Những khoảnh khắc trọng đại trong cuộc đời ‘Quý bà’ Myanmar
Trong gần 30 năm tham gia chính trường, với 15 năm bị quản thúc, bà Aung San Suu Kyi, được coi là một biểu tượng đấu tranh dân chủ không chỉ ở Myanmar mà trên khắp toàn cầu.
Aung San Suu Kyi (áo trắng, ngồi giữa) sinh ngày 19/6/1945 tại Rangoon (nay là Yangon). Bà là con gái của anh hùng Myanmar, tướng Aung San, người đã thành lập quân đội Myanmar hiện đại và đã đàm phán để Myanmar được độc lập khỏi Anh năm 1947. Ông bị ám sát trong giai đoạn chuyển tiếp vào tháng 7/1947, chỉ 6 tháng trước độc lập, khi bà Suu Kyi mới hai tuổi. Ảnh: Rex Features
Năm 1960, bà đến Ấn Độ cùng với mẹ mình là Khin Kyi, người được bổ nhiệm làm đại sứ Myanmar ở Delhi. 4 năm sau, bà theo học Đại học Oxford tại Anh, nơi bà nghiên cứu triết học, chính trị và kinh tế. Ở đó, bà gặp người chồng tương lai của mình, học giả Michael Aris. Ảnh: Rex Features
Bà có hai con trai là Alexander và Kim. Chồng bà qua đời vì ung thư tháng 3/1999. Ảnh:jendhamuni
Khi bà về Yangon năm 1988 để chăm sóc người mẹ bị bệnh nặng, Myanmar đang trong cơn biến động chính trị lớn. Hàng nghìn sinh viên, nhân viên văn phòng và nhà sư đã xuống đường đòi cải cách dân chủ. Bà đã dẫn đầu phong trào chống lại lãnh đạo Myanmar sau đó là tướng Ne Win. Tuy nhiên, các cuộc biểu tình bị giải tán bởi quân đội – những người nắm quyền lực sau cuộc đảo chính ngày 18/9/1988. Ngày 24/9 năm này, Suu Kyi đồng sáng lập đảng Liên minh Quốc Gia vì Dân chủ (NLD). Bà được người dân Myanmar trìu mến gọi là “Mẹ Suu”, hay đơn giản hơn là “Quý bà” với tình yêu mến và ngưỡng mộ. Ảnh: AFP
Video đang HOT
Năm 1991, Aung San Suu Kyi được trao giải Nobel Hòa bình. Vào thời điểm đó, bà đã trải qua hai năm quản thúc tại gia. Lần quản thúc đầu tiên kéo dài cho đến năm 2005. Từ năm 1989 đến năm 2010, Suu Kyi đã trải qua 15 năm bị quản thúc tại nhà. Trong ảnh, bà Suu Kyi có bài phát biểu hàng tuần trước đám đông khoảng 5.000 người tại cổng khu nhà của bà ngày 25/5/1996. Ảnh: AP
Giai đoạn bị quản thúc cuối cùng đối với bà kết thúc vào tháng 11/2010. Trong ảnh là lần đầu tiên bà xuất hiện trước công chúng khi được tự do. Ảnh: AP
Aung San Suu Kyi đón con trai Kim Aris, sau khi anh hạ cánh xuống sân bay Yangon ngày 23/11/2010. Suu Kyi đã không gặp con trai mình trong 10 năm. Ảnh:Reuters
Aung San Suu Kyi tiếp Hillary Clinton, khi đó giữ chức ngoại trưởng Mỹ, tại nhà ở Yangon ngày 2/12/2011. Ảnh:Reuters
Đầu tháng 2/2011, Tổng thống dân sự Thein Sein, tiếp quản chính quyền quân sự nước này vào năm 2011. Năm 2012, bà Suu Kyi thực hiện một quyết định quan trọng là ứng cử vào quốc hội và trở thành lãnh đạo phe đối lập. Trong ảnh, Aung San Suu Kyi (giữa) và các nhà lập pháp được bầu trong đảng NLD của bà tuyên thệ tại một phiên họp thường kỳ của Hạ viện Myanmar tại Naypyitaw tháng 2/2012. Ảnh: AP
Tháng 5/2012, bà lần đầu tiên rời khỏi Myanmar sau 24 năm, để đến Thái Lan, và sau đó là châu Âu. BBC gọi đây là “một dấu hiệu cho thấy bà tự tin rằng các nhà lãnh đạo mới của Myanmar sẽ để bà trở về nước”. Trong ảnh, bà gặp thủ tướng Thái Lan vào thời điểm đó, Yingluck Shinawatra tại Bangkok. Ảnh: AFP
Tổng thống Obama ôm hôn bà Suu Kyi khi bà đến thăm Nhà Trắng tháng 9/2012. Bà gọi cuộc gặp này là “một trong những ngày cảm động nhất của cuộc đời tôi”. Năm 2014, bà đứng thứ 61 trong danh sách những người phụ nữ quyền lực nhất thế giới. Ảnh: Reuters
Bà gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh vào tháng 6 năm nay. The Diplomat gọi việc mời bà đến thăm là nỗ lực của Bắc Kinh để “khôi phục và cải thiện quan hệ với láng giềng phía nam”. Ảnh: Reuters
Suu Kyi phát biểu trước truyền thông về cuộc tổng tuyển cử tự do đầu tiên của Myanmar trong 25 năm hôm 5/11. Bà và người ủng hộ đều tin rằng đảng NLD sẽ thắng cử. Tuy nhiên, bà không thể trở thành tổng thống, do một điều khoản hiến pháp cấm bất cứ ai có vợ, chồng hay con là người nước ngoài được giữ chức vụ này. Nhưng Suu Kyi khẳng định sẽ “đứng trên cả tổng thống” nếu đảng của bà giành thắng lợi. Ảnh: Reuters
Phương Vũ
Theo VNE
NLD tố ủy ban bầu cử Myanmar cố tình công bố kết quả chậm
Kết quả cuộc tổng tuyển cử ở Myanmar được công bố nhỏ giọt khiến đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi cho rằng ủy ban bầu cử đã cố tình trì hoãn.
Kết quả cuộc tổng tuyển cử ở Myanmar được công bố nhỏ giọt - Ảnh: Reuters
Kết quả cuộc tổng tuyển cử tại Myanmar diễn ra hôm 8.11 vẫn đang được công bố lẻ tẻ và rất chậm. Đến hết ngày 10.11, ủy ban bầu cử liên bang Myanmar (UEC) đã có 9 đợt công bố và mới chỉ lộ diện 121 ghế trong quốc hội, bao gồm cả thượng viện và hạ viện. Con số này còn chưa bằng 1/4 số ghế được bầu trong đợt tổng tuyển cử này.
Theo kết quả mới nhất, đảng Liên minh quốc gia vì dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi vẫn đang ở thế áp đảo, với 78/88 ghế tại hạ viện và 29/33 ghế tại thượng viện đã công bố.
Với tiến độ này, The Guardian nhận định, ủy ban bầu cử sẽ phải công bố tới 32 đợt mới có kết quả cuối cùng. Như vậy, một chiến thắng chính thức cho NLD sẽ còn phải chờ đợi thêm một thời gian nữa.
Việc công bố kết quả nhỏ giọt khiến NLD phải lên tiếng. Ông Win Htien, người phát ngôn của NLD ngày 10.11 cho rằng: "Ủy ban bầu cử cố tình trì hoãn việc công bố kết quả kiểm phiếu vì họ có ý đồ nào đó. Dường như họ chỉ công bố từng phần kết quả. Mọi việc đáng lẽ không diễn ra như thế", theo AP.
Mặc dù vậy, lãnh đạo NLD, bà Aung San Suu Kyi vẫn tự tin rằng đảng của bà đã giành chiến thắng với hơn 75% số ghế, đủ để thành lập chính phủ. Bà nói: "Tôi nghĩ tất cả mọi người đều đã biết rõ kết quả của cuộc bầu cử lần này".
Nếu NLD chiến thắng với hơn 2/3 số ghế trong quốc hội, đảng này sẽ giành quyền thành lập chính phủ. Tuy vậy, bà Aung San Suu Kyi sẽ không thể trở thành tổng thống do quy định của hiến pháp. Bà Suu Kyi khẳng định, nếu NLD thắng, bà sẽ là người đưa ra mọi quyết định và tổng thống sẽ không có quyền lực gì.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Aung San Suu Kyi - chân dung biểu tượng dân chủ toàn cầu "Với tư cách là con của cha tôi, tôi không thể làm ngơ trước những gì đang diễn ra", bà Aung San Suu Kyi nói về quyết định tham gia vào chính trị, sự nghiệp đã khiến bà phải xa cách gia đình trong rất nhiều năm. Aung San Suu Kyi (giữa) chỉ hai tuổi khi cha của bà bị sát hại. Ảnh:...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tên lửa Nhật Bản phát nổ ngay sau khi cất cánh

Nga cảnh báo Mỹ về nguy cơ thảm họa hạt nhân

Giọt nước mắt của bảo mẫu làm việc tại trại trẻ mồ côi

Nga cảnh báo quan chức châu Âu trở thành mục tiêu quân sự hợp pháp

2 phi công có nồng độ cồn vượt ngưỡng cho phép, chuyến bay bị trễ 3 tiếng

Đặc phái viên của ông Trump lên tiếng về vụ tướng cấp cao Nga bị ám sát

NATO lập bộ chỉ huy quân sự hỗ trợ Ukraine

Tướng Nga bị sát hại ở Moscow: Tín hiệu nguy hiểm cho cuộc chiến ở Ukraine?

Cựu Tổng thống Pháp Nicholas Sarkozy bị kết án tù vì tham nhũng

Lực lượng nắm quyền muốn giải tán mọi nhóm vũ trang ở Syria

Thế giới thiệt hại 25 nghìn tỷ USD mỗi năm do môi trường bị hủy hoại

Trung Quốc lên tiếng sau khi ông Trump nói Covid-19 khiến mối quan hệ xa cách
Có thể bạn quan tâm

Người phụ nữ gửi tiết kiệm 3 tỷ đồng, 5 năm sau đi rút tài khoản chỉ còn 3 nghìn: Cảnh sát vào cuộc vạch trần thủ đoạn tinh vi, ngân hàng cũng không ngờ tới
Netizen
23:42:53 19/12/2024
Diệp Lâm Anh bạc cả tóc sau khi chạm mặt chồng cũ một cách "sượng trân"
Nhạc việt
23:15:11 19/12/2024
Phú bà quyền lực nhất showbiz đóng phim Chị dâu: "Ca sĩ trẻ sao dám lấy cây đập lên đầu tôi"
Sao việt
23:09:53 19/12/2024
Vụ cháy 11 người chết: Hà Nội truy trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan
Pháp luật
23:07:20 19/12/2024
Quyền Linh vỡ òa khi bố đơn thân chinh phục được cô giáo tiểu học
Tv show
23:06:38 19/12/2024
Về quê bạn gái, tôi sững sờ khi nhìn thấy bức ảnh treo trên tường nhà
Góc tâm tình
23:05:05 19/12/2024
Tìm cách giải cứu khỉ mắc bẫy "hàm của quỷ" trên núi Sơn Trà
Tin nổi bật
23:02:41 19/12/2024
6 lỗi thiết kế nội thất khiến nhà bạn luôn bừa bộn, luộm thuộm
Trắc nghiệm
23:00:17 19/12/2024
'Mufasa': Phần tiền truyện 'Vua sư tử' nặng hình thức, yếu nội dung
Phim âu mỹ
22:57:32 19/12/2024
'Nữ hoàng ngoại hình' của các nhóm nhạc nữ Kpop thế hệ mới là ai?
Sao châu á
22:54:47 19/12/2024