Những kiểu người thường gặp trong game eSports
Vượt qua thể loại nhập vai, các tựa game eSports như Liên Minh Huyền Thoại hay DotA 2 đang thu hút rất nhiều game thủ tham gia. Vậy có khi nào người chơi tự hỏi mình thuộc kiểu fan hâm mộ nào trong cộng đồng thể thao điện tử rộng lớn đó?
Thích gây war
Đây là kiểu fan hâm mộ khiến người ta khó chịu nhất, bởi vì họ sẽ luôn tìm cách gây hấn trong mọi trường hợp. Đối tượng này rất thích la liếm tại các diễn đàn hay fanpage game có đông người chơi như Liên Minh Huyền Thoại hay DotA 2. Luôn rình rập chờ đợi thời cơ để gây war, bất kể người khác đăng tải nội dung gì, từ các pha xử lý tuyệt vời hay một tình huống hài hước thì những kẻ này cũng sẽ tìm cách để dẫn dắt cuộc thảo luận theo hướng tiêu cực. Ngoài ra cũng cần biết rằng những kẻ thích gây war luôn có tính cách cũng như tác phong hành xử khá thất thường. Vì thế, đừng bao giờ thắc mắc vì sao họ có thể phí phạm thời gian của mình cả ngày chỉ để ngồi gõ phím cãi nhau hay xỏ xiên dìm hàng một tựa game mà họ không ưa.
Tự tôn dân tộc quá độ
Dù không phải chính xác hoàn toàn, nhưng nhưng kiểu fan hâm mộ này có thể được nhận diện thông qua quốc kỳ nằm trên ảnh đại diện của họ. Một biểu hiện khác của nhóm fan hâm mộ này tinh thần bài ngoại cực kỳ cao, đối với họ chỉ có đội tuyển nước mình là tuyệt vời nhất. Ngoài ra fan hâm mộ có xu hướng tự tôn dân tộc quá độ cũng sẽ phản ứng kịch liệt nếu đội tuyển quốc gia nhập khẩu vận động viên nước ngoài, nhưng nếu điều đó mang đến thắng lợi thì họ sẽ chấp nhận và bỏ qua sự kỳ thị ban đầu.
Bất mãn với xã hội
Một phần nào đó giống với những kẻ thích gây war, nhưng mục tiêu của những người này đơn giản hơn nhiều, bởi vì họ ghét mọi thứ. Rất dễ để làm nhóm người này cảm thấy khó chịu, từ giọng nói của bình luận viên cho đến thời gian tổ chức một sự kiện eSport, tất cả đều có thể làm cho họ lên cơn bất tử và quay sang chỉ trích thậm tệ tựa game mình đang yêu thích.
Chơi nổi lấy tiếng
Video đang HOT
Với những fan hâm mộ thích gây sự chú ý này không có gì tốt hơn là sử dụng tiếng mẹ đẻ trong những cuộc tranh luận tại fanpage quốc tế của trò chơi hay trong những buổi streaming tại Twitch. Phong cách “Việt Nam điểm danh” này ngoài việc đem lại khó chịu cho những người chơi khác thì hoàn toàn chẳng gây được chút ấn tượng nào đáng kể.
Nhiệt tình nhưng ngu dốt
Những fan hâm mộ này sẽ cố gắng hành xử như một tay chơi lâu năm và giàu kinh nghiệm khi bàn về chiến thuật, meta game hay phân tích trận đấu. Không may hầu hết những gì mà họ đưa ra chẳng mấy khi chính xác, những kẻ nhiệt tình này thường là ma mới nhưng vì muốn cố gắng đóng góp cho tựa game mình yêu thích nên đã quên đi công thức cơ bản: nhiệt tình ngu dốt = phá hoại.
Tư tưởng cực đoan
Thay vì tận hưởng niềm vui khi theo dõi những trận đấu, loại fan hâm mộ này chỉ chăm chú theo dõi những đội tuyển hay vận động viên eSports mà mình cảm thấy không ưa. Và mỗi khi những người bị liệt vào sổ đen đó thất bại thì đây là niềm vui sướng không thể nào tả nổi đối với những kẻ này. Những fan hâm mộ cực đoan nói trên cũng rất hiếm khi theo dõi toàn bộ một giải đấu lớn, dĩ nhiên trừ khi mục tiêu của họ vào đến trận chung kết.
Ăn theo thời vụ
Trái ngược với những kẻ cực đoan ở trên, fan hâm mộ thời vụ là kiểu cổ động viên nhiệt tình nhất nhưng theo phong cách cả thèm chóng chán. Hôm nay có thể họ xem C9 như thần thánh nhưng qua ngày hôm sau thì SKT1 mới là đội tuyển vĩ đại nhất. Tư tưởng của những người hâm mộ này rất dễ bị dao động, chỉ một pha xử lý đẳng cấp hoặc một danh hiệu vô địch, các đội tuyển sẽ bổ sung cho mình kha khá fan hâm mộ kiểu này.
Mãi mãi một tình yêu
Mãi mãi chỉ hâm mộ duy nhất một game thủ chuyên nghiệp bất kể phong độ, danh tiếng có trồi sụt ra sao hay đội tuyển mà game thủ đó thi đấu có thay đổi như thế nào. Tuy mang ít nhiều tính cực đoan nhưng khác với fan thời vụ, những người chơi này rất xứng đáng để chúng ta bày tỏ ít nhiều sự tôn trọng.
Chiến binh gạo cội
Tham gia từ ngày game mới thử nghiệm và có sự hiểu biết đáng kể về trò chơi mình yêu thích, những fan gạo cội này có thể nói cho bạn biết về đội hình yêu thích của các đội tuyển LMHT trong mùa đầu tiên, hay vị tướng đó đã từng bá đạo như thế nào trước khi bị nerf trong bản DotA 2 mới nhất. Khác với kiểu fan nhiệt tình nhưng ngu dốt, có thể ban đầu những kiến thức của họ có vẻ quá khó để các tay chơi mới tiếp nhận. Nhưng sau cùng, nếu chịu khó lắng nghe tất cả những điều đó đều mang lại lợi ích rất lớn.
Bình thường nhưng chiếm đa số
Đây là kiểu người hâm mộ chiếm số lượng lớn nhất, tuy nhiên sẽ chẳng dễ dàng để nhận ra họ. Bởi vì các fan này hầu như chẳng bao giờ tham gia vào các cuộc tranh luận sôi nổi tại fanpage hay để lại bất kỳ ý kiến cá nhân nào. Dù có sự hiểu biết tương đối về trò chơi mình tham gia, nhưng bản thân họ cũng nhận ra trình độ của mình có giới hạn vì thế ít khi muốn thể hiện. Không quá cuồng nhiệt đến mức trở thành cực đoan, nhưng nếu đã thật sự yêu thích người chơi hay đội tuyển nào đó, kiểu fan bình dân này chính là lực lượng cổ vũ đông đảo nhất.
Theo VNE
Tại sao là DotA và tại sao là DotA 2?
Có thể nói dòng game MOBA đang từng bước tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường thể thao điện tử quốc tế nói chung và trong nước nói riêng.
Thể thao điện tử hay còn gọi là eSports được hình thành khá lâu, nhưng vào những năm 2013-2014 mới đây thì đã thật sự bùng nổ với những giải đấu tầm cỡ quốc tế. Khi có một xuất phát điểm giống nhau hình thành từ ý tưởng Custom map đặc trưng mang tên Defense of the Ancients, dần hình thành nên rất nhiều ý tưởng làm game MOBA khác.
Khởi nguồn từ bản đồ DotA (Defense of the Ancients) là một trong những bản đồ chuyên dụng trong Warcraft 3: The Frozen Throne, được thiết kế khá phức tạp và mang tính chi tiết cao. Với hai phe đối lập có hệ thống kiến trúc tương đồng nhau nhưng lại thiết kế theo hướng đối lập nhằm tạo cái nhìn trực quan và có sự khác biệt đôi chút tăng phần hấp dẫn và mang tính chiến thuật cao, với hệ thống đồi núi, rừng, trụ, lính, được ngăn cách nhau bằng một con sông khá độc đáo. Chính vì những nét đặc trưng từ hệ thống map độc quyền đó mà đã tạo dựng nên tên tuổi vững chắc như DotA và Dota 2 bây giờ.
Lần đầu tiên khi có sự gắn kết kì lạ giữa người chơi với nhau trong một sản phẩm lại mạnh mẽ đến thế, tinh thần đồng đội, tính chiến thuật, lại mang thương hiệu độc quyền của DotA đi xa hơn trên trường quốc tế. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chơi hay nhằm lẫn giữa DotA và DotA 2 khi không có sự khác biệt nhiều trong từng chữ cái, nhưng nó lại hoàn toàn không có chung một thương hiệu. Như đã giới thiệu ở trên, DotA là một custom map của War 3, còn Dota 2 là một tựa game hoàn toàn được làm bởi Valve và dựa trên mã nguồn Source chứ không phải các engine đã quá cũ kĩ của Warcraft 3. Do đó một số thay đổi đã xuất hiện trong DotA 2 để tránh phiền phức về vấn đề bản quyền và khắc phục các lỗi để giúp game hoàn thiện hơn, thân thiện hơn với người chơi.Có thể nói, DotA 2 là một game sản phẩm client mới nhưng mang hồn của DotA.
Từ khi bắt đầu không ai có thể tiên đoán được khả năng thành công của DotA như bây giờ kể cả Blizzard, với mẫu thiết kế tương đối đơn giản nhưng nó thật sự mang lại tính chiến thuật và khai thác triệt đễ kỹ năng cá nhân của người chơi. Ban đầu có quá nhiều lỗi vụn vặt trong game khi chó khi chênh lệch giữa các vị tướng trong game, và một số khu vực dễ dàng bị tấn công từ hack, bug ảnh hướng đến trò chơi và đến bây giờ chúng vẫn chưa được khắc phục hoàn toàn, đó cũng là nỗi lo của game thủ đam mê DotA. Những thuật ngữ trong game được hình thành đến tận bây giờ vẫn được giới game thủ MOBA ưu ái sử dụng như: farm, last hit, gank, push, dù đã rất cũ kỹ nhưng vẫn có cái nhìn đó gọi nhớ về một thời đã qua.
Sở hữu những nét đặc trưng riêng biệt nhưng không được đánh giá cao về đồ họa, mặt khác lại có nhiều hình ảnh bạo lực kích động khiến cho DotA không thể tiến xa trên thị trường game eSports quốc tế. Với DotA, sự ra đời của DotA 2 mang theo tham vọng loại trừ triệt để hack và mang đến cái nhìn hoàn toàn mới về những nhân vật hư cấu nhưng phần lớn ý tưởng thiết kế đều dựa trên DotA. Song, với đồ họa 3D vô cùng đẹp mắt, và những tính năng đặc trưng đã đẩy thương hiệu DotA và DotA 2 đi xa hơn, mặc dù khác nhau nhưng lại có chung một xuất phát điểm.
Ngay bây giờ, có thể không còn nhiều người chơi DotA như trước, nhưng cái tên đó, hình ảnh đó đã thực sự đi vào huyền thoại, một tên tuổi gắn liền với tuổi thơ. Sự ra đời của rất nhiều MOBA khác đều có xuất phát điển từ DotA, đủ thấy thành công của Blizzard không phải ở doanh thu mà là cả một cái nôi của làng eSports quốc tế. Với hàng loạt các giải đấu lớn mang tầm cỡ quốc tế, giải thưởng triệu USD đã đẩy dòng game MOBA đi lên có sức nặng và mang tính gắn kết cộng đồng cao, trước thời điểm suy thoái của MMO nhập vai, tin rằng trong tương lai DotA, DotA 2 nói riêng và cả một thị trường eSports nói riêng sẽ còn phát triển mạnh.
Theo VNE
Những điều đáng quên khi chơi game Game dù gì cũng là ảo, và có những điều chúng ta không cần phải bận tâm nhiều để mất vui. Sinh ra với mục đích để giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng, nhưng đôi khi do cách chơi của bạn, thế giới game lại trở thành một nơi hết sức căng thẳng, mệt mỏi, thậm chí còn hơn cả...