Những không phận nguy hiểm nhất thế giới
Việc Belarus gần đây chặn một chuyến bay từ Hy Lạp đến Lithuania đã khiến không phận nước này trở nên đầy rủi ro trong mắt các hãng hàng không quốc tế, nhưng không phận Belarus chưa phải là nơi nguy hiểm nhất.
Máy bay MH17 của Malaysia Airlines bị bắn hạ vào năm 2014 ở miền đông Ukraine – Ảnh: REUTERS
Dựa theo cơ sở dữ liệu về vùng xung đột và rủi ro không phận của OpsGroup, mức độ rủi ro của không phận Belarus được xếp vào cấp độ 3, không phải là nơi nguy hiểm nhất thế giới.
Theo tạp chí Newsweek của Mỹ, cơ sở dữ liệu của OpsGroup dựa trên thông tin được một nhóm khoảng 7.000 phi công, điều phối viên, kiểm soát viên chia sẻ. Cơ sở dữ liệu này tập hợp các báo cáo từ các cơ quan quốc tế và theo dõi các sự kiện thế giới theo thời gian thực để xếp hạng rủi ro không phận của các quốc gia.
Cấp độ 3
Cấp độ 3 của Belarus tương ứng với khuyến cáo “Thận trọng”, có nghĩa là “Tình hình chính trị, trật tự công cộng và an toàn hiện tại của du khách có thể tiềm ẩn rủi ro” hoặc “Không phận tiếp giáp với khu vực rủi ro”.
Belarus được thêm vào danh sách này 2 ngày sau khi họ buộc chuyến bay của Hãng Ryanair bay từ Hy Lạp tới Lithuania phải hạ cánh ở Minks, nơi nhà hoạt động đối lập Roman Protasevich bị bắt hôm 23-5.
Video đang HOT
Ngày 25-5, Cơ quan An toàn hàng không Liên minh châu Âu đưa ra c ảnh báo và lên án hành động của Belarus. Nhiều quốc gia như Pháp, Anh, Canada và Mỹ đều lên án hành động của Belarus.
Không phận của Nga, một đồng minh lâu năm của Belarus, cũng bị xếp mức rủi ro cấp độ 3. Cảnh báo này bắt nguồn từ cuộc xung đột biên giới ở miền đông Ukraine, gần nơi chuyến bay của Malaysia Airlines được cho là bị bắn hạ bởi một tên lửa đất đối không vào tháng 7-2014.
Ở Trung Đông, không phận của Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) cũng ở cấp độ 3 do có xung đột với Yemen.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng ở cấp độ 3 do các cuộc xung đột ở biên giới với Syria, và khu vực này cũng thường xuyên có các động thái gây nhiễu GPS (hệ thống định vị toàn cầu).
Việc gây nhiễu GPS cũng khiến không phận Philippines được xếp vào cấp độ 3.
Các vụ phóng tên lửa dưới bất kỳ hình thức nào đều gây nguy hiểm tới an toàn bay. Các cuộc thử nghiệm tên lửa không thường xuyên của Triều Tiên cũng khiến quốc gia này được xếp loại cấp độ 3.
Cấp độ 2
Các quốc gia có không phận nguy hiểm hơn sẽ được xếp vào cấp độ 2, với cảnh báo không phận “có rủi ro”.
Toàn bộ phía đông bắc của châu Phi trải dài từ Ai Cập tới Kenya (ngoại trừ Djibouti) được coi là khu vực có mối nguy hiểm tiềm tàng, bao gồm sự hiện diện của nhóm chiến binh như Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và Al-Shabab.
Khu vực này cũng xảy ra bất ổn nội bộ giữa Sudan và Nam Sudan, cũng như xung đột dọc biên giới giữa Eritrea và Ethiopia.
Trong khi đó, Ukraine là quốc gia châu Âu duy nhất thuộc cấp độ 2 do cuộc chiến chống lại phe ly khai ở biên giới phía đông.
Cấp độ 1
Ở các khu vực thuộc cấp độ 1, các phi công được khuyến cáo “không bay”. Chủ yếu bao gồm các khu vực đang diễn ra xung đột, các sân bay và máy bay bị nhắm mục tiêu.
Trong số các quốc gia này, Syria thường được coi là rủi ro cao nhất do số lượng máy bay quân sự của nhiều nước khác nhau. Trong các cuộc xung đột kéo dài hàng thập kỷ, có nhiều máy bay quân sự bị bắn rơi, các máy bay dân sự bị quấy nhiễu và các sân bay bị tấn công.
Libya cũng nằm trong danh sách này do bị bao vây bởi 10 năm xung đột. Iraq cũng thuộc cấp độ 1 sau vụ ám sát chỉ huy lực lượng Quds của Vệ binh cách mạng Iran, thiếu tướng Qassem Soleimani, xảy ra tại sân bay quốc tế Baghdad vào tháng 1-2020.
Iran khi đó đã phản ứng dữ dội và bắn trả một loạt tên lửa về một căn cứ quân sự có lính Mỹ tại Iraq. Một tên lửa đất đối không của Iran đã bắn trúng một máy bay dân sự, khiến tất cả thành viên trên máy bay thiệt mạng.
Tổng thống Belarus lên tiếng vụ bắt giữ chấn động
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho biết, giới chức nước này đã nhận được mật báo buộc Belarus triển khai tiêm kích để chặn khẩn cấp máy bay chở khách Ryanair và bắt giữ nhà hoạt động đối lập.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko (Ảnh: AFP).
Trong bình luận đầu tiên về vụ chặn máy bay chở khách và bắt nhân vật đối lập Roman Protasevich cuối tuần qua, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho biết Belarus đã nhận được thông tin cảnh báo từ Thụy Sĩ về mối đe dọa có bom trên chuyến bay của hãng hàng không Ryanair từ Athens, Hy Lạp đi Vilnius, Lithuania hôm 23/5.
Phát biểu trước các quan chức và nghị sĩ, ông Lukashenko cũng chỉ trích cách phản ứng của Mỹ và châu Âu về vụ việc. "Đúng như dự đoán, những kẻ ác khẩu trong và ngoài nước đã thay đổi cách tấn công đất nước chúng ta. Họ đã vượt qua các lằn ranh đỏ".
Mỹ và nhiều nước châu Âu cáo buộc Belarus đưa ra cảnh báo bom giả và điều máy bay chiến đấu Mig-29 để buộc máy bay chở khách của Ryanair chuyển hướng, hạ cánh khẩn cấp xuống thủ đô Minsk của nước này trước khi bắt giữ nhà hoạt động đối lập Protasevich. Lãnh đạo Liên minh châu Âu cũng ngay lập tức nhất trí áp lệnh trừng phạt mới với Belarus, cấm hàng không Belarus sử dụng không phận và sân bay ở tất cả các nước thành viên của khối, đồng thời đề nghị các hãng hàng không của mình tránh không phận Belarus.
Phản ứng về lệnh trừng phạt này, ông Lukashenko nói: "Nếu các vị không muốn bay qua không phận an toàn của Belarus thì hãy bay ở nơi mà 300 người đã thiệt mạng". Ông Lukashenko ngầm ám chỉ vụ máy bay MH17 của Malaysia Airlines từng bị bắn rơi khi bay qua không phận Ukraine hồi tháng 7/2014 khiến gần 300 người trên khoang thiệt mạng.
Phút hoảng hốt của phi công khi Belarus "dọa" có bom trên máy bay Bản ghi mới đã tiết lộ nội dung cuộc trao đổi của phi công trước khi máy bay chở khách bị máy bay quân sự Belarus ép hạ cánh để bắt nhà báo đối lập. Máy bay Ryanair hạ cánh xuống sân bay bên ngoài Vilnius, Lithuania ngày 23/5 (Ảnh: Zuma Press). Belarus ngày 23/5 đã điều một máy bay chiến đấu để...