kíp lại càng cơ cực hơn.
Thực sự diễn viên lúc ấy đã bị bấn loạn, rối trí không làm sao mà bình tĩnh được nữa. Phim mới nhất của tác giả bài viết này, có cảnh, một thiếu phụ bụng mang dạ chửa sợ ma chạy trên sân nhà bị ngã giữa đêm mưa. Thực ra đúp đầu tiên diễn viên đã hoàn thành xuất sắc, quay phim đã ghi hình đã ok, nhưng vì ghét thái độ sao chảnh chọe của diễn viên nên đạo diễn đã "ưu ái" tặng thêm 19 đúp nữa. Khổ thân đêm ấy, cô gái đã bị đúng là hành xác dưới trời mưa lạnh cho đến tận 4 giờ sáng.
Tổng cộng cô đã phải chạy gần 10 km vòng quay sân, trong tiếng thét gào chê bai của cả đoàn vì mệt mỏi và tức giận. Cô liên tục bị chê diễn dở, chạy giả, ngã giả, chủ động thấy ma, chủ động ngã. êm ấy cô gái đã khóc và ngậm ngùi lên xe ra về mà không hiểu tại sao, một cảnh đơn giản như thế mà khiến mình phải khốn đốn. Phim đóng máy, quay phim đạo diễn cười hể hả với nhau. Thấy sao mà ác, mà hèn!
Quay phim hành diễn viên
Tương tự như đạo diễn, nếu quay phim ghét diễn viên nào, cứ nhè cảnh diễn phức tạp nhất khó nhọc nhất mà trả thù với lý do máy quay trục trặc hoặc quên không bấm nút ghi với những lời "sorry" liên tục. Diễn viên đành phải ngậm bồ hòn làm ngọt. a số quay phim đều rất nóng tính và phũ. Không nên không phải là phang ngay với vô vàn những lời tục tĩu mất dạy, vuốt mặt không kịp.
Diễn viên hành quay phim
ến lượt diễn viên trả đũa. Diễn viên dư sức diễn tốt nhưng vì ghét quay phim nên cố tình diễn hỏng. Quay phim là công việc nặng nhọc, tập trung cao độ, thần kinh cực kỳ căng thẳng. Và thế là tha hồ bấm máy quay đi quay lại bởi lỗi của diễn viên. Làm gì được nhau, chửi cứ chửi, diễn hỏng cứ diễn hỏng. Diễn viên hình như đã quá chai sạn, trơ lỳ với chuyện này.
ạo diễn hành nhà sản xuất
Rất hiếm nhà sản xuất hòa hợp với đạo diễn vì chuyện tiền nong, tiến độ sản xuất. Nhà sản xuất ra sức đốc thúc tiến độ, mà tiến độ chủ yếu phụ thuộc vào đạo diễn do đạo diễn chỉ huy cả một ê kíp. Nhà sản xuất lại không thể nào can thiệp sâu vào công việc của đạo diễn được bởi không có chuyên môn và không có quyền theo thỏa thuận ban đầu. Mỗi ngày sản xuất phim ở hậu trường, chi phí bèo bọt nhất cũng ngót nghét 20 triệu đồng (Phim truyền hình) với các chi phí chi trả cho tiền thuê máy móc lương lậu.
Chậm ngày nào, giờ nào nhà sản xuất tái mặt ngày ấy giờ ấy. Nếu muốn, đạo diễn tha hồ cho trôi lịch, chậm tiến độ. Nhà sản xuất đành phải ngậm ngùi chịu lỗ vì không thể thay thế đạo diễn ngay tức khắc được vì sợ vỡ phim. Thông thường, một ê kíp bao gồm quay phim đạo cụ, ánh sáng, diễn viên đều do đạo diễn lựa chọn, tức là người của đạo diễn. ạo diễn bỏ đi, như rắn mất đầu, ê kíp tan ngay tức thì. Với lại, một bộ phim rất hiếm khi hai đạo diễn làm bởi cách làm của họ không bao giờ giống nhau.
Nhà sản xuất hành ê kíp
Sợ trôi lịch, chậm tiến độ ảnh hưởng tới kinh phí, lo lỗ vốn, nhà sản xuất dùng mọi thủ đoạn chiêu thức, từ ngọt ngào tới thô bạo để hành, để ép ê kíp làm việc như điên, gần như quên ăn quên ngủ, y như bộ đội hành quân tốc hành thời trận mạc. Lịch quay một ngày từ 7 giờ sáng tới 2 giờ đêm. Ê kíp hầu như không được nghỉ, trừ lúc ăn trưa. Khẩu phần ăn đa số là cơm hộp bình dân. Nếu ê kíp tỏ ra biết điều với nhà sản xuất còn có cơ may lĩnh lương kha khá và nhất là, nhanh lấy tiền. Còn không thì ngược lại, hãy đợi đấy nhé!
Quần chúng hành ê kíp
Quần chúng nhân dân đa số là người tốt hiền lành tử tế nhưng không phải ai cũng như ai. Có khi cảnh quay đang tiến triển rất tốt, bỗng như từ trên trời rơi xuống, mấy thanh niên làng, không biết tỉnh hay say, xông vào trước máy quay trêu chọc diễn viên, không tài nào thuyết phục được họ, anh em đành ngậm ngùi đóng máy. Mất oan một cảnh quay tốn kém. Không nhường nhịn họ, chỉ một hòn gạch bay vào máy quay vào đèn, có mà bán nhà trả nợ. Chuyện các diễn viên nữ bị trai làng sàm sỡ trêu chọc là chuyện thường ngày của huyện. Hầu như cô nào đi đóng phim ở xa cũng phải có vệ sỹ là bạn trai đi kèm bảo vệ.
Chuyện hành nhau trên phim trường còn xảy ra giữa đạo cụ với diễn viên, ánh sáng với quay phim, thư ký trường quay với dựng phim... Hệ quả của những mâu thuẫn cá nhân ấy là cả đoàn phải gánh chịu, tổn thất thuộc về nhà sản xuất. ể rồi sau mỗi bộ phim, rất nhiều người đã thề không thèm nhìn mặt nhau nữa.
Chính những sự hành nhau ấy đã là nguyên nhân đầu tiên và cơ bản nhất để cho câu chuyện phim ảnh của nước nhà ngày càng thê thảm và bế tắc. Và điều đau đớn nhất là chính khán giả gánh chịu những hệ lụy khôn lường ấy. Họ phải xem những bộ phim vừa dài vừa dở của phim ảnh mang nhãn hiệu Việt Nam. Họ chính là nạn nhân vừa vô tội vừa tội nghiệp của mặt trận chiến trường trên phim trường ấy.
Phim trường không nhẹ nhàng đơn giản chút nào, nó thực sự là cuộc chiến khốc liệt, đẫm mồ hôi nước mắt và những đớn đau ê chề. Tấn trò đời đầy bi hài kịch mà ít người biết đến.
Theo vietbao
Cô nàng "Call Me Maybe" tình tứ với "bạn trai" trên giường Đó là những hình ảnh ngọt ngào trong MV mới của Carly Rae Jepsen mang tên "Tonight I'm Getting Over You". Tonight I'm Getting Over You là ca khúc nằm trong album Kiss đã được phát hành vào tháng 9/2012. Carly Rae Jepsen đã sử dụng lại ca khúc này để làm đĩa đơn thứ 3 trong sự nghiệp ca hát của mình....