Những kiêng kỵ tuyệt đối khi uống bia
Uống bia khi ăn hải sản: Các loại hải sản đều có hàm lượng đạm cao, trong các chất đạm của hải sản chứa nhiều purin và axit glycoisides rất dễ kết hợp với vitamin B1 có trong bia để tạo thành những hợp chất khó thải loại khỏi cơ thể. Nó còn dễ làm bạn mắc bệnh gout.
Ảnh minh họa: Internet
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mỗi ngày chỉ nên uống 330 ml bia (1 lon hay 1 chai), không uống quá 2 lít.
Uống bia khi nhiệt độ của bia quá thấp: Bia có nhiệt độ quá thấp không những uống không ngon mà còn làm cho protein ở trong bia bị phân giã, thành phần dinh dưỡng bị phá hỏng. Ở trong nhiệt độ từ 5-10độ C, các loại thành phần dinh dưỡng và các mùi vị ở trong bia tươi ổn định nhất.
Uống bia khi ăn hải sản: Các loại hải sản đều có hàm lượng đạm cao, trong các chất đạm của hải sản chứa nhiều purin và axit glycoisides rất dễ kết hợp với vitamin B1 có trong bia để tạo thành những hợp chất khó thải loại khỏi cơ thể. Nó còn dễ làm bạn mắc bệnh gout.
Uống bia cùng thịt hun khói: Thịt hun khói hàm chứa axit amin hữu cơ, quá trình chế biến sẽ sản sinh ra biến chất như Polycyclic hydrocarbon, axit amin và thậm chí là cả Benzopyrene. Khi uống quá nhiều bia làm cho hàm lượng cồn trong máu tăng cao gây ra các bệnh về tiêu hóa, thậm chí u bướu.
Người đang trong thời gian uống thuốc: Trong thời gian uống thuốc không được uống bia, vì nó sẽ ảnh hưởng tới sự phân giải và hấp thu thuốc. Bia có thể kết hợp với nhiều loại thuốc, gây tác dụng phụ, đặc biệt là với các loại thuốc kháng sinh, an thần, hạ huyết áp, chống tiểu đường và chống đông máu.
Người đang uống rượu: Khi đã uống bất kỳ một loại rượu nào thì không nên dùng bia để uống chung để tránh phần lớn cồn trong rượu nhanh chóng được hấp thu sẽ rất hại dạ dày và làm bạn dễ bị say, đau đầu.
Người mắc bệnh tiểu đường: Bệnh nhân tiểu đường nếu uống thức uống có cồn rất dễ bị hạ đường huyết. Đặc biệt đối với bệnh nhân đang dùng thuốc hạ đường huyết hoặc đang chích Insulin nếu dùng bia rất dễ gây phản ứng phụ.
Người bị viêm dạ dày mạn tính: Sau khi vào cơ thể, bia sẽ gây chướng bụng trên, khiến bệnh nhân có cảm giác chán ăn. Hậu quả là bệnh viêm dạ dày càng nặng thêm.
Người bị viêm gan: Sau khi vào cơ thể, chất cồn trong bia phải trải qua quá trình lọc và chuyển hóa ở gan. Các độc tố của bia sẽ tích tụ ở gan và làm cho bệnh ngày càng nặng thêm.
Video đang HOT
Người bị loét dạ dày và tá tràng: Những người này thường có nhiều axit dạ dày. Trong bia có nhiều CO2, khi vào cơ thể sẽ làm tăng axit dạ dày, gây đau bụng do vết loét kịc gv h phát, thậm chí còn gây thủng ở nơi loét, đe dọa tính mạng.
Người bị bệnh rối loạn mỡ máu: Uống bia nhiều làm cho tình trạng nhiễm mỡ máu nhanh chóng tăng lên sẽ thúc đẩy quá trình vữa xơ động mạch, đặc biệt là động mạch vành và động mạch não dẫn đến nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Mặt khác bia cũng gây ra tăng huyết áp ở những người có sẵn bệnh
Người đang bị sỏi tiết niệu: Trong mạch nha để làm bia có chứa một số thành phần như kali và các muối kháng, có thể làm cho hạt sỏi bị to lên nhanh chóng. Do đó, bệnh nhân bị sỏi trong hệ tiết niệu nên uống ít hoặc không uống bia.
Người mắc bệnh gout: Các nhà khoa học thuộc Đại học Sức khỏe cộng đồng Harvard tại Boston (Mỹ) đã tìm hiểu mối liên quan giữa việc uống bia, rượu mạnh và rượu vang với nồng độ axit uric trong máu cho thấy nồng độ axit uric trong máu ở những người thường xuyên uống bia là lớn nhất.
Thai phụ nên kiêng bia rượu: Một nghiên cứu của Đại học New Mexico (Mỹ) cho thấy, việc phụ nữ có thai dùng đồ uống có cồn, dù chỉ một chút thôi, nhất là trong 6 tháng đầu thai kỳ, cũng có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi.
Phụ nữ cho con bú: Bia được tạo ra chủ yếu từ đại mạch. Mạch nha của đại mạch lại có tác dụng ức chế việc tiết sữa và tái tạo sữa. Vì vậy, phụ nữ đang cho con bú không nên uống bia sẽ dễ bị mất sữa.
Theo VTC News
4 sai lầm khi uống bia đàn ông Việt hay mắc phải
Dưới đây là 4 điều cần nói "không" khi uống bia nhưng nếu bạn nói "có" với những điều trên, bạn đang tự hại sức khỏe của mình.
Rất nhiều người thích uống bia. Bia có chứa đường, vitamin, acid amin, kali, canxi, magiê... Uống bia vừa phải có thể bổ sung nhiều nước và loại bỏ mệt mỏi cho cơ thể.
Khi uống bia một lượng vừa phải giúp giảm nhẹ áp lực, cải thiện tiêu hóa hiệu quả. Ngoài ra, bia chứa hàm lượng natri và axit nucleic thấp hơn rượu. Sự hấp thu natri và axit nucleic của rượu có thể làm tăng lượng máu cung cấp cho não, mở rộng động mạch vành và đẩy nhanh quá trình trao đổi chất.
Mặc dù bia có lợi, có thể cải thiện sức khỏe cơ thể của con người. Tuy nhiên, nó chỉ có lợi khi chúng ta tiêu thụ một lượng vừa phải. Sau đây là những lưu ý khi uống bia:
- Không uống quá nhiều:
Nếu chúng ta uống quá nhiều bia, quá nhiều rượu, cơ thể của chúng ta có thể làm tăng gánh nặng cho gan, làm tổn thương các mô gan và làm giảm các chức năng của cơ tim, có thể gây suy tim.
Theo nghiên cứu, uống rượu quá mức có thể gây ra viêm dạ dày, loét dạ dày, bệnh tim, gan nhiễm mỡ và xơ cứng động mạch. Chúng ta có thể gặp rắc rối bởi các triệu chứng như đau và ợ chua...
Ngoài ra canxi, axit oxalic và nucleotide chứa trong chiết xuất từ mạch nha có thể tác dụng với nhau để làm tăng hàm lượng acid uric trong cơ thể con người gây ảnh hưởng đến thận và nguy cơ bị bệnh gút. Vì vậy, chúng ta nên kiểm soát chặt chẽ lượng bia uống trong cuộc sống hàng ngày. Các chuyên gia khuyên chúng ta uống bia ít hơn 300 ml mỗi lần và ít hơn 500 ml một ngày.
- Không uống bia quá lạnh:
Các chuyên gia khuyến cáo, chúng ta không nên uống bia quá lạnh. Nhiệt độ uống tốt nhất nên là 12 đến 15 độ C. Nhiều người nghĩ rằng bia lạnh có hiệu quả trong việc làm dịu cơn khát của họ. Trong thực tế, không có bằng chứng khoa học để chứng minh những tác dụng của bia lạnh. Các chuyên gia cho rằng màu sắc, hương vị và chất dinh dưỡng bia để quá lạnh sẽ bị phá hủy. Hơn nữa, uống bia lạnh quá sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, làm giảm nhiệt độ của niêm mạc dạ dày và gây ra đau bụng, khó tiêu và thậm chí lạnh bụng.
- Người béo không nên uống bia tươi
Bia tươi là là loại bia phải thông qua màng lọc thanh trùng để tẩy trừ vi khuẩn và tạp chất, sau đó đóng vào bình không vi khuẩn. Ở trong nhiệt độ từ 5-10 độ C, các loại thành phần dinh dưỡng và các mùi vị ở trong bia tươi cũng ổn định nhất. Loại bia này giữ lại được các enzyme hoạt động, chứa các axit amin và protein hòa tan phong phú hơn, do đó bia tươi được dùng phổ biến hơn.
Tuy nhiên, người béo không nên uống bia tươi. Theo các chuyên gia tư vấn, bia tươi có chứa nấm men có thể tồn tại trong cơ thể người, có thể thúc đẩy sự tiết dịch dạ dày trong cơ thể người, tăng cường sự thèm ăn của một người. Những người béo uống bia tươi dễ hấp thu chất béo hơn so với bia nấu chín và do vậy khiến người béo có xu hướng béo phì trầm trọng hơn.
- Những người không nên uống bia:
Người bị viêm dạ dày mạn tính
Sau khi vào cơ thể, bia sẽ gây chướng bụng trên, khiến bệnh nhân có cảm giác chán ăn. Hậu quả là bệnh viêm dạ dày càng nặng thêm.
Người bị viêm gan
Sau khi vào cơ thể, chất cồn trong bia phải trải qua quá trình lọc và chuyển hóa ở gan. Các độc tố của bia sẽ tích tụ ở gan và làm cho bệnh ngày càng nặng thêm.
Người bị loét dạ dày và tá tràng
Những người này thường có nhiều axit dạ dày. Trong bia có nhiều CO2, khi vào cơ thể sẽ làm tăng axit dạ dày, gây đau bụng do vết loét kịch phát, thậm chí còn gây thủng ở nơi loét, đe dọa tính mạng.
Người đang uống thuốc
Bia có thể kết hợp với nhiều loại thuốc, gây tác dụng phụ, đặc biệt là với các loại thuốc kháng sinh, an thần, hạ huyết áp, chống tiểu đường và chống đông máu.
Người bị bệnh rối loạn mỡ máu
Uống bia nhiều làm cho tình trạng nhiễm mỡ máu nhanh chóng tăng lên sẽ thúc đẩy quá trình vữa xơ động mạch, đặc biệt là động mạch vành và động mạch não dẫn đến nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Mặt khác bia cũng gây ra tăng huyết áp ở những người có sẵn bệnh.
Người đang bị sỏi tiết niệu
Trong mạch nha để làm bia có chứa một số thành phần như kali và các muối kháng, có thể làm cho hạt sỏi bị to lên nhanh chóng. Do đó, bệnh nhân bị sỏi trong hệ tiết niệu nên uống ít hoặc không uống bia.
Bệnh gout
Các nhà khoa học thuộc Đại học Sức khỏe cộng đồng Harvard tại Boston (Mỹ) đã tìm hiểu mối liên quan giữa việc uống bia, rượu mạnh và rượu vang với nồng độ axit uric trong máu trên 14.809 người có độ tuổi thấp nhất là 20. Kết quả cho thấy nồng độ axit uric trong máu ở những người thường xuyên uống bia là lớn nhất, sau đó là những người uống nhiều rượu mạnh.
Theo Trí Thức Trẻ
Ông xã mang 7 bệnh sau tuyệt đối không được uống bia Bên cạnh những tác dụng của bia như có tính kháng viêm, giảm nguy cơ bệnh tim mạch vành... thì bia lại không phải là loại đồ uống phù hợp với những người mắc bệnh dưới đây. Uống bia có thể giúp ngăn ngừa việc hình thành các cục máu đông có thể gây tắc động mạch ở tim, cổ và não, nguyên...