Những khoảnh khắc khi bữa ăn đến miệng rồi còn “tanh bành” vì lý do trớ trêu, nhìn ảnh thôi đã “thốn” giùm!
Những tình huống trớ trêu khi miếng ăn đến tận miệng còn vuột mất khiến dân mạng vừa thương vừa buồn cười.
Dù có phải food lover đích thực hay không thì có lẽ khoảnh khắc đồ ăn bị “phá hủy” ngay trước mắt mình là một cảm giác vô cùng “thốn”. Chưa bàn đến lỗi lầm do bản thân hay do khách quan thì những trải nghiệm có được quá trớ trêu để diễn tả.
Trên MXH đã không ít lần có những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc khó tả này được chia sẻ rầm rộ. Thậm chí nhiều người còn bật ra tiếng xót xa trong lòng dù không phải là nạn nhân.
Ai mà ngờ được chỉ một cơn gió nhẹ mà có thể “cuốn” luôn cả bữa trưa trong sự bất lực. Lần sau có đố cũng chẳng dám ngồi mấy chỗ thoáng mát, gió hiu hiu nữa đâu!
Ăn bún chả mùa lá me bay…
Rồi mâm cỗ này ăn sao đây? Chỉ một hướng đi sai là pháo giấy mà vô tình lấy đi “nước mắt” của rất nhiều người.
Có những “kẻ hủy diệt” bữa cơm mà không ai có thể ngờ tới. Nhưng “của đi thay người”, pha này nguy hiểm quá!
Bức ảnh chứa cả âm thanh đổ vỡ và tiếng cõi lòng tan nát. Đố bạn lướt qua mà không nhăn mặt tiếc nuối đấy!
Giờ mới thấy uy lực của một nút bấm uy lực cỡ nào, không chỉ bữa cơm mà cả không khí gia đình cũng được “bế” đi luôn theo nút bấm này.
Video đang HOT
Tất cả cũng chỉ tại cái nắp quá “yếu đuối”, đành nén nỗi đau để vớt vát được tí nào hay tí đấy…
Gạt đi không được, cố tiếp cũng không xong. Thôi thì bát này coi như bỏ!
Ai mà chơi ác quá vậy, đây vốn dĩ là lọ đựng tiêu cơ mà!
Những hộp cơm Bento 'đẹp như tranh vẽ" của bà mẹ Việt
Để làm ra hai hộp cơm Bento cho các con đi học, chị Thu Phượng mất ít nhất một tiếng, nên thường phải dậy từ 4h30, suốt 7 năm qua.
Chị Thu Phượng ở quận Tân Bình, TP HCM, có hai con đang theo học ở trường Nhật Bản. Học sinh của trường phải tự mang theo Bento cho bữa trưa như truyền thống người Nhật. Bảy năm trước khi con gái lớn mới vào lớp Một, những ngày đầu tiên con đi học chị Phượng không hề biết làm Bento. Thành phẩm là những "hộp cơm vụng về", không đẹp mắt.
Thấy vợ chưa biết cách làm một hộp Bento, nên dù bận rộn với công việc bên lĩnh vực hàng không, chồng chị Phượng (là một người Nhật) vẫn tranh thủ dậy từ 4 giờ sáng để làm cho con. Anh đã làm một hộp cơm đầy ắp thức ăn, mua khuôn trang trí cắt tỉa hình các con vật dễ thương, giống như "ký ức thời thơ ấu mẹ đã làm" cho mình.
Mỗi sáng chị Phượng dậy sớm làm các hộp Bento đẹp mắt cho con đi học. Trong ảnh là một hộp Obento hai chị em (trái) và Obento hai chú hề (phải). Ảnh: Nhân vật cung cấp.
"Nhìn hộp cơm của ông xã làm xong tôi hết sức ngạc nhiên. Nghĩ đến cảnh hôm trước các con ăn cơm chung với nhau, chắc con đã tủi thân với hộp cơm đẹp của các bạn lắm", chị áy náy. Theo truyền thống của người Nhật, một hộp Bento không hẳn phải cầu kỳ nhưng phải dễ thương. Nhất là những ngày đầu tiên đi học, các mẹ ai cũng sẽ chăm chút Bento cho con mình.
Ngay tối hôm đó, chị Phượng lên các trang mạng của Nhật học cách làm. Nghĩ họ làm được, mình cũng làm được. Ngồi mải miết từ đêm đến gần sáng, chị tìm được nhiều bí quyết, ý tưởng và bắt chước theo. Từ bữa thứ hai hộp Bento đã đẹp mắt và ngon hơn hẳn bữa đầu, con gái chị "mê tít". "Vì tình yêu với các con và ẩm thực nên càng ngày tôi càng làm được nhiều hộp cơm đẹp hơn", chị Phượng chia sẻ.
Con gái chị Phượng thích thú trước món cơm cuộn hoa anh đào mẹ làm. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Còn nhớ nhiều năm trước chị làm hộp cơm người tuyết nhân dịp Noel, song bí mật không nói cho con biết. Tới giờ trưa, bé mang cơm ra ăn, cô giáo Nhật ngồi cạnh bất ngờ thốt lên "Sugoi" (đẹp quá, tuyệt vời quá, ngon quá). Các bạn trong lớp tò mò chạy lại tròn xoe mắt ngưỡng mộ. Trên đường đi học về, cô bé kể lại câu chuyện được cô và các bạn khen trong niềm hân hoan vui sướng, khiến người mẹ cũng vui lây.
Mới năm ngoái, chị Phượng làm cho con hộp cơm chủ đề Halloween có những con ma và cây chổi phù thủy. Giờ trưa một bạn nhìn thấy, kéo theo nhiều bạn vây quanh chăm chú nhìn, thi nhau đoán những món ăn có trong hộp cơm là gì. Chỉ tiếc thời gian ăn giữa trưa không được nhiều nên bé đã không kịp ăn hết món ngon của mẹ.
Từ đó đến nay, mỗi sáng trong nhà thường xuyên là cảnh hai công chúa nhỏ xuýt xoa: "Bento này của con hả mẹ?". "Các con luôn có khởi đầu ngày mới háo hức như thế. Đó là động lực để tôi dậy sớm làm cho con kịp mang đi học", chị Thu Phượng chia sẻ.
Hộp cơm chủ đề ma quái nhân dịp Halloween. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Vì nhà xa trường nên thường mỗi ngày chị Phượng dậy từ 4h30' để kịp làm hai hộp Bento và nấu ăn sáng. Ngay khi dậy, chị nấu cơm, trong khi làm thức ăn xong thì cơm cũng vừa chín tới. Lúc này chị bắt đầu biến tấu thành những hình thù ngộ nghĩnh, mỗi ngày một khác. Sau này vì đã làm quen nên chị thấy Bento "không chiếm quá nhiều thời gian của mình".
Khi có thời gian, chị còn làm Bento tặng con bạn bè, đồng nghiệp và hàng xóm hay gửi về quê An Giang cho các cháu. Mỗi dịp nghỉ hè về Nhật, trong các buổi họp mặt đại gia đình, mẹ chồng chị Phượng thường khoe những hộp cơm nàng dâu Việt làm.
Những đứa con trưởng thành dù đi khắp nơi trên trái đất, ăn nhiều món ngon khắp các vùng miền cho đến các nhà hàng đẳng cấp, vẫn luôn đau đáu nhớ về những món ăn mẹ nấu. "Chồng mình, giờ vẫn luôn nhớ về những món ăn và Bento mẹ làm thời thơ ấu như một miền ký ức đẹp. Mình cũng đang muốn tạo ra miền ký ức đó cho hai con", chị Phượng chia sẻ.
Xem thêm ảnh những hộp Bento bắt mắt chị Phượng làm cho con:
Đại gia sở hữu công ty nghìn tỷ nhưng lấy vợ chỉ làm 4 mâm cỗ, váy cưới 3 triệu Sở hữu khối tài sản cả trăm tỷ nhưng đến ngày trong đại nhất, chú rể chỉ tổ chức đúng 4 mâm cỗ với khoảng 30 khách mời, không có tiệc tùng, không có sơn hào hải vị, mọi thứ đều vô cùng tiết kiệm nhưng đến khi biết lý do, ai cũng phải khâm phục và kính trọng. Đám cưới là một...