Những khu rừng kỳ lạ nhất thế giới
Rừng là mê cung của tự nhiên bao gồm các bụi cây rậm rạp, động vật hoang dã, bí ẩn, và nhiều hệ động thực vật khác thường.
Rừng là những vùng lãnh thổ nguyên sơ và bao bọc một thế giới nhỏ xinh đẹp của riêng chúng. Một số khu rừng cô có sự đa dạng sinh học kỳ lạ khiến chúng trở nên khác biệt so với các khu rừng khác trên thế giới. Một số không có động vật hoang dã, trong khi một số có hình dạng kỳ lạ của cây cối. Dưới đây là danh sách những khu rừng có đa dạng sinh học khác thường chắc chắn sẽ khiến bạn thích thú.
1. Rừng quanh co, Ba Lan
Khu rừng quanh co này có những cây thông uốn cong về phía bắc trước khi mọc thẳng đứng, do đó những cây này trông giống như lưỡi câu cá.
Khu rừng quanh co ở Ba Lan là một khu rừng gồm 400 cây thông có hình thù kỳ lạ. Nằm gần thị trấn Gryfino, West Pomerania của Ba Lan, sự phát triển kỳ lạ của những cái cây này cho đến nay vẫn còn là một bí ẩn.
Những cây thông được trồng từ năm 1930. Điều bất thường ở đây là những cây này mọc cong 90 độ về phía bắc rồi uốn cong lại để mọc thẳng lên. Sự tăng trưởng đặc biệt này mang lại cho chúng hình dạng của một cái móc. Mặc dù có một đường cong không tự nhiên khoảng 1 đến 1,5 mét ở gốc, nhưng chúng đều là những cây khỏe mạnh và hầu hết có chiều cao khoảng 15 mét.
Mặc dù có nhiều truyền thuyết và giả thuyết giải thích về những cái cây cong queo này, nhưng điều hợp lý nhất là những người nông dân địa phương đã tạo hình cho những cái cây khi họ trồng chúng vào năm 1930. Những cái cây này đã chịu một lực tác động khi chúng được 7 đến 9 tuổi dẫn đến việc thân của chúng bị cong.
Dù sự thực có là gì đi chăng nữa thì khu rừng quanh co này giờ đây đã trở thành một địa điểm vui chơi giải trí và nhiều khách du lịch đổ xô đến khu rừng có vẻ ngoài kỳ lạ này để nghỉ ngơi và cảm thấy kinh ngạc trước sự khác thường này.
2. Rừng Otzarreta, Tây Ban Nha
Rừng Otzarreta là một khu rừng khác thường ở Tây Ban Nha, nơi cây cối rụng lá quanh năm. Những cây sồi ở đây rụng lá khô nhưng lại xanh tốt.
Ở giữa Công viên Tự nhiên Gorbea ở xứ Basque, Tây Ban Nha, có một khu rừng xinh đẹp và nổi bật được đặt tên là Otzaretta. Công viên tự nhiên Gorbea nằm ở xứ Basque phía bắc Tây Ban Nha. Nó trải rộng trên diện tích 200 km vuông.
Khu rừng Tây Ban Nha này là một bí ẩn thực sự mà đến nay vẫn chưa ai giải mã được. Khu rừng này có một loại cây sồi đặc biệt, rụng lá quanh năm. Mặt đất rừng cũng theo đó mà trở nên đặc biệt với những chiếc lá đỏ khô rải khắp nơi tạo cho nó một vẻ ngoài rất sặc sỡ.
Thông thường, cây rụng lá khi khô hạn, nhưng khu rừng này có những cây rụng lá quanh năm mà không rõ lý do! Không có bằng chứng khoa học để giải thích hiện tượng này. Mặc dù vậy, có rất nhiều truyền thuyết và thần thoại địa phương gắn liền với nó khiến nó trở nên bí ẩn.
Dù lý do đằng sau sự rụng lá là gì, thì mặt đất trong khu rừng này trông thật mê hoặc với những chiếc lá màu đỏ rải khắp nơi như một tấm thảm. Khu rừng này thu hút rất nhiều khách du lịch quanh năm nhờ hiện tượng kỳ lạ này.
3. Đại lộ Bao báp, Madagascar
Hàng chục cây bao báp nằm dọc một con đường đất gần Morondava ở Madagascar. Khu rừng với những cây cổ thụ này được khá nhiều du khách yêu thích bởi hình dáng độc đáo và thân cây cao chót vót.
Đại lộ Bao báp, hay Ngõ Bao báp, là một khu rừng nhỏ bên con đường đất giữa Morondava và Beloni’s Tsiribihina ở vùng Menable phía tây Madagascar. Những cây này là một nhóm nổi bật của Grandidier’s Baobabs và được ước tính là khoảng 2.800 năm tuổi. Đây là một trong những cảnh quan nổi bật nhất của nơi đây và thu hút hàng triệu du khách mỗi năm. Khu vực này đã được cấp tình trạng bảo vệ tạm thời vào tháng 7 năm 2007 bởi Bộ Môi trường, Nước và Rừng đại phương. Khu rừng gồm 20 đến 25 cây bao báp, chúng cũng là loài đặc hữu của Madagascar và có chiều cao khoảng 30 mét.
Những cây này còn được gọi là Renala, hay “Mẹ của Rừng” theo tiếng Malagasy địa phương. Những cái cây này là di sản để lại bởi những khu rừng nhiệt đới rậm rạp từng phát triển mạnh trên cảnh quan đại phương. Khi dân số tăng lên ở khu vực này, các khu rừng đã bị chặt phá, nhưng những cây này vẫn còn sót lại.
4. Rừng yêu tinh, New Zealand
Con đường đi bộ Kamahi nổi tiếng nằm gần khu vực núi Taranaki được gọi là Đông Egmont. Đường đi bộ Kamahi được đặt tên là “Khu rừng yêu tinh” vì những cành và thân cây có hình dạng khác thường. Có những cây kamahi hàng chục năm tuổi mọc trên thân những cây khác. Chúng trông giống như tay chân của một con ma, mang lại vẻ rất ma quái cho khu rừng này.
Khu rừng ở New Zealand này có một dãy cây kamahi với cành và thân mọc ở dạng xương xẩu và xoắn đặc biệt, giống như tứ chi của yêu tinh.
Các thân và cành đã phát triển xuyên qua các cành hiện có của các cây khác và kết quả là hình dạng của chúng trở nên xương xẩu và xoắn lại. Bây giờ chúng giống như tay chân của một con yêu tinh. Toàn bộ khu rừng có những cây xương xẩu đặc biệt này. Hơn nữa, rêu treo, dương xỉ và rêu gan mọc trên chúng càng làm tăng thêm hiệu ứng kỳ lạ của khu rừng.
Khu vực này cũng dẫn đến các bể bơi Wilkies, một loạt các bể ngâm tự nhiên được tạo ra do hoạt động cọ rửa của sỏi và cát sinh ra từ nước. Khách du lịch đến khu vực này để đi bộ qua rừng yêu tinh và ngâm mình trong hồ bơi Wilkies.
5. Đầm lầy rêu, Romania
Đầm lầy rêu ở Romania thường được gọi là “Đảo xanh” vì nó được bao phủ bởi thực vật và đất. Khu vực này phủ đầy rêu xanh, cá biệt có chỗ là đầm lầy. Toàn bộ khu vực rêu lồi lên trông khá ấn tượng.
Đầm lầy rêu rộng lớn và bí ẩn này nằm cách lâu đài Rumani Bran một quãng đường ngắn. Các đầm lầy địa phương ở đây có thể có giếng nước sâu tới 10 mét, vì vậy, du khách phải thận trọng khi đến thăm nơi này.
Đầm lầy rêu là một địa điểm du lịch rất nổi tiếng ở Romania, và toàn bộ khu vực trông giống như một câu chuyện cổ tích.
Hòn đảo nhiệt đới tựa thiên đường tại Nhật Bản
Nơi đây cũng được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 2021 nhờ sự đa dạng sinh học và cảnh quan độc đáo.
Amami gây ấn tượng bởi thiên nhiên vô cùng phong phú và nguyên sơ. Ảnh: Japan Guide.
Đến với Amami (Nhật Bản), ta có thể quên mất rằng nơi đây là một phần của "con rồng Châu Á". Đặc biệt, hòn đảo Amami Oshima có thể xem là nơi "đi trốn" lý tưởng. Tại đây, ta có thể ngắm nhìn những bãi cát trắng trải dài bên cạnh mặt biển xanh trong với những rặng san hô óng ánh, rực rỡ.
Hòn đảo không thờ thần
Tâm điểm là "Oshima" hay trong tiếng Nhật còn gọi là "Đảo Lớn", quần đảo cận nhiệt đới này là một phần của tỉnh Kagoshima (Nhật Bản). Amami Oshima là một trong tám hòn đảo thuộc quần đảo Amami - một số trong vô số hòn đảo nằm trên dải biển dài 1.200 km giữa Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc).
Cuộc sống ở đây chịu ảnh hưởng phần lớn từ đại dương. Đến đây, du khách dễ dàng quan sát những ngôi làng của nó được xây dựng đối diện với mặt nước trên nền sườn núi dốc. Vị trí cách xa đất liền của Amami cũng đã giúp bảo tồn bản sắc đặc hữu của hòn đảo này.
Trong nhiều thế kỷ, quần đảo Amami án ngữ vị trí thương mại và du lịch quan trọng trong khu vực. Sự qua lại của các thương nhân từ khắp mọi miền đã biến Amami trở thành vùng đất có nền văn hóa rất đa dạng.
Người đàn ông nhảy điệu Yui no Hnen Odori để tạ ơn và cầu cho mùa màng bội thu trong năm tới. Ảnh: Nippon.
Ngày nay, hai phương ngữ của ngôn ngữ Amami vẫn được sử dụng nhiều tại Amami Oshima. Cuộc sống của người dân trên đảo gắn chặt với mối liên hệ giữa đất liền, biển cả và mặt trăng. Do đó, các lễ hội diễn ra quanh năm được lên lịch theo thời gian và chu kỳ mặt trăng.
Dạo quanh bất kỳ ngôi làng nào của Amami, có thể thấy rất ít đền thờ Thần đạo và hầu như không mang hơi thở của Phật giáo. Thay vào đó là những cây thiêng, sân đấu sumo và đống tro tàn. Điều này là tàn dư của những nghi lễ chào đón các vị thần bản địa đi xuống từ trên núi hoặc từ bên kia đại dương.
"Thiên đường" sinh thái
Ngọn núi cao nhất hòn đảo là Yuwandake cao 694 m. Đỉnh núi này đã được UNESCO công nhận có "giá trị đa dạng sinh học cao" và trở thành khu vực bảo vệ cấp quốc gia. Đây là nơi sinh sống của rất nhiều loài sinh vật đặc hữu. Hầu hết trong số chúng không có họ hàng với bất kỳ loài nào khác trên thế giới, thậm chí nhiều loài thuộc danh sách bị đe dọa và có nguy cơ tuyệt chủng.
Để bảo vệ thảm thực vật phong phú, chính quyền nơi đây đã đưa ra nhiều chính sách và quy định để tối thiểu những tác động đến từ việc khai thác du lịch. Rừng nhiệt đới lá rộng cận nhiệt đới Kinsakubaru là một trong những ví dụ điển hình. Với một chuyến thám hiểm rừng, các đoàn du lịch không được phép quá 10 người, được điều phối bởi hướng dẫn viên sinh thái được cấp giấy chứng nhận để đảm bảo an toàn.
Tuy nhiên, những hòn đảo tại Amami có thiên nhiên phong phú đến mức không cần phải đi sâu vào rừng để phát hiện những loài động vật hoang dã quý hiếm. Người dân bản địa dần biến những con đường núi cũ - kết quả của việc làm đường mở hầm - thành đường mòn tự nhiên, phù hợp cho những chuyến tham quan kể cả vào ban đêm.
Amami Oshima có rừng đước lớn thứ hai Nhật Bản cho phép du khách tham quan bằng thuyền kayak. Ảnh: Japan Guide.
Bên cạnh đó, Amami cũng có không khí ẩm ướt, đặc quánh của núi bao trùm khắp nơi. Nơi đây chứng kiến sự sinh sôi và sức sống dồi dào của vạn vật cũng xuất hiện ở vùng biển xung quanh quần đảo.
Cá nhiệt đới được phát hiện bơi ngay ngoài khơi. Bãi biển cũng cung cấp nơi làm tổ cho rùa biển đẻ trứng. Ngoài ra, các kênh của nó là tuyến đường di cư của cá voi lưng gù và cá voi đầu bò Bắc Thái Bình Dương. Vào năm 2014, một cư dân bản địa đã phát hiện ra loài hoshizora-fugu (cá nóc đốm trắng) khi chúng đang tạo ra những hoa văn, hình tròn tuyệt đẹp trên cát để thu hút bạn tình.
Sự kết hợp giữa thiên nhiên phong phú, đất đai màu mỡ và lịch sử phát triển của Amami đã tạo ra nhiều giao thoa và sáng tạo trong ẩm thực. Món ăn nổi tiếng và phổ biến nhất của vùng này là keihan, hay còn gọi là cơm gà. Đây là một món ăn gồm cơm ngấm nước súp với thịt gà xé, những dải trứng mỏng và nấm đông cô.
Du khách có thể thưởng thức các món ăn cổ điển của Nhật Bản với hương vị địa phương tại các quán ăn nhỏ ven đường. Amami Yakuzen Tsumugi là một trong số đó. Bữa trưa soba của nhà hàng này có giá 1.500 yen, tương đương khoảng 11 USD. Tại đây, các nguyên liệu đều được tuyển chọn tươi ngon, chất lượng thậm chí nếu may mắn, du khách có cơ hội được nếm thử cả sụn lợn đen tan chảy trong miệng.
Amami vẫn là một vùng đất còn nhiều câu chuyện để khám phá. Những cánh rừng rộng rộng lớn, sinh vật biển đa dạng hay những món ăn đặc sản độc đáo chắc chắn còn được nhắc đến nhiều hơn trong tương lai.
Tuy chỉ mới được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới gần đây song những gì đang diễn ra trên "vùng đất thiên đường" này đều thể hiện một cuộc sống đang sinh sôi qua bao thế hệ. Dấu mốc năm 2021 của Amami chắc chắn là một mở đầu cho sự phát triển nhộn nhịp mạnh mẽ tại hòn đảo vô thực này.
Công viên động vật hoang dã Pairi Daiza bảo vệ đa dạng sinh học Pairi Daiza là công viên động vật hoang dã rộng 75 ha, nằm cách thủ đô Brussels hơn 50 km. Đây là nơi nuôi dưỡng và bảo vệ hơn 7.000 loài bò sát, động vật có vú, các loài chim và cá. Kể từ khi thành lập vào năm 1994, Pairi Daiza cam kết bảo vệ đa dạng sinh học và tái sinh...