Những khoảng xanh cho nhà ống
Khi ô nhiễm môi trường do khói bụi, tiếng ồn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, thì giá trị của mảng sân vườn, giếng trời đang là xu hướng mà nhiều gia đình hướng tới.
Và việc hy sinh mặt bằng ở để dành cho không gian thư giãn, nghỉ ngơi đang được nhiều người lựa chọn.
Trong căn nhà ống này, khi thiết kế, KTS đã ưu tiên tạo ra nhiều không gian thư giãn nghỉ ngơi, tận dụng hiệu quả ánh sáng và gió tự nhiên nhằm tạo ra không gian sống “xanh” cho gia chủ.
Ở đây, căn nhà được chia thành 5 phần gần như bằng nhau theo chiều dài. Và phần ở thực thụ dành cho sinh thường nhật (ăn, ngủ) chỉ chiếm hai phần, ba phần còn lại gần như trống trải dành cho sân trước, sân sau và giếng trời, sân vườn. Đặc biệt, mảng sân vườn giữa nhà trở thành tâm điểm nghệ thuật và xử lý thông thoáng, ánh sáng cho tất cả các không gian xung quanh còn lại.
Các không gian chức năng được thiết kế nhằm hướng đến cho những người sống trong ngôi nhà được tận hưởng các góc nhìn xanh, thoáng bên ngoài.
Tông chủ đạo của ngôi nhà là màu trắng, xám với những mảng trang trí nhẹ nhàng theo phong cách tối giản, giảm thiểu tối đa các chi tiết thừa để tận hưởng một cách trọn vẹn không gian sống.
Phòng vệ sinh có thêm một phòng xông hơi nhỏ, đây là nơi thư giãn cần thiết cho gia đình nhưng thường bị bỏ quên khi đưa vào thiết kế nhà. Chỉ cần 1m2 thôi là đã có một nơi mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho gia đình, giảm đau, xả stress, đào thảo độc tố…
Ban công đỡ nhàm chán hơn khi được sử dụng làm hồ cá, vừa nhìn được đàn cá bơi tung tăng cả hai phía dưới và trên vừa tạo nét riêng cho ngôi nhà.
Video đang HOT
Phòng khách nối tiếp bếp giúp cho việc sử dụng bếp của người nội trợ hợp lý và thuận tiện hơn.
Phần sân thượng chỉ với một không gian nho nhỏ để mỗi buổi sáng sớm chủ nhà có thể làm một tách cà phê ngắm bình minh, tập thể dục, trồng rau. Thỉnh thoảng buổi tối có thể làm tiệc BBQ cùng bạn bè, người thân.
Dù là nhà phố nhưng chủ nhà đã “hy sinh” không gian sinh hoạt thường nhật để dành diện tích cho nhu cầu thư giãn như hồ cá, góc non bộ, nơi trồng cây cảnh, hoa lá… Để vào dịp cuối tuần, lễ tết, đấy sẽ là chốn họp mặt, vui chơi, chuyện trò cùng gia đình và bạn bè.
Địa chỉ công trình: Đường Lê Trọng Tấn, quận Tân Phú, TP.HCM
Thiết kế thi công: ARC DESIGN & BUILD
VP1: 8B Thái Thuận, An Phú, Q.2, TP HCM
VP2: TH 34, Tân Hiệp, Hóc Môn, TP HCM
Ảnh: ArchiGraphy.vn
Thiết kế diện tích giếng trời bao nhiêu là đủ cho nhà phố xanh mát?
Nhà phố thường có nhược điểm là chiếu sáng và thông gió tự nhiên không tốt. Chính vì vậy, giếng trời là giải pháp để giải quyết vấn đề này, tạo nên một không gian sống thông thoáng, đảm bảo chiếu sáng và thẩm mĩ cho ngôi nhà của bạn.
Nhà ống, nhà phố là loại hình kiến trúc rất phổ biến ở nước ta bởi những ưu điểm về chi phí xây dựng thấp, mức độ tùy biến cao. Tuy nhiên, vì quá dài nên nhược điểm thường thấy của loại hình nhà này là chiếu sáng và thông gió tự nhiên không tốt.
Điều này làm cho nhà ở bị tối và ngột ngạt, giảm chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy, giếng trời là giải pháp để giải quyết vấn đề này, tạo nên một không gian sống thông thoáng, đảm bảo chiếu sáng và đẹp thêm cho ngôi nhà của bạn.
Giếng trời là một khoảng không gian được thiết kế theo phương thẳng đứng, thông từ tầng trệt đến mái của nhà ở hoặc tòa nhà cao tầng.
Vai trò của giếng trời
Ảnh: DT house - IZ Architecture.
Trong những căn nhà có diện tích nhỏ hẹp hoặc nhà lệch tầng, có một giếng trời tạo cảm giác cao và rộng hơn cho ngôi nhà. Còn đối với những nhà phố có chiều dài lớn, một giếng trời rộng giữa nhà giúp cả ngôi nhà đủ ánh sáng tự nhiên và thông thoáng từ trước ra sau. Khi đó khí hư, khí độc tù đọng được giải phóng làm tăng hàm lượng oxy trong không khí, đem lại chất lượng sống tốt nhất cho ngôi nhà của bạn.
Nếu đặt giếng trời giữa nhà, nó sẽ đóng vai trò như một vách ngăn chia không gian phòng khách và bếp, thay thế cho những bức vách cố định, giúp không gian thông suốt, tạo cảm giác ngôi nhà rộng rãi hơn. Không những thế, tại vị trí này, khi kết hợp với cầu thang, giếng trời còn giúp lấy sáng tự nhiên cho hệ thống giao thông đứng và đối lưu không khí cho cả ngôi nhà.
Còn nếu đặt giếng trời ở cuối nhà, phía gần bếp và phòng ăn sẽ tạo sự thông thoáng cho khu vực này. Bạn không nên tiết kiệm diện tích để làm giếng trời cho khu vực này. Có một giếng trời giúp khu vực bếp và phòng ăn trở nên thông thoáng và ngập tràn ánh sáng.
Bên cạnh đó, giếng trời còn mang lại nhiều lợi ích khác như tạo không gian sang trọng, tạo góc quan sát rộng... Đối với một số thiết kế nhất định, giếng trời còn tạo thành điểm nhấn cho ngôi nhà, giúp ngôi nhà của bạn thẩm mỹ và phong cách hơn.
Thiết kế diện tích giếng trời bao nhiêu là đủ và những điều cần lưu ý
- Cân đối hài hòa từ 10% tới 30% diện tích sàn
Ảnh: Resort in House - ALPES Green Design and Build.
Bạn nên tính toán khoảng giếng trời nhà phố thật tỉ mỉ để đảm bảo cho nhà ở được cân đối hài hòa. Diện tích giếng trời quá lớn hoặc quá nhỏ so với tổng diện tích sàn đều gây sự mất cân đối cho ngôi nhà của bạn. Diện tích giếng trời quá nhỏ sẽ không đảm bảo chức năng thông gió và chiếu sáng, còn nếu quá lớn sẽ gây lãng phí không cần thiết.
Diện tích cho giếng trời của nhà phố rơi vào 10% diện tích sàn là hợp lý. Với một số ngôi nhà được thiết kế theo hướng sinh thái thì diện tích giếng trời có thể tăng lên đến 20 - 30%.
- Đặt sát tường, gia công xù xì, nhám, sần để tiêu âm
Ảnh: Nhà Hàng Xóm - KTS Huỳnh Trà.
Nên đặt giếng trời sát một bên tường nhà để tận dụng không gian sử dụng cho cầu thang và các chức năng khác. Ngoài ra, âm thanh hay bị vang giữa các tầng, làm cho hoạt động của các thành viên trong gia đình không được thoải mái, mất sự riêng tư. Chính vì thế nên gia công tường của khoảng không này xù xì, nhám, sần để tiêu âm.
Hiện nay, các thiết kế mẫu nhà hiện đại thường sử dụng các vật liệu trang trí, sơn gai, ốp gạch thẻ, xây gạch trần... để làm giảm truyền âm của giếng trời. Bên cạnh đó, việc sử dụng cây xanh, cây leo cũng là một biện pháp để cách âm hiệu quả, đem lại màu xanh thiên nhiên cho ngôi nhà của bạn.
- Hệ thống che mưa và thoát nước
Ảnh: BreathingHouse - Võ Trọng Nghĩa Architects.
Cần chú ý thiết kế hệ thống che mưa cho giếng trời một cách kỹ lưỡng. Mái che giếng trời phải có khoảng hở để tận dụng đối lưu không khí. Tốt nhất là làm hệ thống mái che di động, có thể mở ra lúc cần lấy gió và đóng lại khi thời tiết không tốt.
Trong trường hợp không có mái che thì cần tổ chức thoát nước thật tốt ở đáy giếng (tức là phần sàn tầng 1 thẳng với đỉnh giếng). Đáy giếng phải đủ rộng, khu vực xung quanh giếng trời ở các tầng nên có hệ thống che chắn như tường, ngách cửa hợp lý để nước mưa rơi xuống sàn không bị bắn vào những không gian xung quanh, ảnh hưởng tới sinh hoạt của gia đình.
- Hành lang cao để đảm bảo an toàn
Ảnh: Lộc House - KTS Ngô Việt Khánh Duy.
Nên có hệ thống hành lang đủ cao ngăn cách với khoảng giếng trời để đảm bảo an toàn cho việc sử dụng trong gia đình. Nếu bạn muốn treo nhiều cây xanh để làm xanh mát thêm ngôi nhà của mình thì cần chú ý đến việc rơi vỡ gây nguy hiểm cho các thành viên trong gia đình.
Một số gợi ý nhỏ để sử dụng hiệu quả giếng trời
Nếu giếng trời có diện tích tương đối rộng, có thể bố trí thêm phòng đọc sách hay làm việc lơ lửng trong khoảng giếng trời. Cách làm này vẫn đảm bảo lưu thông không khí và ánh sáng, lại được thêm một phòng nhỏ để sử dụng. Bạn có thể tham khảo sử dụng lưới treo giữa khoảng giếng trời làm nơi đọc sách, vui chơi cho gia đình. Cần chú ý thi công an toàn, tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.
Nếu khoảng giếng trời có bố trí thêm cầu thang nên đặt ở giữa khoảng không này để không khí, ánh sáng đi từ hai bên xuống dưới, đảm bảo đối lưu không khí. Dưới khoảng giếng trời, bạn có thể bố trí một hồ nước nhỏ và thêm vài cây cảnh trang trí làm không gian xung quanh sống động thêm hoặc ưu tiên thiết kế một vườn cảnh khô trang trí.
Bài viết được ghi lại từ sự chia sẻ của Kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng
Giải pháp thiết kế nhà vệ sinh trong nhà ống nhỏ hẹp Với những ngôi nhà có diện tích nhỏ hẹp, nhất là nhà ống ở đô thị, việc thiết kế nhà vệ sinh sao cho không gian này trở thành nơi thư giãn cho các thành viên trong gia đình không phải là chuyện đơn giản. Nhà vệ sinh là không gian có tần suất sử dụng nhiều nhất trong nhà. Trước đây, nhà...