Những kĩ năng cần thiết khi tham gia đấu xếp hạng LMHT (phần 2)
Tuy nhiên, có một số kĩ năng cơ bản mà mỗi người đều phải trang bị trước khi bước vào những trận đấu gay go này.
Kiểm soát tầm nhìn
Trong một cuộc chơi mà tầm nhìn đóng vai trò sống còn của mỗi đội, cắm mắt trở thành một kĩ năng thiết yếu cho bất cứ người chơi LMHT nào. Ngoại trừ vị trí xạ thủ được bảo kê khá kĩ lưỡng bởi tướng hỗ trợ, cả đấu sĩ, pháp sư lẫn tướng đi rừng đều phải tự trang bị cho mình những con mắt để sử dụng trong nhiều tình huống. Mời bạn đọc tham khảo một số vị trí cắm mắt quen thuộc của những người chơi có kinh nghiệm.
Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng. Điều này thực sự đúng khi áp dụng vào Liên Minh Huyền Thoại. Hiểu rõ thế mạnh/điểm yếu của tướng địch cũng là một kĩ năng cốt lõi góp phần vào sự thành công của mỗi đội chơi. Khi nắm rõ được kiến thức về các tướng và trang bị, chúng ta sẽ có một cái nhìn chung về cách chọn khắc chế và chơi khắc chế đối phương (counter pick & counter play). Đây cũng chính là tiền đề cho những tình huống xử lí thần thánh, những pha lật ngược thế cờ khi đã ở vào tình thế ngàn cân treo sợi tóc.
Lee Sin là khắc tinh của những tướng có khả năng tàng hình.
Một ví dụ đơn giản nhất là sử dụng Lee Sin khi đối phương có những vị tướng có thể tàng hình như Akali, Twitch, Shaco… bởi kĩ năng Địa Chấn của Thầy Tu Mù giúp làm kẻ địch hiện hình. Ở những mức độ cao hơn, chúng ta còn thấy những cách counter play khá dị như sử dụng ngọc bổ trợ/trang bị tăng sức tấn công vật lí cho những pháp sư khi phải đối đầu với Kassadin ở đường giữa. Chịu khó tìm hiểu và xem nhiều stream là một cách rất tốt để trau dồi kiến thức về Đấu Trường Công Lí.
Video đang HOT
Chơi được nhiều vị tướng
Ở phần một, chúng ta đã được trang bị kĩ năng chơi được nhiều vai trò nhưng như vậy là chưa đủ. Với mỗi vai trò, chúng ta còn phải sử dụng được ít nhất là 2-3 vị tướng để có thể đối phó trong những tình huống cần thiết, đơn giản nhất là khi bị đối phương cấm hoặc chọn mất tướng yêu thích. Trong một số tình huống éo le hơn, ví dụ như chúng ta chỉ có thể sử dụng Vayne ở vị trí xạ thủ nhưng đối phương đã lựa chọn Caitlyn – có thể dễ dàng chiếm lợi thế trước Vayne với tầm bắn rất xa. Lúc này, nếu có thể sử dụng Trisatna hoặc Kog’Maw, giai đoạn trụ đường của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều cũng như đồng đội sẽ có thể giành thời gian để “chăm sóc” các đường khác.
Luyện tập sử dụng nhiều vị tướng ở 1 vai trò để có thể ứng biến khi cần thiết.
Xin nhắc lại: luyện tập từ 2-3 vị tướng cho mỗi vai trò.
Theo VNE
Nhìn lại những thông số đáng kinh ngạc tại DOTA 2 TI 3 (Phần I)
Bây giờ là thời điểm thích hợp để nhìn lại và suy ngẫm về những gì đã diễn ra tại hội trường Benayoha nổi tiếng tại Seattle.
Đã có rất nhiều các giải đấu trong năm trước khi TI3 diễn ra, nhưng TI3 có thể được xem như là đỉnh cao của tất, nó cho thấy sự phát triển của mỗi đội so với năm ngoái, đồng thời cũng vinh danh những đội tuyển xuất sắc nhất trong thế giới DOTA 2.
Chỉ một lần mỗi năm chúng ta mới có cơ hội tụ họp lại, nơi chúng ta có thể chứng kiến 16 team hàng đầu đọ sức với nhau, với tổng giải thưởng trị giá lên đến 2,8 triệu USD. Năm nay DOTA 2 phương Tây đã chiếm ưu thế khi Na`Vi và The Alliance đã gặp nhau trong trận chung kết với chiến thắng cuối cùng thuộc về Loda và các đồng đội. The International năm nay cũng cho chúng ta một cái nhìn về tương lai của DOTA 2, khi các đội Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á không còn thống trị như trong quá khứ, mà thay vào đó là sự cân bằng hơn với các team phương Tây.
Chúng tôi sẽ cố gắng điểm lại những sự kiên nổi bật nhất, nhưng với số lượng đáng kinh ngạc của những gì đã diễn ra thì chúng tôi sẽ tách thành nhiều phần khác nhau. Phần này sẽ bắt đầu với một vài số liệu thống kê về side/pick ở giải năm nay.
Radiant vs Dire: Vấn đề chọn bên ở TI3
Một câu hỏi thường xuyên được nhắc đến trong suốt The International 3 là tại sao Alliance lúc nào cũng thi đấu ở bên Dire trong khi đó Na`Vi lại hay lựa chọn ở bên Radiant? Chúng ta sẽ tìm hiểu một chút về cách thức chọn bên trong mỗi trận đấu, từ đó chúng ta có thể nhìn vào sự lựa chọn của mỗi team để xem điều đó tiết lộ gì về thói quen của họ và liệu những thói quen trong việc chọn Radiant/Dire cũng như 1st/2nd pick có ảnh hưởng gì đến tỉ lệ thắng/thua trong toàn bộ giải đấu hay không.
Theo 2p.com, mỗi trận đấu diễn ra tại vòng bảng sẽ bắt đầu với việc tung đồng xu. Các đội chiến thắng sẽ được quyền lựa chọn bên hoặc lựa chọn pick trước trong game 1. Sang đến game 2 đến lượt đội thua trong màn tung đồng xu sẽ được lựa chọn. Tương tự đối với vòng play-off, tuy nhiên thay vì tung đồng xu, việc lựa chọn ban đầu thuộc về team "được ưu tiên" trong matchup. Trong vòng đầu tiên của play-off, các team hạt giống sẽ được ưu tiên. Đối với các vòng khác, các team đến từ nhánh thắng sẽ giành được ưu tiên trước các team đến từ nhánh thua. Nếu cả hai team đều đến từ cùng một nhánh, quyền ưu tiên sẽ thuộc về đội có tỉ lệ thắng tốt hơn.
Ở trong vòng bảng thì chúng ta không thể biết được team nào giành chiến thắng trong việc tung đồng xu trước trận đấu, tuy nhiên chúng ta biết rằng mỗi team đều phải thi đấu với tất cả các team khác trong cùng một bảng, và mỗi một team đều có quyền lựa chọn bên/thứ tự pick trong chính xác 1 nửa số game đấu của mình. Điều đó giúp chúng ta có được bảng phân tích sau đây.
Tôi tin rằng các đội hầu như thích chọn 1st pick hơn là 2nd pick. Bằng chứng đơn giản cho điều này là bảng B. Chỉ có 2 đội trong bảng này có 2nd pick lớn hơn 8 lần, đó là RattleSnake và Alliance đồng thời cũng là 2 đội cho thấy sự ưu tiên lớn đối với Dire trong toàn độ giải đấu. Bảng B cũng khá đặc biệt khi chỉ có 4 trong tổng số 56 game có một team đồng thời lựa chọn của Dire và 2nd pick. Lời giải thích đơn giản nhất cho xu hướng này là hầu hết các đội thích lựa chọn Dire và 1st pick hơn. Trong trường hợp này, nếu bạn chọn Dire, tôi sẽ chọn 1st pick và ngược lại. Kết quả này dẫn đến 90% game đấu trong bảng B là Radiant 1st pick và Dire 2nd pick.
Các team ở bảng A dường như không nhất quán về việc chọn bên khi 33 trong tổng số 56 game ở bảng này là Radiant 2nd pick. Nếu như chúng ta giả định rằng không có đội nào muốn có 2nd pick, như vậy có thể kết luận rằng bảng A có sự ưu tiên chọn Radiant hơn một chút. Trong đó, Na`Vi là đội ưu tiên chọn Radiant nhiều nhất, tiếp theo đó là Mouz, Zenith và Fnatic. Ở chiều ngược lại, DK và LGD.cn ưu tiên chọn Dire, trong khi MUFC hơi nghiêng về Dire, còn Dignitas cho thấy họ ưu tiên cả 2 phe là như nhau.
Một thực tế thú vị khi nhìn vào thông số 2nd pick ở bảng trên là chỉ có 3 đội ở cả 2 bảng chơi nhiều hơn 1 trận trên cả 2 phe Radiant và Dire khi họ nắm quyền 2nd pick: Dignitas, Fnatic, TongFu. Điều đó cho thấy có lẽ họ có những sự lựa chọn mềm dẻo tùy thuộc vào đối thủ cũng như là chiến thuật của họ.
Vậy đội nào sẽ ưu tiên chọn 1st pick hơn là chọn bên? Điều này là rất khó trả lời. Tuy nhiên theo những gì chúng ra thấy thì dường như Orange là đội ưu tiên 1st pick hơn trong cả giải đấu. Tiếp theo là iG, Liquid, DK và có thể là cả LGD.cn. Ở chiều ngược lại, RattleSnake, Na`Vi, Alliance, Mouz và Fnatic lại ưu tiên cho việc chọn bên hơn.
Tóm lại, ở bảng A, Na`Vi, Mouz, Fnatic sẽ ưu tiên chọn Radiant, nhưng Mouz và Fnatic cho thấy sự thiếu nhất quán hơn Na`Vi. DK, LGD.cn và MUFC lại muốn 1st pick hơn và sau đó sẽ chọn Dire. Zenith thì chọn 1st pick và sau đó chọn Radiant.
Dignitas lại không có xu hướng cụ thể, có lẽ điều đó còn tùy thuộc vào đối thủ của họ. Ở bảng B, RattleSnake và Alliance sẽ ưu tiên chọn Dire. Tongfu tương tự như Dignitas, họ còn đợi xem đối thủ của mình là ai. Các team còn lại đều thích 1st pick và sau đó sẽ chọn Dire, với VP dường như là đội ít theo nguyên tắc này nhất.Vậy việc lựa chọn như thế sẽ ảnh hưởng thế nào đên cơ hội chiến thắng của các đội?
Trường hợp rõ ràng nhất là đối với các team chọn Radiant 2nd pick, họ đã thắng 31 trong số 57 game, đạt 54%, điều này khá đáng kể. Tuy nhiên, 22 trong số 57 game này được chơi bởi Na`Vi (đội có winrate lên tới 72% khi chọn Radiant 2nd pick), điều đó cho thấy thống kê này là không đáng tin cậy.
Quan trọng là, cả 3 top team ở TI3 đều có những xu hướng khác nhau về chọn bên/pick, và họ đều có những lý do khá rõ ràng đằng sau những xu hướng đó. Với Orange, họ phụ thuộc nhiều vào Visage, hero nổi lên như là 1 hot-pick ở giải năm nay. Và để chắc chắn có được Visage trong bối cảnh team nào cũng muốn có hero này, họ ưu tiên chọn quyền 1st pick hơn. Với Na`Vi, ở bên Radiant sẽ cho phép hero solo offlane của họ như Windrunner hay Mirana có thể farm an toàn ở bãi Ancient. Đối với Alliance, ở bên Dire sẽ giúp họ có khả năng ăn Roshan sớm cũng như chiến thắng trong các cuộc chiến tại Roshan bởi họ có thể buyback và tiếp tục tham chiến 1 cách nhanh chóng, trong khi đối thủ của họ (nếu cũng buyback) sẽ phải đi bộ khá lâu mới tới nơi.
Điều rút ra sau TI3, việc lựa chọn side/pick không phải là ngẫu nhiên, nó có mối quan hệ chặt chẽ với chiến thuật của mỗi đội. Như chúng ta đã biết, map DotA và bây giờ là DOTA 2 không thực sự đối xứng, mỗi bên đều có lợi thế khác nhau, do đó việc xây dựng chiến thuật có tính đến những lợi thế này sẽ giúp bạn tiến xa trên con đường đạt đến thành công.
Theo VNE
Team DOTA 2 đầu tiên "thay máu" sau TI3 3 thành viên đã ra đi, Virtus.Pro đang đón chờ những cái tên xuất sắc khác để hoàn thiện đội hình. The International 3 vừa kết thúc cách đây vài ngày và đội DOTA 2 của Nga, Virtus.Pro là đội đầu tiên thay đổi đội hình. Họ đã kết thúc hợp đồng với 3 player, cụ thể là Sergey 'KSi' Kuzin, Oleg 'Crazy'...