Những kiêng kỵ khi ăn thịt gà
Từ lâu thịt gà là món ăn thường nhật và khoái khẩu của người dân. Thế nhưng, để dùng theo góc độ khoa học và quan điểm của Đông y thì không phải ai cũng biết.
Nhiều khi chỉ sơ ý phối hợp các thực phẩm, gia vị không đúng thì ngoài làm mất giá trị dinh dưỡng có thể gây hậu quả đáng tiếc.
Sau đây xin giới thiệu một số thực phẩm gia vị không nên phối hợp với thịt gà để bạn đọc tham khảo.
Kiêng tỏi, rau cải và hành sống: Theo Đông y thịt gà vốn cam (ngọt) ôn (ấm) mà tỏi thì đại nhiệt, rau cải và hành sống lại cam hàn nên khi phối hợp với nhau cơ thể sẽ sinh nhiệt hay hàn nhiệt giao tranh mà sinh ra bệnh lỵ và gây tổn thương khí huyết.
Khi ăn phải mà phát sinh chứng bệnh nấu nước lá dâu uống sẽ khỏi.
Cần phối hợp các thực phẩm, gia vị đúng với thịt gà để không làm mất giá trị dinh dưỡng. (ảnh minh họa)
Kiêng muối vừng và kinh giới: Thịt gà thuộc phong mộc về tạng can. Còn vừng vị ngọt có tác dụng dưỡng can, dưỡng huyết khu phong, kinh giới vị cay tính ấm phá kết khí (ngăn không cho phong khí tụ) hạ ứ huyết.
Do vậy, khi kết hợp cùng nhau tất sẽ ảnh hưởng đến can phong sinh chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy cả người và ngứa ngáy đầu não. Khi này nấu nước cam thảo sống uống sẽ khỏi.
Kiêng ăn thịt chó và gan chó: Thịt chó và gan chó tính đại nhiệt khi kết hợp với thịt gà dễ “úng khí” sinh chứng kiết lỵ. Khi này dùng nước cam thảo uống sẽ khỏi.
Video đang HOT
Kiêng ăn với cơm nếp: Theo danh y An Nhân, cơm nếp cũng vị ngọt tính ấm nên hai thứ này kết hợp với nhau dễ sinh ra chứng bạch thốn trùng (dân gian gọi là sán dây, sán sơ mít). Do vậy, ta cũng không nên ăn hai thứ này nhiều một lúc.
Nếu không may mắc chứng bạch thốn trùng lấy một nắm cơm nếp đốt cháy cho ăn sẽ trừ được.
Không ăn với cá chép: Thịt gà cam ôn, cá chép cam hàn, nếu ăn lẫn sẽ sinh chứng mụn nhọt hoặc phát chứng trường ung. Nên nấu nước đỗ đen uống sẽ khỏi.
Không ăn với tôm: Tôm và gà đều cam ôn cả hai tính dễ động phong. Ăn cùng sinh ra chứng ngứa ngáy khắp người, để giải nấu nước kinh giới uống.
Không ăn với mận: Mận tính ôn sáp, nếu ăn với thịt gà sẽ sinh chứng hoắc loạn (thổ tả) ngược tật (sốt nóng sốt rét). Khi này nấu nước sơn tra uống sẽ khỏi.
Theo Đông y, thịt gà vị cam, tính ấm có tác dụng ôn trung ích khí, bổ tinh tủy. Là món ăn dễ kiếm giàu dinh dưỡng dùng để bồi bổ, an thai và chữa các chứng bệnh khác nhau như tiêu chảy, lỵ, viêm nhiễm sinh dục, tiết niệu, phù nề…
Theo SK&ĐS
Thực phẩm bồi bổ cho thể chất khí suy
Người thể chất khí suy cần ăn nhiều các thực phẩm bổ khí (có tính bình, vị ngọt, dinh dưỡng phong phú, dễ tiêu hoá) và hạn chế các thực phẩm sống tính lạnh mát, kiêng các thực phẩm cay nóng và nhiều dầu mỡ.
Biểu hiện của thể chất khí suy?
Người thể chất khí suy cơ thể thường quá gầy hoặc quá béo, hay mệt mỏi, đuối sức, sắc mặt trắng nhợt nhạt, giọng yếu, hay ra mồ hôi, mạch yếu, kém ăn, hay chướng bụng, tinh thần mệt mỏi, hay đau mỏi eo, tiểu tiện nhiều...
Các loại thực phẩm có công hiệu bổ khí
Gạo tẻ: Tính bình, vị ngọt, có tác dụng bổ trung, ích khí. Món cháo gạo tẻ đặc còn được coi là canh sâm của dân gian.
Táo tàu: Tính ôn, vị ngọt, có công hiệu bồi bổ khí huyết. Táo tàu nấu chín còn có tác dụng dưỡng dạ dày và ruột.
Lạc: Tính bình, vị ngọt, có công hiệu bổ tì, bổ phổi, đặc biệt thích hợp cho người suy khí kết hợp suy tì hoặc suy phổi.
Thịt bò: Tính bình, vị ngọt, có tác dụng ích khí bổ máu, bổ tì vị, cường gân cốt. Người thể chất khí suy nên thường xuyên ăn thịt bò.
Thịt gà: Tính ôn, vị ngọt, có tác dụng ôn trung, ích khí, bổ tinh, dưỡng huyết. Người bị suy khí, suy huyết hay suy thận đều có thể dùng thực phẩm này bồi bổ.
Thịt chó: Tính ôn, vị mặn, có công hiệu bổ trung ích khí, tráng dương, bổ phổi, cường thận, thích hợp cho người thể chất khí suy kết hợp suy thận, suy phổi, suy tì hoặc dương suy. Đây cũng là thực phẩm tốt cho mùa thu đông.
Cá bống: Tính ôn, vị ngọt, bổ phổi, kiện tì, bổ khí, lại có tác dụng làm ấm dạ dày, rất thích hợp cho người thể chất khí suy.
Cá quế hoa: Có tác dụng bổ khí, ích tì vị, thích hợp cho người thể chất suy khí kết hợp suy tì sử dụng.
Lươn: Tính ôn, vị ngọt, có tác dụng bồi bổ suy tổn, ích khí, cường gân cốt, thích hợp cho người thể chất suy khí thường xuyên dùng.
Nho: Tính bình, vị chua ngọt, là một loại trái cây có tác dụng bồi bổ khí huyết, kiện tì vị, ích gan thận. Do đó người thể chất khí suy kết hợp suy thận, suy phổi, hoặc suy tì đều có thể dùng loại quả này.
Sơn dược: Là thực phẩm có tác dụng bổ khí, bổ phổi, bổ thận và tì. Người thể chất suy khí hoặc người mắc bệnh lâu ngày khiến cơ thể suy nhược đều có thể dùng. Đây cũng là vị thuốc thường gặp cho người suy phổi, suy thận hoặc suy tì.
Tổ yến: Tính bình, vị ngọt, có tác dụng ích khí bổ suy, dưỡng dương bổ phổi, tốt cho người bị suy khí kết hợp suy phổi
Ngoài ra, người thể chất khí suy cũng thích hợp dùng các loại thực phẩm như gạo nếp, ngô, khoai lang, bí đỏ, đậu nành, thịt ngan, thịt thỏ, cá mực. cá chép, cà rốt, đậu phụ, nấm, đường đỏ, mộc nhĩ trắng, cam thảo...
Phạm Thuý
Theo dân trí
Cách đơn giản giúp chàng "khỏe" lại Lấy chồng 3 năm, có bé gái 2 tuổi, cuộc sống với chị Hoa (29 tuổi, Hà Nội) không có gì để phàn nàn, trừ chuyện ấy. Lần nào ái ân anh chị cũng phải chạy đua, bởi nếu không "thằng bé" lại xuống mất. Mỗi lần "yêu" nhau đều là cả một sự nỗ lực của cả hai, bởi anh phải kích...